Đánh giá chất lƣợng thẩm định tín dụng ngắn hạn đối với doanh nghiệp nhỏ

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng ngắn hạn đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP đông nam á chi nhánh láng hạ (Trang 84)

nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Đông Nam Á- Chi nhánh Láng Hạ

Tổng hợp kết quả vừa phân tích ở trên, chúng ta có bảng 3.8 đánh giá kết quả về chất lƣợng thẩm định tín dụng ngắn hạn của chi nhánh Láng Hạ:

Bảng 3.8: Tổng hợp các tiêu chí phản ánh chất lƣợng thẩm định tín dụng ngắn hạn DNNVV tại chi nhánh Láng Hạ

STT Tiêu chí Đánh giá Kết quả

Nhóm tiêu chí liên quan đến việc xây dựng, tuân thủ quy trình và sự phù hợp trong tổ chức, quản lý hoạt động thẩm định tín dụng ngắn hạn 1 Chi nhánh có hay không có phƣơng

pháp thẩm định a Có

2

Chi nhánh có hay không có quy trình thẩm định tín dụng ngắn hạn cụ thể,

rõ ràng và dễ thực hiện

a Có

3

Sự tuân thủ của cán bộ thẩm định đối với quy trình và các nội dung thẩm

định của ngân hàng

a Tuân thủ toàn bộ

4

Sự chồng chéo trong chức năng nhiệm vụ giữa các bộ phận, cán bộ thẩm định trong ngân hàng b Có sự chồng chéo 5 Sự quy định cụ thể, rõ ràng về quyền hạn và trách nhiệm của cán bộ thẩm định b Có quy định nhƣng không cụ thể và rõ ràng Nhóm tiêu chí về năng lực cán bộ thẩm định 6 Tỷ lệ cán bộ thẩm định tín dụng chuyên trách d 5,09% 7 Tỷ lệ cán bộ thