Đặc điểm nguồn nước dưới đất

Một phần của tài liệu Quy hoạch nguồn tài nguyên nước tỉnh lào cai, giai đoạn 2013-2020, tầm nhìn đến năm 2030 (phân bố tài nguyên nước mặt, nước dưới đất) (Trang 48)

1. Đặc điểm nguồn nước

1.2. Đặc điểm nguồn nước dưới đất

Theo báo cáo “Điu tra, đánh giá ngun nước dưới đất khu vc trung du và min núi Bc Bộ” cho thấy nước dưới đất trên địa bàn tỉnh Lào Cai tồn tại dưới 2 dạng chủ yếu là tầng chứa nước lỗ hổng phân bố trên diện tích khoảng 272km2 và tầng chứa nước khe nứt - Karst phân bố trên diện tích khoảng 3.623km2.

Bảng 43: Tổng hợp diện tích các tầng chứa nước theo các tiểu lưu vực trên địa bàn tỉnh Lào Cai (km2) T T Tiều vùng/ Tầng CN 1. Sui Sinh Quyn và ph cn 2. Ngòi Đum và ph cn 3. Nm Thi và ph cn 4. Ngòi Bo và ph cn 5. Sui Nhu và ph cn 6. Tiu vùng ven sông Hng 7. Thượng lưu sông Chy 8. Trung lưu sông Chy Tng toàn tnh 1 q 9,9 8,9 13,0 8,9 61,4 77,9 31,7 58,7 270,4 2 qp - 1,2 - 0,6 - 1,0 - - 2,8 3 n 5,7 2,6 - - - 0,4 - - 8,6 4 J-k - - - - 114,2 - - 10,4 124,5 5 J1-2 - - - - 3,6 - - - 3,6 6 t3 - - - - 66,5 - - 66,5 7 t1 7,0 1,5 2,2 4,1 - 2,6 - 21,5 39,0 8 d1-2 12,1 9,5 - 3,2 - - - - 24,8 9 d1 12,1 4,2 95,7 8,4 - - - - 120,5 10 e3 - - 87,0 - - - 146,0 - 233,0 11 e2 - - 215,1 - - - 846,6 172,5 1.234 12 e1 46,2 36,8 - 54,5 105,9 8,1 - 113,7 365,2 13 np-e1 7,8 21,0 - 21,8 10,0 - - 19,4 80,0 14 pr 392,1 77,0 57,2 68,3 113,9 408,8 16,1 188,6 1.322 Tổng 492,8 162,6 470,3 169,8 475,5 498,7 1,040,4 584,8 3,895, 1

Nguồn: Dự án “Điều tra, đánh giá nguồn nước dưới đất khu vực trung du và miền núi Bắc Bộ” (2008-2011)

a) Các tầng chứa nước lỗ hổng

(1) Phức hệ chứa nước lỗ hổng trong trầm tích bở rời hệ Đệ tứ không phân chia (q)

Các trầm tích hệĐệ tứ trong tỉnh Lào Cai phân bố dọc các thung lũng sông suối nhỏ và ở các thung lũng giữa núi ở các huyện Bảo Yên, Lào Cai, Bắc Hà, Văn Bàn thuộc các tiểu vùng ven sông Hồng, Suối Nhu, Thượng và trung lưu sông Chảy . Diện lộ khoảng 270 km2. Thành phần gồm sét, cát, dăm, sỏi, sạn, các mảnh vụn đá, thường nằm hỗn độn nhau. Chúng có nguồn gốc bồi tích, lũ tích, sườn tích, tàn tích và hỗn

49

hợp các nguồn gốc trên. Ở các thung lũng giữa núi hoặc ven các thung lũng suối nhỏ

chủ yếu là các vật liệu hạt thô, như dăm, sạn lẫn sét, phân bố hỗn độn.

Chiều dày Đệ tứ thường từ một vài mét đến 10m, lưu lượng biến đổi từ 0,08l/s

đến 3,5l/s trung bình 0,86l/s. Mức độ chứa nước từ nghèo nước đến trung bình.

Nước vận động không áp. Nguồn cung cấp là nước mưa rơi xuống trên diện lộ, nước mặt; thoát bằng bốc hơi, ngấm xuống các tầng nằm dưới, qua các khe rãnh xâm thực. Động thái nước thay đổi theo mùa, phụ thuộc chặt chẽ các yếu tố khí tượng thủy văn, các dải ven sông liên quan với mực nước sông.

