Thực trạng hiệu quả kinh doanh ta ̣i Công ty cổ phần tập đoàn FLC

Một phần của tài liệu Hiệu quả kinh doanh tại công ty cổ phần tập đoàn FLC (Trang 58)

3.2.1. Đánh giá khái quát hiệu quả kinh doanh

Đơn vị: tỷ đồng

Bảng 3.1 Bảng tình hình kinh doanh của Công ty giai đoạn 2012 - 2014

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Tăng giảm 2013 so 2012 Tăng giảm 2014 so 2013

1. Doanh thu thuần 918,7 1.369,5 1.505,1 49,07% 9,90%

2. Lợi nhuận sau thuế 4,8 80,2 267,1 1.561,06% 232,96%

3. Tổng tài sản 1.589,5 1.764,1 4.948,6 10,98% 180,51%

4. Tổng nợ 414,1 548,5 1.144,7 32,45% 108,69%

5. Vốn chủ sở hữu 1.175,3 1.215,5 3.803,8 3,42% 212,94%

(Nguồn: Phụ lục 01, 02)

Nhận xét:

- Nhìn vào Bảng 3.1, chúng ta thấy Công ty đang mở rộng sản xuất kinh doanh, cụ thể: doanh thu thuần năm 2012 là 918,7 tỷ đồng, đến năm 2013 doanh thu tăng lên là 1.369,5 tỷ đồng với tỷ lệ tăng là 49,07%, năm

2014 giá trị doanh thu thuần tăng lên là 1.505,1 tỷ đồng với tỷ lệ so với năm 2013 là 9,90%.

- Tổng lợi nhuận kế toán sau thuế của công ty năm sau cao hơn năm trước, cụ thể: Lợi nhuận sau thuế năm 2012 là 4,8 tỷ đồng, đến năm 2013 lợi nhuận sau thuế tăng lên là 80,2 tỷ đồng với tỷ lệ tăng là 1.561,06%, năm 2014 lợi nhuận sau thuế tăng lên là 267,1 tỷ đồng với tỷ lệ so với năm 2013 là 232,96%.

Tốc độ tăng lợi nhuận sau thuế của công ty rất nhanh, nhanh hơn tốc độ tăng của doanh thu thuần (Năm 2013: tốc độ tăng của lợi nhuận sau thuế là 1561,06%, tốc độ tăng của doanh thu thuần là 49,07%; Năm 2014: tốc độ tăng của lợi nhuận sau thuế là 232,96%, tốc độ tăng của doanh thu thuần là 9,9%), chứng tỏ công ty đã tiết kiệm được các khoản chi phí sản xuất trong giá vốn hàng bán. Đây là nhân tố tích cực cần phát huy để tăng cường kiểm soát chi phí sản xuất trong doanh nghiệp.

- Tổng tài sản của Công ty tăng 3,11 lần trong giai đoạn 2012 -2014. Năm 2012 tổng tài sản của Công ty là 1.589,5 tỷ đồng; năm 2013 tổng tài sản là 1.764,1 tỷ đồng, tương ứng tăng 10,98% so với năm 2012; năm 2014 tổng tài sản là 4.948,6 tỷ đồng, tương ứng tăng 180,51% so với năm 2013.

- Về tổng nợ của công ty cũng tăng nhanh; năm 2012 tổng nợ của Công ty là 414,1 tỷ đồng; năm 2013 tổng nợ là 548,5 tỷ đồng, tăng 32,45% so với năm 2012; năm 2014 tổng nợ là 1.144,7 tỷ đồng, tăng 108,69% so với năm 2013.

- Vốn chủ sở hữu của Công ty tăng gần 3,24 lần trong giai đoạn 2012 – 2014. Năm 2012 vốn chủ sở hữu của Công ty là 1.175,3 tỷ đồng; năm 2013 vốn chủ sở hữu là 1.215,5 tỷ đồng, tăng 3,42% so với năm 2012; năm 2014 vốn chủ sở hữu là 3.803,8 tỷ đồng, tăng 212,94% so với năm 2013.

Bảng 3.2 Bảng chỉ tiêu đánh giá khái quát hiệu quả kinh doanh 2012 - 2014 Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Tăng giảm 2013 so 2012 Tăng giảm 2014 so 2013

1. Tỷ suất sinh lời của vốn

ROI ( đơn vị: %) 0,72 4,83 9,60 573,68% 98,78%

2. Tỷ suất sinh lời của doanh thu ROS ( đơn vị: %)

0,526 5,858 17,747 1.014,27% 202,96%

(Nguồn: Phụ lục 03)

Từ Bảng 3.2 Bảng chỉ tiêu đánh giá khái quát hiệu quả kinh doanh 2012 -2014 cho thấy hiệu quả kinh doanh của công ty tăng cao qua các năm. Cụ thể:

- Về tỷ suất sinh lời của vốn: Năm 2012 cứ đầu tư 100 đồng vốn thì thu được 0,72 đồng lợi nhuận trước thuế và lãi vay; năm 2013 thu được 4,83 đồng lợi nhuận, tăng 573,68% so với năm 2012; năm 2014 thu được 9,6 đồng lợi nhuận, tăng 98,78% so với năm 2013. Điều này chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn của đơn vị là tốt.

- Về tỷ suất sinh lời của doanh thu: Năm 2012 cứ thu được 100 đồng doanh thu thuần thì thu được 0,526 đồng lợi nhuận sau thuế; năm 2013 thu được 5,858 đồng lợi nhuận sau thuế, tăng 1.014,27% so với năm 2012; năm 2014 thu được 17,747 đồng lợi nhuận sau thuế, tăng 202,96% so với năm 2013. Điều này chứng tỏ hiệu quả sử dụng chi phí của đơn vị có xu hướng tốt lên.

Đánh giá:

Từ những số liệu trên cho thấy hiệu quả kinh doanh của công ty đã tăng cao, thể hiện qua doanh thu tăng, lợi nhuận tăng cao, tổng tài sản và vốn chủ sở hữu tăng nhanh. Nguyên nhân dẫn đến kết quả này là do thị trường bất động sản đang hồi phục dần lên, công ty đang mở rộng quy mô

sản xuất. Đặc biệt, với việc cổ phiếu của Tập đoàn FLC đã chính thức lên sàn chứng khoán đã giúp công ty huy động được một nguồn vốn dồi dào để đẩy mạnh đầu tư, đa dạng hóa lĩnh vực kinh doanh của mình theo đúng chiến lược kinh doanh đã đề ra. Từ việc huy động được nguồn vốn đó, công ty đã thực hiện đầu tư một số dự án, đầu tư vào các công ty con, các công ty liên kết. Điều này đã mang lại kết quả kinh doanh khả quan cho công ty.

Bảng 3.3 Bảng so sánh chỉ tiêu đánh giá khái quát hiệu quả kinh doanh 2012 - 2014 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chỉ tiêu

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

FLC Vin group Đại Dương FLC Vin group Đại Dương FLC Vin group Đại Dương 1. TSSL của vốn ROI (%) 0,72 9,21 4,52 4,83 19,12 3,65 9,60 7,46 8,23 2. TSSL doanh thu ROS (%) 0,526 58,948 19,407 5,858 809,419 9,907 17,747 323,376 34,810 (Nguồn: Phụ lục 03, 06, 09) Nhìn vào Bảng 3.3 ta thấy: - Về tỷ suất sinh lời của vốn:

+ Năm 2012, tỷ suất sinh lời của vốn của Công ty thấp hơn rất nhiều tỷ suất sinh lời của các công ty có cùng mô hình kinh doanh. Cụ thể: Tỷ suất sinh lời của Công ty là 0,72%, tỷ suất sinh lời của Tập đoàn Vingroup là 9,21%, của Tập đoàn Đại Dương là 4,52%.

+ Năm 2013, tỷ suất sinh lời của vốn của Công ty là 4,83%, thấp hơn tỷ suất sinh lời của Tập đoàn Vingroup (19,12%) và cao hơn tỷ suất sinh lời của Tập đoàn Đại Dương (3,65%).

