Trước đây tăng sinh mạch được chia thành 3 dạng: tăng sinh mạch chỉ ở ngoại vi bướu, tăng sinh mạch chỉ ở trung tâm bướu và tăng sinh mạch ở cả ngoại vi lẫn trung tâm bướu. Hiện nay tăng sinh mạch được chia thành 2 dạng: tăng sinh mạch ở ngoại vi (xung quanh bướu) và tăng sinh mạch trong bướu (bao gồm trường hợp chỉ tăng sinh mạch ở trung tâm và trường hợp tăng sinh mạch cả ở trung tâm lẫn ngoại vi bướu) [5]. Siêu âm Doppler màu cũng được đánh giá là phương tiện chẩn đoán để dự báo ung thư tuyến giáp.
Trong nghiên cứu của chúng tôi có 33 bướu (23%) có tăng sinh mạch, trong đó 11/144 bướu (7,6%) tăng sinh mạch ở ngoại vi và 15/144 bướu (10,4%) có tăng sinh mạch trong bướu. Đặc điểm tăng sinh mạch ngoại vi, gặp ở nhóm lành tính 8,6%, ở nhóm ác tính 3,6%. Đặc điểm tăng sinh mạch trong bướu tỷ lệ gặp ở nhóm ác tính là 21,4%, ở nhóm lành tính là 7,8%. Tuy nhiên khi kiểm định chúng tôi thấy không có sự khác biệt về đặc điểm tăng sinh mạch giữa hai nhóm lành tính và ác tính với p>0,05.
Theo Papini và Berni hầu hết các bướu lành tính không tăng sinh mạch hoặc tăng sinh mạch ngoại vi hơn là mạch ở trung tâm. Với bướu ác tính, mạch trung tâm gặp nhiều hơn là ngoại vi [23], [46].
Nghiên cứu của Frates (2003) tăng tín hiệu dòng chảy trung tâm được thấy với tỷ lệ phần trăm của bướu ác tính cao hơn bướu lành tính (42% so với 14%) [47].
Tuy nhiên một số nghiên cứu khác cho rằng siêu âm Doppler không cải thiện tính chính xác trong chẩn đoán phân biệt bướu lành tính và bướu ác tính [43], [47], [48].
BN Cao Ngọc A, MHS: 13058589 BN Lê Thế V, MHS: 13122459
Hình 4.6. Hình ảnh bướu tăng sinh mạch
(A. TSM trong bướu, B. TSM ngoại vi bướu)