Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần tập đoàn FLC

Một phần của tài liệu Hiệu quả kinh doanh tại công ty cổ phần tập đoàn FLC (Trang 45)

3.1. Khái quát về Công ty cổ phần tập đoàn FLC

3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần tập đoàn FLC đoàn FLC

Công ty cổ phân tập đoàn FLC được thành lập năm 2001. Với 15 năm xây dựng và phát triển, Công ty lần lượt được tổ chức theo nhiều loại hình doanh nghiệp và với các tên gọi khác nhau. Vào năm 2010, trước nhu cầu mở rộng về quy mô, lĩnh vực hoạt động, tăng cường năng lực quản trị và nâng cao hiệu quả đầu tư, Công ty đổi tên thành Công ty cổ phần tập đoàn FLC, hoạt động theo mô hình công ty mẹ với nhiều công ty con, công ty liên kết.

Công ty cổ phần tập đoàn FLC là một doanh nghiệp kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực trong đó tập trung vào các lĩnh vực chính là: Phát triển các dự án bất động sản, đầu tư tài chính, khai thác và chế biến khoáng sản và thương mại dịch vụ.

Với định hướng trở thành một tập đoàn có tiềm lực và thương hiệu tại Việt Nam, từng bước vươn ra khu vực và thế giới, những năm qua Công ty cổ phần tập đoàn FLC đã không ngừng khẳng định sự lớn mạnh về mọi mặt. Đến nay, vốn điều lệ của công ty là 771,8 tỷ đồng, tổng tài sản đạt gần 3.000 tỷ đồng, các lĩnh vực đầu tư, kinh doanh ngày càng phát triển và bền vững. Tập đoàn và các công ty con hiện đang là chủ đầu tư của hàng loạt dự án bất động sản có quy mô lớn với tổng mức đầu tư mỗi dự án lên đến hàng ngàn tỷ đồng, điển hình như dự án Tòa văn phòng cho thuê và chung cư cao cấp FLC landmark Tower cao 32 tầng với tổng diện tích sử dụng trên 70.000m2 tại Mỹ Đình, Từ Liêm, Hà Nội (đã hoàn thành và đưa vào khai thác năm 2012); dự án Khu đô thị Green city với quy mô 134 ha tại Vĩnh Phúc; dự án sân golf

248,7 ha tại Ba Vì, Hà Nội; dự án bãi đỗ xe thông minh kết hợp khai thác thương mại với mặt bằng rộng 6000m2 tại đường Phạm Hùng Hà Nội; dự án FLC Complex diện tích gần 1ha tại đường Lê Văn Lương nối dài,… Bên cạnh đó lĩnh vực kinh doanh thương mại, dịch vụ của tập đoàn và các công ty con cũng phát triển mạnh trong những năm qua.

Tổng doanh thu các hoạt động thương mại dịch vụ của tập đoàn và các công ty con năm 2012 cũng đạt trên 1.660 tỷ đồng với các mặt hàng chủ lực như: sắt thép, vật liệu xây dựng, du lich, dịch vụ hàng không, nhà hàng, khách sạn, sân golf,… Ngoài ra để khai thác triệt để những thế mạnh sẵn có, năm 2012, công ty đã mở rộng hoạt động sang lĩnh vực đào tạo với việc ra mắt Trường cao đằng nghề FLC, thành lập Trung tâm xuất khẩu lao động. Đây là những lĩnh vực tiềm năng, hứa hẹn sẽ đóng góp vào sự phát triển ổn định bền vững của công ty trong thời gian tới.

Cho đến hiện tại, FLC đã trở thành một thương hiệu có sức phát triển lan tỏa đáng ngạc nhiên tại Việt Nam khi được công chúng quan tâm chú ý chỉ trong một thời gian ngắn. Mở rộng hoạt động với tốc độ nhanh và quy mô lớn, nhưng có thể thấy trong mỗi bước đi, FLC vẫn giữ được sự tỉnh táo và cẩn trọng.

TẬP ĐOÀN FLC

Trụ sở chính: Tầng 5, FLC Landmark Tower, đường Lê Đức Thọ, Mỹ Đình 2, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh :

Địa chỉ : 86 Nguyễn Công Trứ, phường Nguyễn Thái Bình, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh

Chi nhánh tại tỉnh Thanh Hoá :

Địa chỉ : FLC SamSon Golf Links, đường Thanh Niên, xã Quảng Cư, thị xã Sầm Sơn, Thanh Hoá

Chi nhánh tại tỉnh Khánh Hòa :