+ Năm 2014, tỷ suất sinh lời của vốn của công ty đã vượt 2 đơn vị còn lại. Cụ thể: tỷ suất sinh lời của Công ty năm 2014 là 9,6%, tỷ suất sinh lời của

Như vậy, trái ngược với 2 đơn vị còn lại tỷ suất sinh lời của vốn năm 2013 tăng so với năm 2012 nhưng năm 2014 giảm so với năm 2013; thì tỷ suất sinh lời của vốn của Tập đoàn FLC năm sau cao hơn năm trước. Điều này chứng tỏ hiệu quả kinh doanh của Công ty ngày càng được cải thiện.

- Về tỷ suất sinh lời của doanh thu:

Mặc dù tỷ suất sinh lời của doanh thu của Công ty tăng đều đặn qua các năm, tuy nhiên còn thấp hơn nhiều so với 2 đối thủ còn lại. Cụ thể:

+ Năm 2012, tỷ suất sinh lời của doanh thu của Công ty là 0,526% thấp hơn rất nhiều so với tỷ suất sinh lời của doanh thu của Tập đoàn Vingroup (58,948%) và của Tập đoàn Đại Dương (19,407%).

+ Năm 2013, tỷ suất sinh lời của Công ty (5,858) đã thu hẹp khoảng cách với tỷ suất sinh lời của Tập đoàn Dại Dương (9,907%), nhưng vẫn kém hơn rất nhiều so với tỷ suất sinh lời của Tập đoàn Vingroup (809,419%).

+ Năm 2014, tỷ suất sinh lời của doanh thu của Công ty đã tăng cao (17,747%) nhưng vẫn thua kém hai đối thủ cạnh tranh, của Tập đoàn Vingroup là 323,376% và của Tập đoàn Đại Dương là 34,81%.

3.2.2. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản

Bảng 3.4 Bảng chỉ tiêu phân tích hiệu quả sử dụng tài sản 2012 - 2014

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Tăng giảm 2013 so 2012 Tăng giảm 2014 so 2013

1. Tỷ suất sinh lời của tài

sản (%) 0,49 4,78 7,96 870,65% 66,34%

2. Số vòng quay của tài sản

(vòng) 0,94 0,82 0,45 -12,89% -45,09%

3. Suất hao phí của tài sản

so với doanh thu thuần 1,07 1,22 2,23 14,80% 82,13%

4. Suất hao phí của tài sản

so với LNST thuế TNDN 202,88 20,90 12,57 -89,70% -39,88%

Nhận xét:

- Ta thấy số vòng quay của tài sản năm sau thấp hơn năm trước: Năm 2013 giảm 12,89% so với năm 2012, năm 2014 giảm 45,09% so với năm 2013. Chứng tỏ tài sản vận động chậm hơn, đây là nhân tố làm giảm doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp. Tuy nhiên, tỷ suất sinh lời của tài sản năm sau cao hơn năm trước: Năm 2013 tăng 870,65% so với năm 2012, năm 2014 tăng 66,34% so với năm 2013; chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản tăng.

- Suất hao phí của tài sản so với doanh thu thuần năm sau cao hơn năm trước, điều đó chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản chưa tốt, hoặc với mức đầu tư tài sản như nhau thì doanh thu thuần năm sau thấp hơn năm trước.

- Suất hao phí của tài sản so với lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp năm sau thấp hơn năm trước, điều đó chứng tỏ khi doanh nghiệp muốn một mức lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp năm sau bằng năm trước thì cần đầu tư tài sản ít hơn, hoặc với mức đầu tư tài sản như nhau thì lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp năm sau lại cao hơn năm trước.

Đánh giá:

Nhìn chung, hiệu quả sử dụng tài sản của công ty đã tăng cao, thể hiện quả tỷ suất sinh lời tăng cao. Tuy nhiên số vòng quay của tài sản giảm, suất hao phí của tài sản so với doanh thu thuần cao. Nguyên nhân là do công ty đang thực hiện đầu tư vào nhiều dự án lớn, chưa mang lại doanh thu cho đơn vị. Mặt khác, tài sản của đơn vị tăng cao, mức hàng hóa tồn kho tăng, chi phí xây dựng dở dang quá lớn. Như vậy, công ty cần đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm và có các biện pháp sử dụng hiệu quả các tài sản đầu tư thêm.

