Đánh giá sự chú ý của học sinh trong giờ học

Một phần của tài liệu Phương pháp hướng dẫn học sinh đặc tả trong văn miêu tả lớp 4, 5 (Trang 94 - 95)

8. Cấu trúc đề tài

3.2.4. Đánh giá sự chú ý của học sinh trong giờ học

Trong qua trình thử nghiệm, tơng ứng với mức độ hoạt động và hứng thú học tập khác nhau, sự tập trung chú ý của học sinh ở nhóm lớp thử nghiệm và nhóm lớp đối chứng với tiến trình bài dạy là không nh nhau.

Do luôn đợc dẫn dắt vào các hoạt động, hào hứng, say sa trong việc quan sát, tìm tòi, thảo luận. Các em đã biết sử dụng các giác quan vào việc quan sát nên rất hứng thú. Và đặc biệt là các em, dới sự giúp đỡ của giáo viên đã tìm ra đợc những hình ảnh đặc sắc, độc đáo để viết đợc các câu văn đặc tả, giàu hình ảnh. Có nhiều em, thông qua tiết thử nghiệm mới thấy đợc những hình ảnh hấp dẫn, phong phú của đồ chơi mà bấy lâu các em không để ý. Chính vì vậy, em nào cũng cố gắng quan sát, tìm tòi và suy nghĩ để nói, để viết, các em không còn thời gian để làm việc khác và nói chuyện riêng trong lớp... Trong giờ học, sự cộng tác của giáo viên và học sinh là rất khăng khít. Giáo viên phải đến từng học sinh để giúp các em quan sát và tìm tòi. Học sinh thờng đa ra các thắc mắc, các đề nghị mong giáo viên trợ giúp vì vậy cả cô và trò thực sự bị lôi cuốn vào quá trình học tập.

- Đối với nhóm lớp đối chứng

Sự tập trung chú ý của học sinh trong lớp là không cao. Học sinh không chịu quan sát vì đối với các em đồ vật đã quá quen thuộc. Các em không tìm ra đợc nét nào đặc sắc để ghi chép. Giáo viên chỉ nói qua loa rồi sau đó để mặc học sinh tự làm việc. Chỉ có số ít học sinh quan sát, ghi chép còn phần đa học sinh lấy sách mẫu ra chép, các em không có sách mẫu thì nhìn bài của bạn để chép vào. Chép xong các em làm việc riêng và nói chuyện tùy thích.

Nh vậy, sự chú ý của học sinh của lớp thử nghiệm và lớp đối chứng là khác nhau. Việc giáo viên tổ chức cho các em tự tìm ra kiến thức của bài học là rất hợp lý. Bên cạnh đó các em còn đợc tìm tòi, sáng tạo, phát hiện ra cái mới, cái riêng vì vậy giờ học thực sự đã lôi cuốn đợc các em.

Một phần của tài liệu Phương pháp hướng dẫn học sinh đặc tả trong văn miêu tả lớp 4, 5 (Trang 94 - 95)