0
Tải bản đầy đủ (.doc) (90 trang)

Tình hình nghiên cứu siêu âm bướu giáp nhân trên thế giới và trong nước

Một phần của tài liệu ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNHVÀ GIÁ TRỊ CỦA SIÊU ÂM TRONG CHẨN ĐOÁN CÁC TỔN THƯƠNG KHU TRÚ TUYẾN GIÁP (Trang 27 -30 )

1.5.1. Trên thế giới.

Các công trình nghiên cứu trước đây chỉ đưa ra các dấu hiệu riêng lẻ để chẩn đoán phân biệt bướu giáp nhân lành tính và ác tính nên siêu âm có độ nhạy và độ đặc hiệu không cao trong chẩn đoán bướu nhân lành tính và ác tính.

2009 Horvath là người đầu tiên đưa ra bảng phân loại TIRADS (Thyroid Imaging Reporting And Data System), đây là bảng phân tầng nguy cơ ung thư tuyến giáp dựa trên nhiều đặc điểm siêu âm. Tác giả chia tổn thương tuyến giáp thành 10 nhóm và phân tầng nguy cơ ung thư từ TIRADS1 đến TIRADS6, tuy nhiên phân loại của tác giả khó áp dụng trên lâm sàng [26].

2011 Jin Young Kwak đưa ra bảng phân loại TIRADS dựa trên 6 đặc điểm siêu âm gồm: tổn thương dạng đặc hoặc thành phần đặc là chủ yếu, giảm âm hoặc rất giảm âm, bờ không đều hoặc có múi nhỏ, có vi vôi hóa, có chiều cao lớn hơn chiều rộng và cũng xếp loại TIRADS từ 1 đến 6, phân tầng nguy cơ ác tính của mỗi nhóm TIRADS dựa trên phân tầng nguy cơ ác tính trong ung thư vú (BIRADS). Cách phân loại của tác giả đơn giản, dễ áp dụng trên lâm sàng [24].

2013 Moifo nghiên cứu đánh giá độ tin cậy của phân loại TIRADS trong chẩn đoán bướu giáp nhân lành tính và ác tính thấy rằng phân loại này

dễ áp dụng và có độ tin cậy cao trong chẩn đoán phân biệt bướu nhân lành tính và ác tính [25].

Nghiên cứu về đánh giá xâm lấn bằng siêu âm trên thế giới rất ít, trước đây các nghiên cứu sử dụng phân loại TNM cũ của AJCC, không phân biệt được xâm lấn tối thiểu và xâm lấn ngoài bao giáp và tất cả các xâm lấn đều được xếp vào giai đoạn T4 [30]. 2008 Jin Young Kwak đã sử dụng tiêu chuẩn khối u tiếp xúc với bao giáp để đánh giá xâm lấn tối thiểu, chia thành 4 độ: độ 0: không tiếp xúc bao giáp, độ 1: khối u tiếp xúc bao giáp < 25% chu vi; độ 2: 25-50%; độ 3: 50-75%; độ 4 > 75%. Độ tiếp xúc càng cao thì khả năng xâm lấn tối thiểu càng lớn, điểm cut off là giữa độ 2 và độ 3 [34].

Nghiên cứu của Jeong Seon Park (2009) sử dụng phân loại TNM lần thứ 6 của AJCC trong đánh giá xâm lấn và di căn hạch vùng cổ và sử dụng tiêu chuẩn bướu tiếp xúc vỏ bao ≥ 50% đường kính ngang lớn nhất của bướu để đánh giá xâm lấn tối thiểu, độ nhạy, độ đặc hiệu của siêu âm trong chẩn đoán xâm lấn tối thiểu 85% và 70% [32].

Ji Soo Choi so sánh giá trị của siêu âm với CLVT thấy rằng siêu âm có giá trị hơn CLVT trong đánh giá hạch di căn nhóm cổ bên và xâm lấn tối thiểu, ngược lại CLVT có giá trị hơn siêu âm trong đánh giá hạch di căn nhóm trung tâm và xâm lấn ngoài bao giáp [33].

1.5.2. Trong nước

Các nghiên cứu về hình ảnh siêu âm của bướu giáp nhân và hạch di căn vùng cổ trong ung thư giáp thường được lồng ghép trong nghiên cứu về lâm sàng, cận lâm sàng, giải phẫu bệnh, đa số là nghiên cứu hồi cứu và các kết quả hầu như chỉ đánh giá sơ bộ là bướu đặc hay bướu lỏng, đơn nhân hay đa nhân [8], [15].

Nghiên cứu của Trịnh Thị Thu Hồng (2009) cho thấy các dấu hiệu siêu âm có giá trị dự báo ung thư gồm: bờ không đều, có vi vôi hóa, giảm âm. Khi phối hợp ba dấu hiệu vi vôi hóa, giảm âm, không có vòng halo thì độ nhạy, độ đặc hiệu của siêu âm trong chẩn đoán ung thư giáp là 46,6% và 87% [7].

Nghiên cứu của Trần Thị Kim Thảo (2009), siêu âm có giá trị rất thấp trong đánh giá xâm lấn với độ nhạy độ, đặc hiệu là 14,3% và 4,1%. Tuy nhiên đây là nghiên cứu hồi cứu, 90% các trường hợp không có ghi nhận xâm lấn trong hồ sơ bệnh án [40]. Đến thời điểm hiện tại chúng tôi chưa thấy nghiên cứu tiến cứu nào về đánh giá xâm lấn trong ung thư giáp bằng siêu âm.

Nghiên cứu của Trần Văn Thiệp (2000), Lê Văn Quảng (2002), Đỗ Quang Trường (2011) đều cho thấy di căn hạch cổ trong ung thư giáp hay gặp nhất là nhóm III [15], [31], [53].

Chương 2

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNHVÀ GIÁ TRỊ CỦA SIÊU ÂM TRONG CHẨN ĐOÁN CÁC TỔN THƯƠNG KHU TRÚ TUYẾN GIÁP (Trang 27 -30 )

×