Đánh giá hiệu quả khai thác, sử dụng nước

Một phần của tài liệu Quy hoạch nguồn tài nguyên nước tỉnh lào cai, giai đoạn 2013-2020, tầm nhìn đến năm 2030 (phân bố tài nguyên nước mặt, nước dưới đất) (Trang 70)

2. Hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên nước

2.5.Đánh giá hiệu quả khai thác, sử dụng nước

2.5.1. Các dch v v nước

Hệ thống sản xuất và phân phối nước sạch tỉnh Lào Cai chủ yếu phục vụ khu vực thành phố và được phân bố thành 2 khu vực:

- Khu vực thành phố Lào Cai cũđược cấp nước từ nhà máy nước Lào Cai theo công nghệ xử lý nước mặt của Cộng Hòa Pháp, công suất thiết kế ban đầu 12.000 m3/ngày đêm, năm 2004 được cải tạo và có công suất là 14.000 m3/ngày đêm; Nguồn nước lấy từ nước mặt sông Nậm Thi; Tổng chiều dài tuyến cung cấp chính là 38 km. Số liệu báo cáo cho biết trạm cấp nước đạt 90% công suất, thất thoát ngoài mạng là 22-23%; Suất chi phí vật tư cho SX/ m3 nước sạch là 0,36 Kwh điện, 6,3g PAX và 1,75g Clo; Giá nước trung bình là 2.950 đ/m3.

- Khu vực Cam Đường cũđược cấp nước từ nhà máy nước Cam Đường, lấy từ

nguồn nước ngầm giếng khoan; tổng chiều dài tuyến ống chính khoảng trên 8km; Công suất 600 m3/ngày đêm; Suất chi phí vật tư tương ứng là 0,65 KWh điện, 26g PAX và 4g dung dịch Clo/m3 nước sạch, (cao hơn nhiều so với khu vực thành phố Lào Cai cũ), song mức thất thoát ngoài mạng lại thấp chỉ trên 17%.

Ngoài ra các thị trấn và vùng phụ cận ở các huyện ( Bảo Thắng, Bảo Yên, Si Ma Cai, Văn Bàn, Bát Xát) và đô thị Sa Pa cũng được cung cấp nước sạch từ các trạm riêng, quy mô cung cấp nước sạch từ 300 đến 1000 hộ, cá biệt trạm Si Ma Cai chỉ đang cung cấp nước cho gần 80 hộ. (Không kể hệ thống cấp nước riêng của Công ty Apatit, công suất tối đa có thể đạt 40.000 m3/ngày đêm và 729 hệ thống cấp nước tự

chảy ở nông thôn vùng cao).

2.5.2. Hiu qu s dng nước

Theo lý thuyết chung, hiệu quả sử dụng nước được đánh giá dựa trên khả năng khai thác sử dụng nước phục vụ cho các mục đích sử dụng nước. Trên địa bản tỉnh Lào Cai theo các ngành sử dụng nước.

* Hiu qu s dng nước cho sinh hot:

- Khu vực đô thị: Cấp nước sinh hoạt đô thị với mức sử dụng nước khoảng 100l/người-ngày thì ước tính lượng nước sử dụng khoảng 5,22 triệu m3/năm tương ứng với khoảng 14,3 nghìn m3/ngày. Nhưng hiện tại lượng nước có khả năng cung cấp của các nhà máy cấp nước đô thị trên địa bàn tỉnh khoảng 88,6 nghìn m3/ngày bao gồm cho cả sinh hoạt đô thị và sản xuất công nghiệp. Do sử dụng nước của các nhà máy cấp nước sinh hoạt đô thị ngoài cấp nước sinh hoạt còn cấp nước cho sản xuất công nghiệp nên cũng khó đánh giá chính xác được hiệu quả sử dụng nước một cách chính xác.