(2) Tầng chứa nước lỗ hổng, áp lực yếu trong trầm tích bở rời thống Pleistocen (qp)

Các trầm tích hệ thống Pleistocen trong tỉnh Lào Cai phân bố dọc tiểu vùng ven sông Hồng và tiểu lưu vực Ngòi Đum và phục cận với diện tích lộ khoảng 2 km2, còn lại bị phủ bởi trầm tích Đệ tứ không phân chia. Thành phần gồm sét, cát, dăm, sỏi, sạn. Chúng có nguồn gốc bồi tích là chủ yếu. Dọc các sông suối lớn, các lớp phía trên chủ

yếu là trầm tích hạt min như sét, sét pha, cát pha; lớp dưới là các trầm tích hạt thô, độ

hạt thô dần theo chiều sâu. Bề dày tầng chứa nước thay đổi từ vài m đến 15,5m. Chiều sâu phân bố trung bình 20m, mực nước tĩnh dao động từ 2,43m đến 12,2m.

Nước vận động có áp lực yếu. Nguồn cung cấp là nước mưa rơi xuống trên diện lộ, nước mặt; thoát bằng bốc hơi, ngấm xuống các tầng nằm dưới, qua các khe rãnh xâm thực. Động thái nước thay đổi theo mùa, phụ thuộc chặt chẽ các yếu tố khí tượng thủy văn, các dải ven sông liên quan với mực nước sông.

b) Các tầng chứa nước khe nứt

(1) Phức hệ chứa nước khe nứt trong các trầm tích lục nguyên hệ Neogen thống Miocen (n1)

Phức hệ chứa nước này phân bố dọc biên giới Việt Trung, huyện Bát Xát, Bảo Thắng, Bảo Yên và thị xã Lào Cai thuộc các tiểu vùng Suối Sinh Quyền và phụ cận và Ngòi Đum và phụ cận diện lộ khoảng 8 km2. Thành phần gồm cuội kết, cát kết, sạn kết, bột kết. Chiều sâu phân bố khoảng 80m, lưu lượng biến đổi từ 0,01 -1l/s, trung bình 0,27l/s. Mực nước tĩnh biến đổi từ 0,65m đến 8,35m. Mức độ chứa nước được xếp vào tầng nghèo nước.

Nước vận động không áp. Nguồn cung cấp là nước mưa rơi xuống trên diện lộ

hoặc qua lớp phủ, nước mặt; thoát bằng bốc hơi, ngấm xuống các tầng nằm dưới, qua các khe rãnh xâm thực.

(2) Phức hệ chứa nước khe nứt các trầm tích lục nguyên. lục nguyên phun trào hệ Jura - Kreta (j-k)

Phức hệ chứa nước này phân bố ở huyện Văn Bàn, Bảo Yên thuộc các tiểu vùng Suối Nhu và phụ cận và Trung lưu sông Chảy diện lộ khoảng 125 km2. Thành phần gồm: cuội kết, sạn kết, cát kết, bột kết, đá phiến sét, cát kết tuf, đá vôi, đá hoa. Chiều sâu phân bố khoảng 90 đến 100m. Lưu lượng biến đổi từ 0,01l/s đến 4l/s trung bình 0,38l/s, mực nước tĩnh biến đổi từ 12m đến 96m. Mức độ chứa nước tầng chứa nước khe nứt trong các trầm tích lục nguyên, phun trào hệ Jurra - Kreta là tầng nghèo nước.

50

Nước vận động không áp. Nguồn cung cấp là nước mưa rơi xuống trên diện lộ

hoặc qua lớp phủ, nước mặt; thoát bằng bốc hơi, ngấm xuống các tầng nằm dưới, qua các khe rãnh xâm thực.

(3) Tầng chứa nước khe nứt các trầm tích lục nguyên hệ tầng Suối Bàng (t3)

Các đá của hệ tầng Suối Bàng lộ ra ở phía đông huyện Văn Bàn thuộc tiểu vùng Suối Nhu và phụ cận với diện tích khoảng 66 km2. Thành phần gồm: cuội sạn kết đáy, bột kết, cát kết, đá phiến sét, sét than. Phát hiện ở các điểm lộ nước, lưu lượng trung bình 0,04l/s. Qua các số liệu trên có thể xếp tầng chứa nước khe nứt các trầm tích lục nguyên hệ tầng Suối Bảng (t3) là tầng nghèo nước.

