Cũng giống nhƣ Thạch Lam, trong sáng tác của mình, Thanh Tịnh chủ yếu quan tâm đến thế giới tinh thần thế giới nội tâm của con ngƣời.

Một phần của tài liệu Truyện ngắn Thanh Tịnh trong dòng truyện ngắn trữ tình Việt Nam 1930-1945 (Trang 43 - 46)

I. QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƢỜI VÀ THẾ GIỚI NHÂN VẬT CỦA THANH TỊNH

1. Cũng giống nhƣ Thạch Lam, trong sáng tác của mình, Thanh Tịnh chủ yếu quan tâm đến thế giới tinh thần thế giới nội tâm của con ngƣời.

Trong khi các nhà văn hiện thực quan tâm chủ yếu đến tình trạng xã hội

thì Thanh Tịnh đi sâu vào thể hiện thế giới tinh thần của con ngƣời, coi đó là một đối tƣợng để miêu tả con ngƣời. Thông qua những chi tiết sinh hoạt, những cảnh ngộ cụ thể, Thanh Tịnh đã len lách ngòi bút vào phân giải những tình cảm, những suy tƣ và đời sống tinh thần của nhân vật. Không để ý nhiều tới cốt truyện, ông tập trung chủ yếu vào việc làm nổi bật các chi tiết của cảm xúc, tâm trạng con ngƣời, cốt tạo một ấn tƣợng giàu dƣ ba, ngân vang.

Con so về nhà mẹ, Quê mẹ, Quê bạn là những truyện sinh hoạt mà sức hấp dẫn của nó nằm sâu ở mạch ngầm tự sự, ở sự thụ cảm tinh tế đối với

cuộc sống, ở cái tình ngƣời, tình quê dung dị, mộc mạc và nhất là chiều sâu, sức gợi của những chi tiết, tâm trạng nhân vật: “Cô Hoa phần nhớ chồng, phần thƣơng con liền đƣa vạt áo lên chấm nƣớc mắt”, “rồi chiều chiều gặp những lúc nhàn rỗi, cô lại ra đứng cửa sau vơ vẩn nhìn về làng Quận Lão. Nhƣng làng Quận Lão ẩn sau đám tre xanh đã kéo một vạch đen dài trên ven đồi xa thẳm”.

Nhân vật trong truyện ngắn của Thanh Tịnh thƣờng đƣợc tác giả nhìn ở chiều sâu của tâm linh với các trạng thái tâm lý, cảm xúc, cảm giác. Sự tồn tại của nhân vật không dựa vào diện mạo, hành động mà nhờ vào chiều sâu của đời sống tinh thần và ở đây, miêu tả tâm trạng cũng là nhằm khám phá đời sống tinh thần bí ẩn của con ngƣời. Thanh Tịnh đã đi vào những cuộc đời hiền lành, lầm lụi mà đáng quý, đáng thƣơng của ngƣời dân quê, đặc biệt là ngƣời phụ nữ. Đó là những cô gái quê xinh đẹp, dịu hiền, tuy e dè kín đáo mà kỳ thực đằm thắm thiết tha. Ông không chỉ kể về những mối tình éo le tuyệt vọng của một cô gái quê, cô lái đò với một khách qua đƣờng gặp gỡ thoáng qua mà đã đi sâu vào những mảnh đời lam lũ, nhọc nhằn của ngƣời dân quê với một thái độ cảm thông, trân trọng. Thanh Tịnh đã có những khám phá tinh tế về vẻ đẹp bình dị của tâm hồn ngƣời phụ nữ quê hƣơng. Các nhân vật phụ nữ trong truyện của ông thƣờng có một số phận đáng buồn. Ngƣời nào cũng có một cảnh ngộ, một duyên phận đáng thƣơng (nhƣ Phƣơng trong Bến Nứa, Duyên trong Bên con đường sắt,

Thìn trong Hội chợ Huế, Hƣơng trong Quê bạn,…) nhƣng cái phần thiên lương, cái bản tính nhân chi sơ vẫn luôn vƣơn lên một cách ngạo nghễ, đắc thắng bên trên những thăng trầm của số phận.

Cái phần thiên lương trong con ngƣời đƣợc Thanh Tịnh đặc biệt coi trọng. Trong truyện ngắn của ông, con ngƣời đối xử với nhau thật nhân hậu. Cái tình người thấm đẫm trong từng trang văn của ông (điều mà không phải nhà văn, tác phẩm nào trong cùng giai đoạn này cũng có đƣợc). Cái tình người đó đƣợc thể hiện trong bất cứ hoàn cảnh, trong bất cứ nhân vật, trong bất cứ quan hệ đối xử nào giữa con ngƣời với nhau. Ông quan niệm “Tuy là ngƣời khố rách áo ôm, họ cũng vẫn để điều nhân nghĩa lên trên tất cả” (Con so về nhà mẹ). Quan niệm đó phải chăng đã đƣợc bắt nguồn sâu xa từ những câu ca dao về lòng nhân nghĩa của ngƣời dân miền Trung quê ông: “Tôi đến đây mót lƣợng từ bi! Mót điều nhân

nghĩa chứ mót chi

lúa ngài” ?

Quan niệm nghệ thuật về con ngƣời của Thanh Tịnh còn gắn chặt với lòng yêu làng xóm, quê hương. Hầu hết các nhân vật của Thanh Tịnh là những ngƣời dân quê có cuộc sống vật chất và tinh thần gắn bó chặt chẽ với cộng đồng làng xóm. Và tình quê hương đƣợc nhắc đi nhắc lại một cách tha thiết trong những truyện ngắn của ông. Đó là một tình yêu hồn nhiên, có sẵn trong tấm lòng của mỗi con ngƣời nhƣ máu thịt trong cơ thể, và ngƣời ta biểu lộ tình cảm ấy cũng hồn nhiên nhƣ sự sống hàng ngày. Quê hƣơng, đó là làng - nơi có ông bà tổ tiên cùng những ngày giỗ tết để cô Thảo (Quê mẹ) mỗi năm đƣợc về làng vài ba lần; nơi mà mình có thể nƣơng tựa những lúc khó khăn nhất (Con so về nhà mẹ); nơi tập hợp những gia đình sum họp đầm ấm vào lúc năm hết tết đến; nơi có những con đƣờng làng, những miếu thánh, những đống rơm cao chót vót sau luỹ tre già, những câu hò, câu ca ngân dài trên sông nƣớc,…

Một phần của tài liệu Truyện ngắn Thanh Tịnh trong dòng truyện ngắn trữ tình Việt Nam 1930-1945 (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)