Bảng 3.5 Bảng so sánh chỉ tiêu phân tích hiệu quả sử dụng tài sản 2012 - 2014 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

FLC Vin group Đại Dương FLC Vin group Đại Dương FLC Vin group Đại Dương 1. TSSL của tài sản (%) 0,49 5,62 2,08 4,78 13,82 1,43 7,96 3,60 4,77 2. Số vòng quay của tài

sản (vòng) 0,94 0,10 0,11 0,82 0,02 0,14 0,45 0,01 0,14

3. Suất hao phí của tài

sản so với DTT 1,07 10,49 9,32 1,22 58,56 6,94 2,23 89,84 7,30

4. Suất hao phí của tài

sản so với LNST TNDN 202,88 17,80 48,05 20,90 7,23 70,02 12,57 27,78 20,98

(Nguồn: Phụ lục 03, 06, 09)

Nhìn vào Bảng 3.5 ta thấy: - Về tỷ suất sinh lời của tài sản:

+ Năm 2012, tỷ suất sinh lời của tài sản của Công ty thấp hơn rất nhiều tỷ suất sinh lời của các công ty có cùng mô hình kinh doanh. Cụ thể: Tỷ suất sinh lời của Công ty là 0,49%, tỷ suất sinh lời của Tập đoàn Vingroup là 5,62%, của Tập đoàn Đại Dương là 2,08%.

+ Năm 2013, tỷ suất sinh lời của vốn của Công ty là 4,78%, thấp hơn tỷ suất sinh lời của Tập đoàn Vingroup (13,82%) và cao hơn tỷ suất sinh lời của Tập đoàn Đại Dương (1,43%).

+ Năm 2014, tỷ suất sinh lời của vốn của công ty đã vượt 2 đơn vị còn lại. Cụ thể: tỷ suất sinh lời của Công ty năm 2014 là 7,96%, tỷ suất sinh lời của Tập đoàn Vingroup là 3,6%, của Tập đoàn Đại Dương là 4,77%.

Như vậy, trái ngược với 2 đơn vị còn lại là tỷ suất sinh lời của tài sản năm 2013 tăng so với năm 2012 nhưng năm 2014 giảm so với năm 2013; thì tỷ suất sinh lời của tài sản của Tập đoàn FLC năm sau cao hơn năm trước. Điều lại chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty ngày càng được cải thiện.

- Về số vòng quay của tài sản:

Mặc dù số vòng quay của tài sản của Công ty năm sau giảm hơn so với năm trước, tuy nhiên với cao hơn hai đối thủ còn lại. Cụ thể:

+ Năm 2012, số vòng quay của tài sản của Công ty là 0,94 vòng cao hơn so với số vòng quay của tài sản của Tập đoàn Vingroup (0,10 vòng) và của Tập đoàn Đại Dương (0,11 vòng).

+ Năm 2013, số vòng quay của tài sản của Công ty là 0,82 vòng cao hơn so với số vòng quay của tài sản của tập đoàn Vingroup (0,02 vòng) và của Tập đoàn Đại Dương (0,14 vòng).

+ Năm 2014, số vòng quay của tài sản của Công ty là 0,45 vòng cao hơn so với số vòng quay của tài sản của Tập đoàn Vingroup (0,01 vòng) và của Tập đoàn Đại Dương (0,14 vòng).

- Về suất hao phí của tài sản so với doanh thu thuần:

Mặc dù suất hao phí của tài sản so với doanh thu thuần của Công ty năm sau cao hơn năm trước nhưng vẫn thấp hơn so với 2 đơn vị còn lại. Cụ thể:

+ Năm 2012, suất hao phí so với doanh thu thuần của Công ty là 1,07 thấp hơn so với suất hao phí của Tập đoàn Vingroup (10,49) và của Tập đoàn Đại Dương (9,32).

