Chế độ dòng chảy:

Một phần của tài liệu Quy hoạch nguồn tài nguyên nước tỉnh lào cai, giai đoạn 2013-2020, tầm nhìn đến năm 2030 (phân bố tài nguyên nước mặt, nước dưới đất) (Trang 40 - 42)

1. Đặc điểm nguồn nước

1.1.3. Chế độ dòng chảy:

Lào Cai có lượng dòng chảy năm khá phong phú, tuy nhiên phân phối dòng chảy giữa các tháng trong năm không đồng đều, và phân làm hai mùa rõ rệt. Mùa lũ từ

tháng VI đến tháng IX, mùa kiệt từ tháng X đến tháng V năm sau. Tổng lượng nước trong 4 tháng mùa lũ chiếm khoảng 80% tổng lượng dòng chảy năm, dòng chảy lớn nhất thường xẩy ra vào tháng VIII. Mùa kiệt kéo dài từ tháng XI đến tháng V năm sau, lượng nước 7 tháng mùa kiệt chỉ chiếm 20% tổng lượng dòng chảy cả năm, tháng kiệt nhất xảy ra vào tháng III hàng năm.

Bảng 35: Lưu lượng trung bình tại các trạm

Trm I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm

Vĩnh Yên 3,56 3,43 3,48 4,15 5,39 8,74 13,13 16,70 13,04 9,31 6,26 4,22 7,62 Tà Thàng 12,23 11,48 10,38 16,77 32,01 64,02 76,84 73,84 58,24 39,26 24,10 16,42 36,30 Khe Lếch 7,78 6,90 6,76 8,11 11,65 16,75 28,03 38,77 32,89 25,08 14,31 9,31 17,20 Lào Cai 316,47 255,31 225,13 244,39 400,95 686,14 1.172,59 1.312,48 960,67 723,03 598,70 366,73 605,22

41

Trm I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm

Cốc Ly 40,38 33,67 30,58 38,13 42,79 138,83 224,89 266,11 148,82 125,98 103,37 52,01 103,80 Cốc San 3,15 3,08 2,80 3,49 3,04 6,91 8,78 9,24 8,88 9,08 5,38 3,49 5,61

(Nguồn: Số liệu thủy văn của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương)

Hình 5. Sơ đồ moduyn dòng chảy năm khu vực tỉnh Lào Cai

Nguồn: Viện khí tượng thủy văn và môi trường - Bộ Tài nguyên và Môi trường

* Dòng chy lũ

Thông thường, những lưu vực nhỏở miền núi về mùa mưa khi lượng mưa ngày lớn hơn 50mm/trận có thể gây ra dòng chảy lũ và lũ quét, lũ quét thường xảy ra với thời gian xuất hiện nhanh, cường độ lớn gây tác hại đến tài sản và con người, quan hệ đỉnh và lưu lượng lũ trong sông khá chặt.

Lũ lớn hàng năm trong khu vực thường xuất hiện trong các tháng của thời kỳ lũ

chính vụ, nhiều nhất là tháng 7, tháng 8. Phần lớn dòng chảy trong năm tập trung trong các tháng của mùa lũ vào khoảng 80 % trong đó lượng dòng chảy của một trận lũ lớn nhất có tỷ trọng khá lớn, nhất là trên các sông lớn. Thí dụ trên sông Hồng tại trạm Lào Cai, trận lũ lớn nhất tháng 8/1971 chiếm 21% lượng dòng chảy cả năm.

Theo thống kê trong khoảng 30 năm trở lại đây trên hệ thống sông Hồng có 6 trận lũ lớn và đặc biệt đó là các trận lũ tháng 8/1968, 8/1969, 7/1970, 8/1971, 7/1983 và 7/1986 trong đó có trận lũ tháng 8/1971 là trận lũđặc biệt lớn quan trắc được. Trận lũ xảy ra ngày 19/8/1971 lưu lượng đỉnh lũ tại Lào Cai là 8430 m3/s lớn gấp 113 lần lưu lượng trung bình mùa kiệt. Nước lũ lên rất nhanh với cường suất mực nước 1,37m/giờ. Tốc độ dòng chảy trên sông vượt quá 3,5m/s. Nước sông dâng cao gây ngập lụt nhiều khu vực của thành phố Lào Cai và gây thiệt hại cho dân cư các vùng trũng ven sông.

42

Mùa khô bắt đầu tư tháng X đến tháng V năm sau, khi mùa mưa kết thúc, lượng dòng chảy trong sông giảm dần, trong điều kiện bề mặt lưu vực là đá vôi và Karst nên dòng chảy mặt giảm nhanh ngay khi mùa mưa kết thúc. Trên dòng chính sông Hồng tại thành phố Lào Cai, mô đuyn dòng chảy trung bình mùa kiệt bằng 11,2 l/s.km2, đặc biệt mô đuyn dòng chảy kiệt nhất chưa đầy 2 l/s.km2. Ngoài ra, trên các sông nhánh lượng dòng chảy còn ít hơn, nhất là các nhánh sông suối phía tả mạn sông Hồng, do

điều kiện địa hình nên các sông suối đều ngắn, dốc, diện tích hứng nước lưu vực nhỏ, thảm phủ ít, chủ yếu là núi đá, mô đuyn dòng chảy nhỏ nhất ở khu vực này chỉ đạt 1,2l/s.km2.

Một phần của tài liệu Quy hoạch nguồn tài nguyên nước tỉnh lào cai, giai đoạn 2013-2020, tầm nhìn đến năm 2030 (phân bố tài nguyên nước mặt, nước dưới đất) (Trang 40 - 42)