Hoạt động cho vay:

Một phần của tài liệu Tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á– Chi nhánh Láng Hạ (Trang 34 - 37)

CHUƠNG 2: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐÔNG NAM Á_CHI NHÁNH LÁNG HẠ

2.1.3.2. Hoạt động cho vay:

Tuy không dồn dập những sự kiện bất thường như năm 2008 nhưng năm 2009 cũng là một năm kinh doanh không mấy thuận lợi đối với các doanh nghiệp nói chung và hệ thống NHTM nói riêng, đặc biệt là trong những tháng đầu năm.

Tuy nhiên, nhờ các chính sách kích thích kinh tế của Chính phủ, sự điều hành thận trọng của NHNN cùng với những nỗ lực tự thân của các NHTM cũng như các doanh nghiệp, từ quý II/2009 những khó khăn đã được giảm bớt và hệ thống ngân

hang Việt Nam đã vượt qua được tác động xấu của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Việc duy trì lãi suất cơ bản ở mức 7% khá lâu khiến cho hoạt động ngân hàng có nhiều lúc rất khó khăn do nguồn vốn nhàn rỗi của nền kinh tế không dễ thu hút được nếu không có lãi suất hấp dẫn. Trong khi đầu ra bị khống chế bởi 150% lãi suất cơ bản, nên chênh lệch đầu vào và đầu ra trong hoạt động ngân hàng thấp, tiềm ẩn rủi ro. Mặc dù vậy, hệ thống ngân hàng vẫn cố gắng phát huy vai trò là kênh truyền dẫn vốn cho nền kinh tế, đặc biệt là dòng vốn hỗ trợ lãi suất của Chính phủ với dư nợ đạt trên 450.000 tỷ đồng, chiếm hơn ¼ tổng dư nợ của toàn hệ thống.

Bên cạnh đó, năm 2009 hệ thống Ngân hàng Việt Nam còn phải thực hiện trách nhiệm mà Chính phủ đặt lên vai các ngân hàng làm kênh dẫn xuất các chính sách tài khóa, tiền tệ phục vụ tăng trưởng kinh tế, thực hiện an sinh xã hội. Điều này đặt ra không ít rủi roc ho các NHTM nếu không có một quy trình kiểm soát chặt chẽ hiệu quả đồng vốn. Các ngân hàng buộc phải thận trọng hơn với các khoản cho vay, đề phòng và miễn dịch với các dự án đầu tư hay cho vay mà ở đó tiềm ẩn các khoản nợ xấu, nợ khó đòi; tập trung vốn vào các khoản mục sinh lợi tốt, khả năng hoàn vốn nhanh và có sự phát triển trong tương lai.

Tính chung cho cả hệ thống, tăng trưởng tín dụng năm 2009 đạt gần 37,73%. Tuy bị đánh giá là quá nóng so với tốc độ tăng trưởng kinh tế nhưng nếu nhìn từ góc độ người cần vốn, có thể thấy rằng đây là một dấu hiệu của sự phục hồi kinh tế và là một thành công lớn khi các nguồn vốn khác bị suy giảm.

Hơn nữa, không thể phủ nhận nỗ lực của hệ thống ngân hàng khi nợ xấu toàn hệ thống hiện đã giảm đáng kể so với thời điểm cuối năm 2008 và đầu năm 2009. Tất nhiên một phần không nhỏ là nhờ gói hỗ trợ lãi suất ngắn hạn giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn, có vốn trả nợ vay ngân hàng, mặt khác không thể phủ nhận sự nỗ lực từ chính các ngân hàng.

Đối với hoạt động kinh doanh Ngân hàng, nếu nguồn vốn là điều kiện tiên quyết thì hoạt động sử dụng vốn cũng đóng vai trò hết sức quan trọng, nó quyết định sự sống còn của mỗi Ngân hàng. Kênh sử dụng vốn chính của Ngân hàng chính là hoạt động cho vay, vì đây là hoạt động mang lại doanh thu lớn nhất chiếm tới khoảng 70% tổng doanh thu của các Ngân hàng.

Bảng 2.1. Tình hình cho vay giai đoạn 2009-2011

Đơn vị: Tỷ đồng

Chi tiêu dư nợ cho vay

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

So với năm 2009 So với năm 2010

Số tiền % Số tiền %

Cho vay ngắn hạn 124,336 11,54 266,538 20,41 142,202 114,37 302,475 19,5 35,937 13,48

Cho vay trung &dài hạn 952,634 88,46 1039,601 79,59 86,424 9,07 1332,525 81,5 292,924 28,17 Tổng dư nợ 1076,973 100 1305.599 100 288,626 26,80 1635 100 Nợ quá hạn 10,530 15,673 5,143 48,84 17,854 2,181 13,91 Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng DN 0,98% 1,2% 0,96%

Biểu đồ 2.2. Tổng dư nợ cho vay giai đoạn 2009-2011

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh Chi nhánh các năm 2009-2011)

Qua bảng số liệu trên ta thấy từ năm 2009 đến năm 2011 hoạt động cho vay tuy có tăng nhưng không đáng kể. Năm 2009 dư nợ tín dụng đạt 1076,973 tỷ đồng sang năm 2010 con số này là 1305,599 tỷ đồng tăng 228,626 tỷ đồng ( tương đương tăng 21,28% ) so với năm 2009.. Tuy nhiên bước sang năm 2011 thì dư nợ tín dụng của Chi nhánh đã tăng lên 1635 tỷ đồng, tăng 329,401 tỷ đồng ( tương đương 25,28% ) so với năm 2010. Về dư nợ tín dụng là do năm 2011 tỷ lệ lam phát Việt Nam tăng cao khiến NHNN buộc các NHTM thực hiên chính sách thắt chặt tín dụng để kiềm chế lạm phát. Do vậy ảnh hưởng tới tốc độ tăng trưởng tín dụng ở Chi nhánh.

Một phần của tài liệu Tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á– Chi nhánh Láng Hạ (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w