+ Năm 2013, suất hao phí so với doanh thu thuần của Công ty là 1,22 thấp hơn so với suất hao phí của Tập đoàn Vingroup (58,56) và của Tập đoàn Đại Dương (6,94).

+ Năm 2014, suất hao phí so với doanh thu thuần của Công ty là 2,23 thấp hơn so với suất hao phí của Tập đoàn Vingroup (89,84) và của Tập đoàn Đại Dương (7,3).

Suất hao phí của tài sản so với lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp của Công ty có sự cải thiện đáng kể. Cụ thể:

+ Năm 2012, suất hao phí của tài sản so với lợi nhuận sau thuế của Công ty (202,88) cao hơn rất nhiều suất hao phí của Tập đoàn Vingroup (17,80) và Tập đoàn Đại Dương (48,05).

+ Năm 2013, suất hao phí của tài sản so với lợi nhuận của Công ty (20,90) cao hơn Tập đoàn Vingroup (7,23), nhưng thấp hơn Tập đoàn Đại Dương (70,02).

+ Năm 2014, suất hao phí của tài sản so với lợi nhuận của Công ty (12,57) đã thấp hơn so với 2 đơn vị còn lại, Tập đoàn Vingroup là 27,78 và Tập đoàn Đại Dương là 20,98.

Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản thông qua mô hình tài chính Dupont

Theo mô hình Dupont thì:

Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA) = (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tỷ suất sinh lời của doanh thu (ROS) x

Số vòng quay của tài sản bình quân (SOA)

Tỷ suất sinh lời của tài

sản (ROA) năm 2012 = 0,49% = 0,526% x 0,94 Tỷ suất sinh lời của tài

sản (ROA) năm 2013 = 4,78% = 5,858% x 0,82 Tỷ suất sinh lời của tài

sản (ROA) năm 2014 = 7,96% = 17,747% x 0,45 Như vậy ROA năm sau cao hơn năm trước, chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản đã nâng cao, đây là nhân tố thúc đẩy nhà quản trị mở rộng quy mô sản

xuất. Việc tăng đó là do ảnh hưởng của 2 nhân tố:

- Số vòng quay của tài sản năm sau thấp hơn năm trước: Năm 2012 là 0,94 vòng, năm 2013 là 0,82 vòng, năm 2014 là 0,45 vòng.

- Tỷ suất sinh lời của doanh thu năm sau cao hơn năm trước (Năm 2012 là 0,49%, năm 2013 là 4,78%, năm 2014 là 7,96%); và tốc độ tăng tỷ suất sinh lời của doanh thu nhanh hơn tốc độ giảm số vòng quay của tài sản ( Năm 2013: tỷ suất sinh lời tăng 1.014,27% so với năm 2012, còn số vòng quay của tài sản giảm 12,89% so với năm 2012; năm 2014: tỷ suất sinh lời tăng 202,96% so với năm 2013, còn số vòng quay của tài sản giảm 45,09% so với năm 2013, cho nên tỷ suất sinh lời của tài sản vẫn tăng.

Như vậy, để tăng cao hiệu quả sử dụng tài sản, công ty cần tăng số vòng quay của tài sản bằng cách tăng doanh thu, giải phóng hàng tồn kho, giảm thiểu thời gian xây dựng các dự án.

3.2.3. Phân tích hiệu quả sử dụng nguồn vốn

Bảng 3.6 Bảng chỉ tiêu phân tích hiệu quả sử dụng nguồn vốn 2012 - 2014

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Tăng giảm 2013 so 2012 Tăng giảm 2014 so 2013

1. Tỷ suất sinh lời của vốn

chủ sở hữu (ROE) (%) 0,69 6,71 10,64 869,94% 58,60%

2. Hiệu quả sử dụng lãi vay 13,16 104,93 6,96 697,16% -93,37% 3. Tỷ suất sinh lời của tiền

vay (%) 13,47 266,80 58,96 1.880,42% -77,90%

(Nguồn: Phụ lục 03)

Nhận xét:

- Về tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu: Tỷ suất sinh lời của vốn chủ

Một phần của tài liệu Hiệu quả kinh doanh tại công ty cổ phần tập đoàn FLC (Trang 58)