Vấn đề thiên tai liên quan đến nước

Một phần của tài liệu Quy hoạch nguồn tài nguyên nước tỉnh lào cai, giai đoạn 2013-2020, tầm nhìn đến năm 2030 (phân bố tài nguyên nước mặt, nước dưới đất) (Trang 92 - 93)

Ngoài ảnh hưởng của địa hình cao và dốc, cùng với sự phân bố lượng mưa rất không đều theo thời gian và không gian gây nên các hiện tượng lũ quét, lũ ống, sạt lở

bờ, việc chặt phá rừng đầu nguồn cũng là nguyên nhân là tăng nguy cơ xuất hiện lũ

trên địa bàn tỉnh.

Nhiều xã hai bên bờ sông Hồng, Chảy do rừng bị chặt phá, khai thác quá mức, nên nhiều sông suối về mùa kiệt không có dòng chảy, và do không còn rừng đầu nguồn nên về mùa lũ cũng hay xảy ra hiện tượng lũống, lũ quét.

Ngoài ra, thực trạng chặt phá rừng, đốt cây cỏ làm nương rẫy hình thành các đồi núi trọc đang bị mưa lũ làm lở đất, xói mòn và suy thoái đến khô cằn, hoang mạc và việc khai thác bừa bãi các mỏ quặng, mỏ than cũng gây ra sa mạc hóa cục bộ.

Theo số liệu niên giám thống kê, hiện Lào Cai có tỷ lệ rừng che phủ trên 50% diện tích tự nhiên, tương đương 334.893 ha, trong đó có 261.484 ha rừng tự nhiên và 73.409 ha rừng trồng, tăng hơn 2 lần so với 1991 (thời điểm mới tái lập tỉnh). Tuy đã có nhiều cố gắng, nhưng diện tích rừng, nhất là rừng đầu nguồn Lào Cai vẫn chưa phủ

kín, nhiều vùng đất trống đồi trọc đang có nguy cơ sa mạc hóa do đầu tư khoanh nuôi và trồng rừng chậm, thiếu đồng bộ nhất là các huyện vùng cao Si Ma Cai, Bắc Hà và Mường Khương. Từ nhiều năm nay, các xã vùng cao trong tỉnh luôn trong tình trạng thiếu nước, kể cả mùa mưa. Nhiều hệ thống nước tự chảy ở các xã vùng cao như Tả

Gia Khâu (Mường Khương), Sín Chéng (Si Ma Cai), Lầu Thí Ngài (Bắc Hà) thiếu nguồn cung cấp nước nghiêm trọng ngay từ cuối năm. Ngoài một số lý do như khâu khảo sát thiết kế chọn vị trí xây dựng không phù hợp, người sử dụng thiếu ý thức tự

93

quản, nguyên nhân thiếu nước sâu xa vẫn là do tình trạng phá rừng đầu nguồn bừa bãi chưa bù đắp nổi. Tình trạng thiếu nước gay gắt ở 2 xã Tả Gia Khâu, Dìn Chin và một số xã vùng cao khác của Bắc Hà, Mường Khương và Si Ma Cai đã buộc các ngành chức năng và tỉnh phải tổ chức di chuyển hàng trăm hộ đồng bào Mông xuống các xã vùng thấp như Bản Lầu và sang các xã A Mú Sung, Trịnh Tường (huyện Bát Xát), Bản Phiệt (huyện Bảo Thắng) và Sơn Thủy (huyện Văn Bàn) định canh định cư.

Hiện tại, rừng khu vực đầu nguồn Khe Túc, Khe Cóc, Khe Păn, Đinh Việt trên

địa bàn huyện Văn Bàn thuộc tiểu vùng suối Nhu và phụ cận (khu vực giáp ranh với huyện Văn Yên, Yên Bái) đang bị chặt phá, khai thác trái phép.

Vấn đề về các thiên tai liên quan đến nước trên địa bàn tỉnh Lào Cai, gồm:

Vn đề 10: Din tích rng đầu ngun b suy gim dn đến tăng nguy cơ

xut hin các trn lũ trong mùa mưa và tăng mc độ, phm vi hn hán vào mùa khô;

Một phần của tài liệu Quy hoạch nguồn tài nguyên nước tỉnh lào cai, giai đoạn 2013-2020, tầm nhìn đến năm 2030 (phân bố tài nguyên nước mặt, nước dưới đất) (Trang 92 - 93)