Nước vận động không áp. Nguồn cung cấp là nước mưa rơi xuống trên diện lộ

hoặc qua lớp phủ. nước mặt; thoát bằng bốc hơi, ngấm xuống các tầng nằm dưới, qua các khe rãnh xâm thực.

(4) Tầng chứa nước khe nứt các trầm tích lục nguyên, phun trào hệ tầng Viên Nam (t1)

Các tầng chứa nước này lộ ra dưới dạng dải hẹp không liên tục dọc biên giới Việt Trung từ Bát Xát đến thị xã Lào Cai thuộc các tiểu vùng Trung lưu sông Chảy, Suối Sim và phụ cận, một sốở Ngòi Bom, Nậm Thi, Ngòi Đum và tiểu vùng ven sông Hồng với diện tích khoảng 39 km2. Thành phần gồm chủ yếu là bazan, tuf bazan. Đây là tầng nghèo nước.

Nước vận động không áp. Nguồn cung cấp là nước mưa rơi xuống trên diện lộ

hoặc qua lớp phủ, nước mặt; thoát bằng bốc hơi, ngấm xuống các tầng nằm dưới, qua các khe rãnh xâm thực.

(5) Tầng chứa nước khe nứt – karst các trầm tích carbonat hệ tầng Bản Páp (d1-2)

Các trầm tích của hệ tầng Bản Páp lộ ra dưới dạng hai dải nhỏ đi cùng với hệ

tầng Bản Nguồn, phân bố ở các huyện Bát Xát, Sa Pa thuộc các tiểu vùng Suối Sinh Quyền, Ngòi Đum, Ngòi Bo và các phụ cận, diện lộ khoảng 24 km2. Thành phần thạch học chủ yếu gồm: sét vôi, phiến sét vôi và đá vôi phân lớp trung bình đến dạng khối.

Đây là tầng nghèo nước. Nước vận động không áp. Nguồn cung cấp là nước mưa rơi xuống trên diện lộ hoặc qua lớp phủ, nước mặt; thoát bằng bốc hơi, ngấm xuống các tầng nằm dưới, qua các khe rãnh xâm thực.

(6) Phức hệ chứa nước khe nứt – karst các trầm tích lục nguyên carbonat hệ Devon thống dưới (d1)

Phức hệ chứa nước lộ ra ởđịa phận các huyện Mường Khương, Bát Xát và Bảo Thắng, Lào Cai thuộc các tiểu vùng ven sông Hồng, Ngòi Đum, Ngòi Bo và phụ cận với diện tích khoảng 120 km2. Thành phần gòm: đá phiến thạch anh-fenspat-mica, đá phiến thạch anh sericit-biotit, đá phiến sericit, cát kết dạng quarzit, đá phiến sét, đá vôi phân lớp mỏng đến trung bình. Theo kết quả đánh giá trước đây và thành phần thạch học có thể xếp loại tầng chứa nước trung bình.

Nước vận động không áp. Nguồn cung cấp là nước mưa, nước mặt và nước các tầng trên xuống. Nước trong tầng thoát qua bốc hơi, ngấm xuống các tầng nằm dưới hoặc qua các khe rãnh xâm thực.

51

(7) Tầng chứa nước khe nứt – karst các trầm tích lục nguyên hệ tầng Chang Pung (e3)

Các trầm tích của hệ tầng lộ ra ở khu vực phía đông bắc tỉnh, giáp với biên giới Trung Quốc, thuộc huyện Mường Khương và Si Ma Cai thuộc các tiểu vùng thượng lưu sông Chảy, Nậm thi và phụ cận với diện tích khoảng 233 km2. Thành phần chủ yếu gồm: đá phiến sét sericit chứa vôi, đá vôi sét, đá vôi, đá vôi tái kết tinh yếu, đá phiến vôi. Theo tài liệu thu thập, chiều sâu biến đổi từ 85-115m, lưu lượng biến đổi từ 0,003 l/s đến 5l/s trung bình 0,35l/s. Theo kết quả đánh giá trước đây có thể xếp tầng vào loại nghèo nước khi ởđộ sâu 115 trở lại.

Nước vận động không áp. Nguồn cung cấp là nước mưa, nước mặt; thoát bằng bốc hơi, ngấm xuống các tầng nằm dưới, qua các khe rãnh xâm thực.