- Khu vực nông thôn: Cấp nước sinh hoạt nông thôn với mức sử dụng nước khoảng 60l/người-ngày thì hiện trạng nhu cầu sử dụng nước khoảng 10,8 triệu m3/năm tương ứng với khoảng 29,7 nghìn m3/ngày. Hiện tại lượng nước khai thác, sử dụng phục vụ cấp nước nông thôn khoảng hơn 27,7 nghìn m3/ngày. Do vậy, đánh giá là hiệu quả sử dụng nước cấp nước sinh hoạt nông thôn được đủ 93,3%.

71

Với các mức sử dụng nước cho các loại cây trồng theo các tiêu chuẩn sử dụng nước thì nhu cầu sử dụng nước hiện tại phục vụ nông nghiệp khoảng 252 triệu m3/năm trong khi hiện tại khả năng khai thác, sử dụng nước cấp nước nông nghiệp từ các công trình thủy lợi chỉ được 128,1 triệu m3/năm. Do vậy, hiệu quả sử dụng nước cấp cho nông nghiệp từ các công trình thủy lợi chỉ chiếm khoảng 52,5%.

* Hiu qu s dng nước cho cp nước cho nuôi trng thy sn:

Với mức sử dụng nước cho cấp nước thủy sản năm 2012 khoảng 10 nghìn m3/ha, ước tính tổng nhu cầu nước khoảng 16,53 triệu m3/năm. Do nuôi trồng thủy sản trong vùng quy hoạch chủ yếu sử dụng nước từ các nguồn có sẵn như các hồ chứa tự

nhiên, hồ chứa nhân tạo, trên sông, các loại ao hồ nhỏ. Do vậy, có thể đánh giá lượng nước cấp cho nuôi trồng thủy sản đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng nước.

* Hiu qu s dng nước cho sn xut công nghip:

Hiện tại trên địa bàn tỉnh công nghiệp vẫn chưa phát triển mạnh. Với mức sử

dụng nước cho sản xuất công nghiệp theo tiêu chuẩn sử dụng nước thì nhu cầu sử dụng nước hiện tại phục vụ cho sản xuất công nghiệp khoảng 74,31 triệu m3/năm trong khi hiện tại khả năng khai thác, sử dụng nước cấp nước sản xuất công nghiệp từ các công trình khai thác nước chỉ được 22,2 triệu m3/năm. Do vậy, hiệu quả sử dụng nước cấp cho sản xuất công nghiệp từ các công trình khai thác nước chỉ chiếm khoảng 30%.

2.5.3. Mc độđáp ng nhu cu nước cho phát trin KT-XH

Trên địa bàn tỉnh Lào Cai, hiện tại nguồn nước đang được khai thác sử dụng cho 2 mục đích chính là sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp. Trong đó:

* Mc độđáp ng cho cp nước sinh hot:

- Khả năng khai thác nước sinh hoạt đô thị: Hiện tại, việc cung cấp nước cho ăn uống sinh hoạt đô thị trên địa bàn tỉnh phần lớn do Công ty cấp thoát nước tỉnh Lào Cai thực hiện, một phần do người dân tự khai thác sử dụng, phạm vi tập trung ở khu vực thành phố Lào Cai và các khu vực thị trấn thuộc các huyện. Những năm gần đây, do nhu cầu của người dân tăng cao nên việc đáp ứng nguồn cho mục đích sinh hoạt

động đang nảy sinh một số vấn đề căng thẳng như:

+ Nguồn nước tại chỗ không đáp ứng đủ nên phải tìm kiếm và xây dựng phương án khai thác từ xa;

+ Xuất hiện tình trạng tranh chấp giữa khai thác nước cho sinh hoạt và một số

mục đích khác;

