Về tình hình huy động vốn

Một phần của tài liệu Tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á– Chi nhánh Láng Hạ (Trang 31 - 34)

CHUƠNG 2: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐÔNG NAM Á_CHI NHÁNH LÁNG HẠ

2.1.3.1. Về tình hình huy động vốn

Với NHTM, nguồn vốn là yếu tố cơ bản, tạo nền tảng cho sự tồn tại và phát triển bền vững, ổn định. Xuất phát từ tầm quan trọng của nguồn vốn, ngay từ đầu Chi nhánh luôn coi trọng công tác huy động vốn và xác định “ tăng trưởng nguồn vốn dưạ trên cơ sở đảm bảo an toàn vốn”.

Nguồn vốn huy động qua những năm qua của Chi nhánh liên tục tăng trưởng. Tình hình này được thể hiện qua biểu đồ 2.1 dưới đây:

Biểu đồ 2.1:Tình hình huy động vốn tại Chi nhánh SeAbank Láng Hạ qua các năm 2009-2011

(Nguồn: Bảng cân đối vốn kinh doanh của SeAbank Láng Hạ 2009-2011)

Nhìn vào biểu đồ trên ta có thể thấy tổng vốn huy động được qua các năm tăng dần qua thời gian. Năm 2009 tổng huy động vốn là 684,04 tỷ đồng. Năm 2010 tăng so với năm 2009 là 369 tỷ đồng tương đương 53,95%. Năm 2011 tăng so với năm 2010 là 397 tỷ đồng, tương ứng với 37,7% và tăng 765,96 tỷ đồng tương đương 112% so với năm 2009. Đây là mức tăng ấn tượng vì giai đoạn 2010- 2011 là một năm khó khăn đối với các ngân hàng Việt Nam.

chất lượng hoạt động kinh doanh, gia tăng giá trị thị trường của SeABank đối với khách hàng và nhà đầu tư. Nhờ đó, năm 2010 tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh SeABank Láng Hạ là 1053,48 tỷ đồng, tăng 1,53 lần so với năm 2009.

Đến năm 2011 thì tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng đạt 1450 tỷ đồng, con số này còn cho thấy được tình hình tài chính đầy khó khăn trong giai đoạn 2010 2011 đối với toàn ngành ngân hàng nói chung và chi nhánh nói riêng tuy nhiên ngân hàng vẫn duy trì được khả năng huy động vốn tốt..

Khủng hoảng tài chính toàn cầu xảy ra đúng lúc Việt Nam vừa mới bắt đầu hội nhập sâu vào nền kinh tế quốc tế. Thị trường tài chính Việt Nam tuy không chịu tác động mạnh nhưng cũng bị chao đảo, đã bộc lộ rõ những yếu kém và những thách thức phải đối mặt trong giai đoạn tới.

- Khái quát thị trường tài chính Việt Nam năm 2009

Thế giới đã bước sang một năm mới với nhiều vấn đề phải tiếp tục xử lý ở cả tầm vĩ mô và vi mô. Cuối năm 2009 Chủ tịch Cục dự trữ liên bang Mỹ Ben Bernanke đã thừa nhận, tuy nền kinh tế đầu tàu thế giới không bị rơi vào cuộc suy thoái kép nhưng vẫn còn quá sớm để khẳng định kinh tế Mỹ đã ra khỏi đáy của cuộc khủng hoảng. Khu vực Euro tuy đã có dấu hiệu khởi sắc nhưng vẫn chưa đủ để Ngân hàng trung ương Châu Âu thay đổi mức lãi suất cơ bản 1%/năm.

Tại Việt Nam, đà suy thoái đã được ngăn chặn từ quý II/2009 và nền kinh tế đã có sự bứt phá với tỷ lệ tăng GDP là 5.32%. Tuy mức tăng này thấp nhất trong 10 năm qua nhưng nếu đặt trong bối cảnh thế giới toàn cầu đang suy thoái thì đây lại là sự cố gắng rất lớn của Chính phủ, của các thành phần kinh tế và của mỗi người dân Việt Nam. Thị trường chứng khoán (TTCK) cũng có tốc độ tăng trưởng rất ấn tượng với tổng giá trị vốn hóa thị trường khoảng 669.000 tỷ đồng, tương đương với 55%GDP, tăng gần gấp 3 lần so với cuối năm 2008. Chỉ số Vn-Index đã tăng 110% so với đầu năm.