(8) Tầng chứa nước khe nứt - karst các trầm tích lục nguyên hệ tầng Hà Giang (e2)

Tầng chứa nước lộ ra với diện tích lớn ở các huyện Mường Khương, Bảo Yên, Si Ma Cai, Bắc Hà và Bảo Thắng thuộc tiểu lưu vực Nậm Thi, thượng và trung lưu sông Chảy, diện tích khoảng 1234 km2. Thành phần chủ yếu gồm: đá phiến thạch anh- biotit có granat, đá phiến sericit-clorit, bột kết, đá vôi sét, đá hoa, đá vôi màu loang lổ. Chiều sâu biến đổi từ 70 đến 105m, lưu lượng dao động từ 0,001 l/s đến 5,6l/s. Theo kết quảđánh giá trước đây có thể xếp tầng vào loài chứa nước trung bình.

Nước vận động không áp. Nguồn cung cấp là nước mưa rơi xuống trên diện lộ

hoặc qua lớp phủ, nước mặt; thoát bằng bốc hơi, ngấm xuống các tầng nằm dưới, qua các khe rãnh xâm thực.

(9) Tầng chứa nước khe nứt - karst các trầm tích lục nguyên hệ tầng Cam

Đường (e1)

Các đá của hệ tầng phân bố thành hai dải từ Tà Phình đến Sa Pa và từ Bát Xát

đến Văn Bàn, thuộc tiểu lưu vực trung lưu sông Chảy, Suối Nhu, Suối Bo, Suối Sinh Quyền, Ngòi Đum và phụ cận diện tích khoảng 365 km2. Thành phần gồm: cuội sạn kết, cát kết dạng quarzit, đá phiến, cát kết, đá vôi sét, đá vôi bị hoa hóa. Lưu lượng dao

động từ 0,01l/s đến 7,59l/s, được xếp vào tầng chứa nước trung bình.

Nước vận động không áp hoặc có áp lực yếu. Nguồn cung cấp là nước mưa rơi xuống trên diện lộ hoặc qua lớp phủ, nước mặt; thoát bằng bốc hơi, ngấm xuống các tầng nằm dưới, qua các khe rãnh xâm thực.

(10) Phức hệ chứa nước khe nứt – karst các trầm tích carbonat, biến chất hệ Neoprotesozoi - Cambri (np-e1)

Phức hệ chứa nước lộ ra ở phía bắc huyện Sa Pa và phía đông bắc huyện Bảo Yên, huyện Bát Xát, Văn Bàn thuộc tiểu vùng Ngòi Bo, Suối Nhu và phụ cận, trung lưu sông Chảy, diện tích khoảng 80 km2, Thành phần chủ yếu gồm: đá hoa, cát kết vôi,

đolomit, đá vôi silic, đá phiến. Đây là tầng nghèo nước. Nguồn cung cấp là nước mưa, nước mặt, nguồn thoát bằng bốc hơi, ngấm xuống các tầng nằm dưới hoặc qua các khe rãnh xâm thực.

(11) Phức hệ chứa nước khe nứt – karst các trầm tích carbonat, biến chất giới Protesozoi (pr)

Tầng chứa nước phân bố rộng rãi trong tỉnh Lào Cai, phân bố dạng dải theo phương tây bắc – đông nam từ biên giới Việt Trung tại huyện Bát Xát đến Văn Bàn,

52

Bảo Thắng, Bảo Yên, thành phố Lào Cai, trên các tiểu vùng lưu vực thuộc vùng quy hoạch, diện tích phân bố khoảng 1322 km2. Thành phần chủ yếu là các đá biến chất: đá phiến thạch anh - biotit, đá phiến thạch anh - sericit, gneis –amphibol - biotit - granat, plagiogneis - amphibol-biotit, plagiogneis, gneisbiotit-granat có silimanit, gneis- amphibol, đá phiến thạch anh – biotit – silimanit - granat, đá phiến thạch anh - fenspat - pyroxen, quarzit, đá hoa, dolomit. Chiều sâu phân bố từ 80-100m, lưu lượng biến đổi 0,01l/s đến 3,2l/s. Tầng được xếp vào loại nghèo nước. Nguồn cung cấp chủ yếu là nước mưa, nước mặt, nguồn thoát qua bốc hơi, qua các khe rãnh xâm thực. Nước vận

động không áp hoặc có áp lực yếu.