Địa chỉ : 04 Ngô Quyền, Phường Xương Huân, Thành phố Nha Trang, Tỉnh Khánh Hòa

3.1.2. Cơ cấu, bộ máy tổ chƣ́c, lĩnh vực hoạt động của Công ty Cơ cấu tổ chức và bộ máy của công ty

Thứ nhất: Cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần tập đoàn FLC

Như vậy Tập đoàn FLC hoạt động theo mô hình tổ chức công ty mẹ con, gồm các công ty trực thuộc. Bên cạnh đó, một số công ty con của FLC có liên kết với một số các công ty bên ngoài (Công ty cổ phần liên doanh và đầu tư Quốc tế FLC)

(Nguồn: Mô hình tổ chức của FLC)

Hình 3.1 Mô hình tổ chức Công ty cổ phần tập đoàn FLC

CÔNG TY MẸ CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN FLC CÔNG TY CON CÔNG TY LIÊN KẾT CÔNG TY TNHH MTV FLC LAND CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ OTP FLC VIỆT NAM TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ FLC CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ ĐỊA ỐC ALASKA CÔNG TY CỔ PHẦN FLC GOLF & RESORT CÔNG TY CỔ PHẦN LIÊN DOANH ĐẦU TƯ QUỐC TẾ KLF TRƯỜNG MẦM NON FLC CÔNG TY TNHH HẢI CHÂU CÔNG TY CỔ PHẦN TRAVEL VĨNH PHÚC CÔNG TY CỔ PHẦN GIẢI TRÍ GREEN BELL

(Nguồn: Sơ đồ tổ chức quản trị của FLC)

Hình 3.2 Sơ đồ tổ chức quản trị Công ty cổ phần tập đoàn FLC

Thứ hai: Bộ máy quản lý của Công ty cổ phần tập đoàn FLC ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ TỔNG GIÁM ĐỐC TÀI CHÍNH KẾ TOÁN PHÓ TỔNG

GIÁM ĐỐC PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC

TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH PHÁP CHẾ TRUNG TÂM XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG ĐỐI NGOẠI SÀN BẤT ĐỘNG SẢN PHÁT TRIỂN

DỰ ÁN DẠY NGHỀ ĐÀO TẠO

CHI NHÁNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KINH DOANH THIẾT BỊ DẠY NGHỀ ĐẦU TƯ &

KINH DOANH KHOÁNG SẢN BAN QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN ĐOÀN THỂ ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG THƯ KÝ HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ THƯ KÝ TỔNG GIÁM ĐỐC

có: Hội đồng quản trị (05 thành viên), Ban kiểm soát (03 thành viên), Ban giám đốc (01 Tổng giám đốc và 4 phó tổng giám đốc)…. Các đơn vị chức năng phòng ban, trung tâm thực hiện các chức năng theo sự phân công chuyên môn của Ban Lãnh đạo công ty.

Lĩnh vực hoạt động của công ty

Theo theo giấy đăng ký kinh doanh số 0102033961 cấp 17/03/2010 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà nội cấp ngày 17/03/2010 và chỉnh sửa lần cuối vào ngày 17/10/2012 thì Công ty cổ phần tập đoàn FLC có chức năng kinh doanh như sau:

 Dịch vụ quản lý bất động sản;  Dịch vụ quảng cáo bất động sản;  Dịch vụ tư vấn bất động sản;  Dịch vụ đấu giá bất động sản;  Dịch vụ chứng khoán

 Dịch vụ đầu tư tài chính  Kinh doanh công nghệ  Đại lý thuế

 Tư vấn pháp lý

 Khai thác chế biến khoáng sản  Truyền thông

 Kinh doanh vật liệu xây dựng

3.1.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần tập đoàn FLC

Các nhân tố bên ngoài

- Nhân tố về đối thủ cạnh tranh

Công ty cổ phần tập đoàn FLC hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực bất động sản. Lĩnh vực bất động sản là một lĩnh vực luôn sôi động, có khả năng

tạo ra lợi nhuận lớn cho các đơn vị. Vì vậy, sự cạnh tranh trên thị trường bất động sản diễn ra khốc liệt. Các đơn vị lớn trong lĩnh vực này như: Tập đoàn Vingroup, Tập đoàn Đại Dương, Tổng công ty Vinaconex, Tổng công ty Sông Đà... Sự cạnh tranh này đòi hỏi các đơn vị kinh doanh bất động sản phải giảm giá bán sản phẩm, và tăng chi phí marketing, dẫn đến doanh thu và lợi nhuận sụt giảm. Công ty cổ phần tập đoàn FLC cũng chịu sự cạnh tranh chung này và phải có những chiến lược kinh doanh đúng đắn để khẳng định vị trí và thương hiệu của mình trên bản đồ của thị trường bất động sản.