Song, xét một cách toàn diện thì thị trường tài chính Việt Nam (TTTC) vẫn rất bất ổn. TTTC tuy đã khởi sắc nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro, mà điển hình là tình trạng biến động giá quá thất thường. Diễn biến gia vàng và ngoại tệ khiến không ít

nhà đầu tư vừa và nhỏ mệt mỏi bởi những mức giá ngoài sức tưởng tượng. Mặc dù đã có thặng dư thương mại những tháng đầu năm do sự sụt giảm mạnh của nhập khẩu, nhưng khi nhu cầu mua bán nội địa được phục hồi, cán cân thương mại của Việt Nam đã thâm hụt trở lại. Tín dụng tăng trưởng cao so với tốc độ tăng GDP, tỷ giá hối đoái trên thị trường luôn ở mức kịch trần. Sức ép lạm phát vào những tháng cuối năm gia tăng đã buộc Ngân hàng Nhà Nước ( NHNN) phải đưa ra một số biện pháp nhằm kiểm soát chặt chẽ tín dụng tiêu dùng, cho vay chứng khoán và bất động sản, cũng như tỷ lệ giảm tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng cho vay trung và dài hạn đối với từng tổ chức tín dụng, giúp họ đảm bảo an toàn thanh khoản, mặt khác kiềm chế khối lượng tiền cung ứng vào lưu thông.

- Thị trường tiền tệ

Năm 2009 được coi là một năm có nhiều biến động đối với thị trường tiền tệ (TTTT). Lãi suất cơ bản được giữ khá lâu ở mức 7% để kích cầu nhưng cũng không giảm được những biến động này. Lãi suất và tỷ giá luôn có dấu hiệu bất thường. Không ít thời điểm, tỷ giá trên thị trường tự do có độ vênh lớn so với thị trường chính thức, khiến cho tình trạng đô la hóa nền kinh tế ngày càng tăng, tạo điều kiện cho hoạt động găm giữ, đầu cơ ngoại tệ, lũng đoạn thị trường, tác động xấu đến thị trường ngoại hối. NHNN luôn phải sử dụng biện pháp hành chính mạnh tăng cường kiểm soát hoạt động mua bán ngoại tệ, vàng trên thị trường tự do. Bên cạnh đó, NHNN cũng đã phải điều chỉnh tỷ giá lần thứ hai bằng cách nâng tỷ giá bình quân liên ngân hàng từ 17.034 lên 17.961 VND/USD, cùng với việc thu hẹp biên độ từ +/-5% xuống +/-3% vào ngày 25/11/2009. Mục tiêu của lần điều chỉnh này là nhằm bình ổn giá USD trên thị trường, làm cho tỷ giá hối đoái do NHNN công bố phản ánh sát hơn tín hiệu thị trường.

Việc điều chỉnh tỷ giá hối đoái đã tác động không nhỏ tới sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp. Trong khi các doanh nghiệp xuất khẩu có phần hưởng lợi từ tăng tỷ giá, thì đa số các doanh nghiệp khác, đặc biệt là các doanh nghiệp nhập khẩu, cùng các tổ chức, cá nhân…đều chịu áp lực chính từ sự tăng giá của USD. Trước tình trạng mất cân đối nghiêm trọng về cung cầu do một lượng lớn ngoại tệ

được hút vào sàn giao dịch vàng cũng như các doanh nghiệp có ngoại tệ thu được từ hoạt động kinh doanh lại không bán cho các ngân hàng,ngày 30/12/2009 Thống đốc NHNN đã ban hành Thông tư 26/2009/TT-NHNN quy định việc mua bán ngoại tệ của một số Tập đoàn, theo đó 7 Tập đoàn, Tổng công ty Nhà nước sẽ phải thực hiện bán ngay 30% số dư tiền gửi ngoại tệ có kỳ hạn và tất cả số dư tiền gửi ngoại tệ không kỳ hạn cho các TCTD được phép. Đối với các NHTM khi có trạng thái ngoại tệ âm sẽ được NHNN bán ngoại tệ để đảm bảo thanh khoản. Sau những điều chỉnh này, cung cầu ngoại tệ trên thị trường đã có những chuyển biến tích cực hơn, tỷ giá niêm yết mua, bán USD/VND của các TCTD đã gần sát với tỷ giá hối đoái trên thị trường.

Năm 2009 cũng chứng kiến sự tăng giá điên đảo của vàng, với 18-19 triệu đồng/lượng những tháng đầu năm nhưng đến cuối năm đã ởi mức 27-29 triệu đồng/lượng. Loại trừ yếu tố tăng giá của thị trường thế giới, giá vàng trong nước đã diễn biến quá phức tạp, chịu nhiều tác động bởi yếu tố kỳ vọng của các nhà đầu tư, của những tin đồn và yếu tố tâm lý. Vì thế ngay sau quyết định cho phép một số doanh nghiệp được nhập khẩu vàng của NHNN đầu tháng 11/2009, giá vàng trong nước đã đột ngột giảm hơn 2 triệu đồng/lượng chỉ trong một thời gian ngắn. Việc mở sàn vàng và cho phép một số nhà đầu tư kinh doanh vàng trên tài khoản trong nước cũng như nước ngoài trong khi thiếu một cơ chế giám sát đã khiến một lượng ngoại tệ không nhỏ được các nhà đầu tư gom để thanh toán cho nước ngoài. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến thao túng giá ngoại tệ, gây khó khăn cho NHNN trong việc quản lý ngoại hối và can thiệp thị trường.

Một phần của tài liệu Tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á– Chi nhánh Láng Hạ (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w