c) Các thành tạo địa chất nghèo nước hoặc không chứa nước

Các thành tạo địa chất nghèo nước hoặc không chứa nước gồm các thành tạo magma xâm nhập lộ tra với diện tích khoảng 2488 km2 phân bố dọc theo các đứt gãy Sông Hồng, Sông Chảy ở các huyện Văn Bàn, Bảo Thắng, Bát Xát, Văn Yên thuộc hầu hết các tiểu vùng, phần lớn trên các tiểu vùng Suối Sinh Quyền, Suối Nhu, Ngòi Bo và phụ cận, gồm các đá từ siêu mafic đến axit và kiềm gồm các phức hệ sau: Bảo

Hà (G/MPbh), Xóm Giu (G/NPxg), Nậm Bút (G/PZ1nb), Mường Hum (G,Sy/PZ1mh),

Po Sen (G/PZ1ps), Pia Ma (Sy/PZ2 pm), Sông Chảy (G/D1sc), Phia Bioc (G/T3n pb),

Tú Lệ - Ngòi Thia (tR/K tl), (R/Knt), Phu Sa Phìn (sG,Sy/Kpp), Nậm Chiến (Ga/Knc),

Nậm Xe - Tam Đường (Sy/Ent) và các thành tạo đai mạch không rõ tuổi.

53

Hình 7. Mặt cắt địa chất thủy văn tuyến A-B qua thượng lưu sông chảy, tiểu vùng ven

sông Hồng và Ngòi Bo và phụ cận

Hình 8. Mặt cắt địa chất thủy văn tiểu vùng ven sông Hồng

54

Hình 10. Mặt cắt địa chất thủy văn tiểu vùng thượng lưu sông Chảy

Hình 11. Mặt cắt địa chất thủy văn tiểu vùng trung lưu sông Chảy

Hình 12. Mặt cắt địa chấ thủy văn tiểu vùng Ngòi Bo và phụ cận

1.2.2. Đánh giá tr lượng có th khai thác

a) Phương pháp đánh giá

Công tác đánh giá tài nguyên nước dưới đất trên địa bàn tỉnh Lào Cai chưa nhiều. Theo kết quả điều tra, đánh giá nguồn nước dưới đất vùng Trung du và miền Núi Bắc cho thấy công tác đánh giá chi tiết tại chi tiết tỷ lệ 1: 50.000 tại 10 vùng (Vùng Dìn Chin – Tả Gia Khâu, huyện Mường Khương; Vùng Cao Sơn - Tả Thàng,

55

huyện Mường Khương; Vùng Cốc Lầu - Lử Thẩn, huyện Si Ma Cai và huyện Bắc Hà; Vùng Minh Tân – Long Khánh, huyện Bảo Yên; Vùng Tân An - Tân Thượng, huyện Văn Bàn; Vùng Khánh Yên, huyện Văn Bàn; Vùng Minh Lương, huyện Văn Bàn; Vùng Văn Sơn – Võ Lao, huyện Văn Bàn; Vùng Sơn Hải, huyện Bảo Thắng; Vùng Hợp Thành – Cam Đường, thuộc ngoại thành - thành phố Lào Cai) và đánh giá chi tiết 1: 200.000 trên toàn tỉnh.

Có nhiều phương pháp để đánh giá trữ lượng có thể khai thác nước dưới đất,

đối với vùng quy hoạch này, sử dụng phương pháp đánh giá bằng phương pháp mô hình sốđối với khu vực có tầng chứa nước bở rời, đối với khu vực tầng chứa nước khe nứt, trữ lượng có thể khai thác được tính toán bằng trữ lượng động tự nhiên.

Trữ lượng động tự nhiên là lưu lượng nước cung cấp cho tầng chứa nước từ các nguồn khác nhau trong điều kiện tự nhiên. Trữ lượng động tự nhiên có thể tính toán bằng nhiều phương pháp tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của vùng nghiên cứu. Đối với

đặc tính lãnh thổ tỉnh Lào Cai nước dưới đất chủ yếu tồn tại trong môi trường khe nứt thể hiện trên mặt cắt địa chất địa chất thủy văn. Do đặc điểm phân cắt sâu nên nước

Một phần của tài liệu Quy hoạch nguồn tài nguyên nước tỉnh lào cai, giai đoạn 2013-2020, tầm nhìn đến năm 2030 (phân bố tài nguyên nước mặt, nước dưới đất) (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)