+ Do đặc điểm địa hình và phân bố dân cư không tập trung nên việc khai thác nước gặp khó khăn, như ngoại ô thành phố Lào Cai và một số khu vực ven các thị trấn. - Khả năng đáp ứng nguồn nước sinh hoạt nông thôn: Nguồn nước khu vực tỉnh Lào Cai được đánh giá là khá phong phú, tuy nhiên do đặc điểm phân bố nguồn nước, cũng như đặc điểm sinh sống của người dân, nên nhiều khu vực vẫn xảy ra tình trạng khan hiếm nguồn nước. Theo đánh giá thời điểm năm 2010 tỷ lệ những người được cấp nước sinh hoạt hợp vệ sinh ở khu vực nông thôn trên toàn tỉnh Lào Cai khoảng gần 71,9%. Còn lại người dân vẫn tự khai thác nước phục vụ cho nhu cầu sử dụng. Đặc

điểm về khả năng đáp ứng nguồn nước là đối những số khu vực dân cư sinh sống ở xa nguồn nước, việc khai thác nước gặp nhiều khó khăn, thậm trí nhiều khu vực thiếu

72 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

nước sinh hoạt (như tại một số xã thuộc huyện Bát Xát, Mường Khương, Si Ma Cai, Bắc Hà....).

* Mc độđáp ng cho cp nước sn xut Nông nghip:

- Về nước tưới: Hiện tại, dự tính nhu cầu nước cho nông nghiệp trên toàn tính khoảng 252 triệu m3/năm. Trong đó, theo kết quả đánh giá thì diện tích thực tưới vụ đông xuân trên toàn tỉnh đạt 77,3%, vụ mùa đạt 82,2%. Tuy nhiên, ngoài diện tích tưới

ổn định bằng hồ chứa, đập dâng, phai rọ thép ra thì diện tích còn lại chủ yếu dựa vào nguồn nước tưới tự nhiên.

- Công trình thủy lợi vẫn còn 53,6% là công trình tạm, mức đảm bảo tưới thấp, lũ lụt hàng năm tàn phá rất nặng nề, nên công tác thủy lợi phục vụ sản xuất và bảo vệ

sản xuất còn thiếu chủđộng.

3. Mi quan tâm ca cng đồng đối vi tài nguyên nước 3.1. Vai trò ca ngun nước đối vi cng đồng dân cư 3.1. Vai trò ca ngun nước đối vi cng đồng dân cư

- Nước cho nuôi trng thy hi sn nước lnh

Một số nơi vùng núi cao thuộc các huyện, thành phố như Sa Pa, thành phố Lào Cai, Bát Xát, Văn Bàn, ... có nguồn nước suối trong, mát lạnh quanh năm, nhiệt độ

trung bình 15oC-18oC được người dân xây dựng thành điểm nuôi cá Hồi, cá Tầm là loại thực phẩm cao cấp, có thị trường nội địa, xuất khẩu ít bị cạnh tranh. Tuy nhiên, nguồn nước lạnh thường là trong những khe, mạch nhỏ nơi hiểm trở, mùa khô lưu lượng rất thấp, do đó cần có biện pháp khai thác và sử dụng hợp lý(4).

- Các làng ngh truyn thng cn nước để duy trì sn xut

Phát triển tiểu thủ công nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn, duy trì, phát triển các làng nghề nhằm tạo việc làm cho người lao động, đảm bảo đời sống, an sinh xã hội cho dân cư trong các làng nghề thì việc duy trì các làng nghề truyền thống còn mang ý nghĩa lịch sử, văn hóa.

+ Đầu tư phát triển cơ giới hóa và gìn giữ phát huy ngành dệt, may, thêu hàng thổ cẩm truyền thống theo làng nghề tại Sa Pa, Bắc Hà, Văn Bàn và một sốđịa phương vùng cao khác.

+ Tổ chức lại hệ thống quản lý chất lượng và thương mại nhằm tạo thương hiệu cho sản phẩm như rượu Kim Thành (Sa Pa), rượu Ngô (Bắc Hà), rượu San Lung (Bát Xát) và các sản phẩm dệt, may, thêu truyền thống theo làng nghề, dân tộc và địa phương phục vụ ngành du lịch và hướng tới xuất khẩu.