- Nhân tố về yếu tố kinh tế

Thị trường bất động sản năm 2014 đã sôi động trở lại nhờ các chính sách hỗ trợ của Chính phủ, sự tham gia hỗ trợ tích cực của các ngân hàng và sự linh hoạt của các doanh nghiệp.

Giao dịch tăng mạnh, niềm tin thị trường đã phục hồi khá tốt, cùng với các chính sách mới liên quan đến thị trường được mở ra khá thông thoáng…, là những yếu tố có thể khẳng định, thị trường bất động sản đã và đang phục hồi.

Năm mới 2015, cùng với gói hỗ trợ 30.000 tỷ của chính phủ, Luật nhà ở sửa đổi tạo điều kiện cho người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam, rất nhiều người cho rằng 2015 là cơ hội tuyệt vời nhất trong nhiều năm qua cho tất cả những doanh nghiệp kinh doanh và đầu tư trong lĩnh vực bất động sản tại Việt Nam.

Trong năm 2015, áp lực tài chính đối với các doanh nghiệp bất động sản sẽ giảm đáng kể. Thông tư 36/2014/TT-NHNN giảm tỷ lệ rủi ro cho vay bất động sản từ 250% xuống 150% được kỳ vọng sẽ giúp khơi thông dòng tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản, giúp các doanh nghiệp trong ngành nối lại hoạt động bán hàng và đầu tư cho các dự án.

Ngoài ra, thị trường chứng khoán dự báo sẽ sôi động trở lại, làm tăng khả năng thành công cho kế hoạch phát hành thêm của nhiều doanh nghiệp bất động sản niêm yết, qua đó có thêm nguồn tiền để trả bớt nợ vay và cải thiện tình hình tài chính.

Năm 2015, do tình hình kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định và các cấp, các ngành tập trung triển khai các giải pháp đã được Chính phủ đưa ra về nhà ở và thị trường bất động sản. Trong đó, có những điểm nổi bật về đầu tư phát triển nhà ở, đặc biệt là nhà ở xã hội, mở rộng phạm vi kinh doanh, mở rộng đối tượng được mua và sở hữu nhà ở, công trình xây dựng tại Việt Nam cho tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài sẽ tiếp tục tác động tích cực đến thị trường bất động sản.

- Nhân tố về pháp luật

Sau một thời gian thực hiện tốt Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 07/01/2013 về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu, có thể nói thị trường bất động sản năm 2014 đã có sự tăng trưởng tích cực.

Trong năm 2014, nhiều chính sách mới có hiệu lực thi hành và cũng có nhiều văn bản quy phạm pháp luật mới được thông qua có liên quan đến lĩnh vực phát triển nhà ở, thị trường bất động sản. Điển hình như Luật và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai 2013, Luật Xây dựng và đặc biệt là Luật Nhà ở sửa đổi và Luật Kinh doanh bất động sản sửa đổi có nhiều nội dung thay đổi mang tính đột phá.

- Nhân tố về khoa học công nghệ

Theo đánh giá của các chuyên gia trong lĩnh vực xây dựng, nhà cao tầng ở đô thị từ lâu đã trở thành nhu cầu và là xu thế phát triển tất yếu của các đô thị hiện đại trên thế giới. Còn tại Việt Nam, nhà cao tầng mới được bắt đầu phát triển trong vài chục năm trở lại đây, chính vì vậy đối với chúng ta đây

vẫn là một lĩnh vực mới, nhiều công nghệ mới, thiết bị mới cũng như lựa chọn vật liệu xây dựng mới (Vật liệu nhẹ giảm tải trọng cho công trình, các loại vật liệu cách âm, cách nhiệt, có khả năng chống cháy, thân thiện với môi trường)... trong xây dựng đang được dần dần áp dụng ở nước ta. Điều này ảnh hướng tới hoạt động kinh doanh của Công ty, đòi hỏi Công ty phải áp dụng các công nghệ mới, thiết bị, vật liệu xây dựng mới… vào quá trình kinh doanh, nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn về kỹ thuật theo quy định, nâng cao chất lượng sản phẩm và tăng hiệu quả kinh doanh của Công ty.

- Nhân tố về văn hóa – xã hội

Nhân tố về văn hóa xã hội ảnh hưởng quan trọng đến hoạt động kinh doanh của Công ty, vì nó ảnh hướng tới doanh thu đầu ra của đơn vị. Dân số của Việt Nam hiện tại là 90 triệu người với dân số trẻ. Theo điều tra, 33,1% dân số Việt Nam sống tại khu vực thành thị và 66,9% tại các vùng nông thôn; số dân di cư từ nông thôn ra thành thị làm việc ngày một tăng cao, nhiều khu đô thị mới được hình thành… Điều này mở ra cơ hội đầu tư, hợp tác kinh doanh lớn cho Công ty.

