Với bút pháp nghệ thuật trữ tình tinh tế, cùng với sự hài hƣớc, dí dỏm riêng biệt, Thanh Tịnh đã tạo cho mình một dấu ấn riêng biệt trong

Một phần của tài liệu Truyện ngắn Thanh Tịnh trong dòng truyện ngắn trữ tình Việt Nam 1930-1945 (Trang 86 - 88)

IV. NGÔN NGỮ TRONG TRUYỆN NGẮN THANH TỊNH

3. Với bút pháp nghệ thuật trữ tình tinh tế, cùng với sự hài hƣớc, dí dỏm riêng biệt, Thanh Tịnh đã tạo cho mình một dấu ấn riêng biệt trong

dỏm riêng biệt, Thanh Tịnh đã tạo cho mình một dấu ấn riêng biệt trong dòng truyện ngắn trữ tình 1930-1945 và đã có ảnh hƣởng không nhỏ tới các nhà văn trẻ thế hệ sau.

Ông đã thành công trong việc phân tích, miêu tả đời sống tâm hồn của con ngƣời, đặc biệt là người nông dân, một việc mà không nhiều các nhà văn Việt Nam quan tâm tới. Ông không đứng từ trên nhìn xuống để miêu tả, không đứng từ ngoài nhìn vào để quan sát, bình luận, mà ông nhƣ hoà nhập vào với người nông dân để phân tích, để khám phá đời sống nội tâm bí ẩn của họ. Với một đất nƣớc sống chủ yếu bằng nông nghiệp nhƣ Việt Nam, hình ảnh ngƣời nông dân đã đƣợc văn học nói tới nhiều với rất nhiều phẩm chất tốt đẹp, đáng quý nhƣ: cần cù, chịu khó, trung thực, yêu nƣớc,… nhƣng đời sống tâm hồn của ngƣời nông dân thì vẫn là một mảnh đất riêng, bí ẩn mà văn học còn chƣa khai thác đƣợc nhiều. Thanh Tịnh đã viết về những ngƣời dân làng quê hồn hậu mà tinh tế với một sự hiểu biết và thông cảm sâu sắc. Đó cũng chính là điều đã khiến truyện ngắn của ông tuy không phản ánh nhiều về hiện trạng xã hội đầy rối ren nhƣ nhiều tác phẩm hiện thực khác cùng thời nhƣng vẫn đầy tính nhân văn, nhân bản.

Tác phẩm của Thanh Tịnh cũng đã đƣợc đƣa vào giảng dạy ở trƣờng phổ thông từ lâu nay, đó là truyện ngắn Tôi đi học. Và với nhiều ngƣời, cái cảm giác lần đầu tiên đi học cũng luôn trở lại khi họ đọc truyện ngắn đầy cảm xúc hồn nhiên, trong sáng này. Đây có lẽ là một phần thƣởng xứng đáng và là niềm hạnh phúc lớn đối với nhà văn.

Cùng với sự hiện diện của không gian làng Mỹ Lý, Thanh Tịnh đã mang đến cho nông thôn Việt Nam một không gian yên bình, đẹp đẽ và thơ mộng với những con ngƣời hiền lành, chất phác, bình dị mà vẫn đầy lòng nhân ái, đầy lãng mạn. Đọc truyện ngắn Thanh Tịnh, ngƣời ta có thể liên tƣởng tới không gian xứ Provence qua tập truyện ngắn Thư viết ở cối xay gió của nhà văn Pháp Alphonse Daudet. Những “bức thƣ” của Daudet đã gợi lại những truyền thuyết, những chuyện có thật hay hoang đƣờng, với cảm xúc nồng nhiệt và chất phác. Ngƣời ta tìm thấy lại ở đó mùi của hƣơng thảo, tiếng hát của ve sầu, tiếng sáo trúc… Qua làng Mỹ Lý hay xứ Provence, ngƣời đọc dƣờng nhƣ cảm thấy thêm yêu quê hƣơng xứ sở mình. Đó cũng chính là điều mà các nhà văn, Daudet cũng nhƣ Thanh Tịnh muốn hƣớng ngƣời đọc tới thông qua tác phẩm của mình.

Một phần của tài liệu Truyện ngắn Thanh Tịnh trong dòng truyện ngắn trữ tình Việt Nam 1930-1945 (Trang 86 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)