+ Khuyến khích đầu tư chiều sâu về công nghệ cho những cơ sở sản xuất hiện có; mở rộng phát triển thêm các mặt hàng như túi, cặp sách, giầy da.

+ Phát huy thế mạnh của tỉnh về phát triển chăn nuôi gia súc lấy da làm nguyên liệu cho ngành sản xuất giầy dép, đồ da.

- Xung đột giữa các nguồn nước trong khu vực

Việc khai thác, sử dụng nước phải đảm bảo dòng chảy tối thiểu cần duy trì trên sông (5). Dòng chảy tối thiểu cần phải duy trì nhằm đảm bảo đủ nhu cầu khai thác, sử

4 Theo Quy hoạch phát triển Thủy sản tỉnh Lào Cai đến năm 2010 và định hướng đến 2020

5 Nghịđịnh 112/2008/NĐ-CP ngày 20/10/2008 của Chính Phủ về quản lý, bảo vệ khai thác tổng hợp tài nguyên và Môi trường các hồ chứa thủy điện và thủy lợi

73

dụng nước cho hạ du, duy trì dòng sông hoặc đoạn sông bảo đảm sự phát triển bình thường của hệ sinh thái thủy sinh (6).

Hiện tại, vùng quy hoạch đang phát triển các công trình hồ chứa thủy lợi, thủy

điện. Do đó, phía hạ du các sông đều có mối quan tâm về dòng chảy tối thiểu cần duy trì.

- Mc thu nhp t các ngành, ngh có s dng tài nguyên nước trong cơ cu thu nhp ca các cng đồng trong tnh

Theo Niên giám thống kê của tỉnh Lào Cai năm 2012, giá trị sản xuất nông nghiệp theo giá thực tế là: 4.875,01 tỷđồng (trồng trọt là 3.076,14 tỷđồng, chăn nuôi là 1.700,57 tỷ đồng, dịch vụ là 98,3 tỷ đồng). Về cơ cấu thu nhập phân theo ngành: trồng trọt chiếm 63,1%, chăn nuôi chiếm 34,88%, dịch vụ chiếm 2,02%.

Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá thực tế tỉnh Lào Cai là: 11.021,6 tỷđồng. Trong đó giá trị công nghiệp khai thác là 3.944,1 tỷđồng, chiếm 35,79%; công nghiệp chế biến là 6.011,6 tỷ đồng, chiếm 54,54%; sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước nóng là 978,7 tỷđồng, chiếm 8,88%; Cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác là 87,1 tỷđồng, chiếm 0,79%.

Nuôi trồng thủy sản theo Niên giám thống kê tỉnh Lào Cai năm 2012, giá trị sản xuất thủy sản theo giá thực tế là 194,144 tỷ đồng. Trong đó: khai thác thủy sản là 0,451 tỷđồng, chiếm 0,23%; nuôi trồng thủy sản là 193,693 tỷđồng, chiếm 99,77%.

- Vai trò ca tài nguyên nước đối vi cng đồng trong vic xóa đói, gim nghèo, nâng cao đời sng văn hóa, thc hin công bng xã hi và bình đẳng gii (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nguồn nước là yếu tố tác động lớn đối với việc phát triển KTXH. Chất lượng nước và khả năng tiếp cận nguồn nước có ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của người nghèo vì những lý do sau:

+ Nguồn nước ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe: các bệnh do nước gây ra như

bệnh lỵ, tiêu chảy, bệnh tả, thương hàn là một trong những nguyên nhân gây nên bệnh tật và tử vong đối với người nghèo (nhất là ảnh hưởng đến các đối tượng dễ bị tổn thương nhất như phụ nữ, trẻ em, người già).

+ Nước và vệ sinh kém đem lại môi trường sống cho các loài kí sinh trùng, muỗi... gây nên các bệnh như sốt rét, giun sán....