Các nhân tố bên trong

- Sản phẩm, dịch vụ

Các dự án kinh doanh bất động sản và các dự án khác

Trong năm 2013, Công ty cổ phần tập đoàn FLC đã tận dụng cơ hội mua lại các dự án với giá rẻ từ các doanh nghiệp không còn khả năng tài chính, thực hiện bằng việc nhận chuyển nhượng bằng một số dự án lớn, tiêu biểu là Dự án khu chức năng đô thị Đại Mỗ (FLC Garden City) với quy mô 8 hecta, tổng mức đầu tư gần 3500 tỷ đồng tại phường Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, Thành phố Hà Nội. Ngoài ra Công ty còn được Bộ Tư pháp tín nhiệm giao làm chủ đầu tư Dự án nhà ở cho cán bộ công nhân viên Bộ Tư pháp.

Ngoài các dự án đầu tư trong nước, Công ty còn xúc tiến thúc đẩy đầu tư vào các dự án ở nước ngoài. Công ty đã có những chuyến khảo sát, tìm kiếm cơ hội đầu tư tại Myanmar. Đầu tháng 10 năm 2013, Công ty đã chính thức ký thỏa thuận hợp tác đầu tư với Tập đoàn KLC của Myanmar để triển khai dự án nhà ở thương mại tại một số tuyến phố trung tâm của Yangon.

Kinh doanh thương mại

Thương mại vẫn là lĩnh vực đem lại doanh thu lớn cho công ty. Với việc tiếp tục đẩy mạnh kinh doanh vật liệu xây dựng như sắt thép, inox, các sản phẩm công nghệ cao... đem lại doanh thu cho công ty năm 2013 là 1.369 tỷ đồng, năm 2014 là 1505 tỷ đồng.

Đầu tư tài chính

Đơn vị đã có chính sách quyết liệt tái cơ cấu danh mục đầu tư tại các lĩnh vực không có hiệu quả năm 2012. Trong năm 2013, Công ty đầu tư mới trong các lĩnh vực có cơ hội tăng trưởng như giáo dục, y tế, các hoạt động ủy thác đầu tư... Công ty hiện tại đang nắm giữ 20% vốn điều lệ của Công ty Việt Hàn và là chủ sở hữu của Trường mầm non FLC.

Lĩnh vực kinh doanh mới

Trong năm 2013, trung tâm đào tạo và cung ứng nhân lực quốc tế FLC đã đưa được gần 200 người lao động đi làm việc ở nước ngoài, trong đó có các thị trường quan trọng như Nhật Bản, Nga, Đại Loan, Malaysia... Trung tâm cũng đã tổ chức thành công mô hình đào tạo trực tiếp cho người lao động để tạo nguồn cho hoạt động xuất khẩu lao động ngay tại Hà Nội, thiết lập thành công nhiều quan hệ hợp tác với các thị trường lao động như Châu Âu, Trung Đông, Úc làm tiền đề cho việc mở rộng hoạt động xuất khẩu lao động cho các năm tiếp theo.

Trường cao đẳng nghề FLC đã hoàn thiện bộ máy tổ chức và bắt tay vào tuyển sinh các khóa đào tạo cả chính quy, ngắn hạn và hợp tác đào tạo

quốc tế. Trương mầm non FLC cũng đã đi vào hoạt động, phục vụ nhu cầu học tập cho trẻ em trong khu vực và con em cán bộ công nhân viên trong công ty.

- Trình độ tổ chức bộ máy quản lý

Công ty cổ phần tập đoàn FLC đã điều chỉnh cơ cấu nhân sự cũng như tổ chức tinh giảm gọn nhẹ, nâng cao ý thức trách nhiệm của từng cán bộ công nhân viên trong công ty. Công ty tiếp tục hoàn thiện mô hình tổ chức đã thiết lập theo hướng từng bước giao quyền chủ động kinh doanh cho các đơn vị, công ty thành viên.

Bên cạnh đó, để tăng cường công tác quản lý, Công ty đã hoàn thiện hệ thống quy chế, áp dụng và duy trì hệ thống quản lý chất lượng phù hợp tiêu chuẩn ISO 9001:2008 để nâng cao hiệu quả quản lý, điều hành các hoạt động của tập đoàn.

- Nguồn nhân lực của doanh nghiệp

Để mở rộng nhu cầu phát triển cũng như mở rộng lĩnh vực kinh doanh, Tập đoàn thương xuyên tuyển dụng thêm cán bộ công nhân viên. Trình độ của cán bộ công nhân viên tương đối cao với trên 75% là Đại học và sau đại học.

Một phần của tài liệu Hiệu quả kinh doanh tại công ty cổ phần tập đoàn FLC (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)