+ Sản xuất của người nghèo phụ thuộc nhiều vào nguồn nước(canh tác, nghề

cá,...);

+ Người nghèo ít có điều kiện tiếp cận nguồn nước, thường sống ở những nơi có cơ sở hạ tầng kém, có điều kiện kỹ thuật khai thác đơn giản.

Mối quan hệ giữa quản lý tài nguyên nước và thực hiện công bằng xã hội, bình

đẳng giới:

Phụ nữ đóng vai trò chủ chốt trong việc lấy nước và bảo vệ nước cho sử dụng trong sinh hoạt và nông nghiệp nhưng họ thường có vai trò kém quan trọng hơn so với nam giới trong việc quản lý, phân tích các vấn đề và đưa ra quyết định về nước. Vì hoàn cảnh văn hóa và xã hội khác nhau giữa các nước nên cần có các cơ chế khác nhau nhằm gia tăng sự tham gia của phụ nữ vào việc ra quyết định.

74

Cần đảm bảo rằng ngành nước cũng như các ngành khác cần nhận thức về vấn

đề giới và cần tiến hành các bước nhằm mở rộng các hoạt động mà qua đó phụ nữ có thể tham gia vào quản lý tổng hợp tài nguyên nước.

3.2. Mc độ quan tâm ca cng đồng đối vi tài nguyên nước

Theo kết quả tham vấn được thực hiện trên các đối tượng là đại diện các nhà quản lý về tài nguyên nước và đại diện của cộng đồng, hầu hết những người được hỏi

đều cho thấy có sự quan tâm đến vai trò của tài nguyên nước trong cuộc sống của cộng

đồng. Các vấn đề chính liên quan đến tài nguyên nước được cồng đồng quan tâm gồm: - Giải pháp khắc phục tình trạng thiếu nước, đặc biệt đối với nhân dân vùng khó khăn về nguồn nước, khó khăn về kinh tế;

- Cấp đủ nước cho trồng lúa và sản xuất công nghiệp;

- Hạn chế tối đa ảnh hưởng của phát triển thủy điện đến đời sống dân sinh vùng hồ thủy điện;

- Nguy cơ ô nhiễm nguồn nước của các khu/cụm công nghiệp được quy hoạch trong giai đoạn tới.

75

CHƯƠNG III:

D BÁO NHU CU S DNG NƯỚC 1. Cơ s tính toán d báo

Việc tính toán, dự báo nhu cầu khai thác sử dụng nước cho các vùng quy hoạch dựa trên các căn cứ liên quan đến định mức sử dụng nước:

- Quyết định số 46/2008/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ ngày 31 tháng 3 năm 2008 về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lào Cai đến năm 2020.

- Quyết định số 86/QĐ-UBND ngày 12 tháng 1 năm 2006 của chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai về phê duyệt Quy hoạch phát triển Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp tỉnh Lào Cai giai đoạn 2006 – 2010, xét đến năm 2015.

- Quyết định số 285/QĐ-TU ngày 15 tháng 11 năm 2011 của Tỉnh ủy Lào Cai về phê duyệt Đề án “Phát triển công nghiệp và các khu, cụm công nghiệp, giai đoạn 2011 -2015”.

- Quyết định số 2861/QĐ-UBND ngày 6 tháng 10 năm 2008 của chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai về phê duyệt Quy hoạch phát triển thuỷ sản tỉnh Lào Cai

đến 2010 và định hướng đến 2020. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Quyết định số 2495/QĐ-UBND ngày 26 tháng 9 năm 2012 của Ủy ban nhân tỉnh về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển nông nghiệp tỉnh Lào Cai đến

Một phần của tài liệu Quy hoạch nguồn tài nguyên nước tỉnh lào cai, giai đoạn 2013-2020, tầm nhìn đến năm 2030 (phân bố tài nguyên nước mặt, nước dưới đất) (Trang 70)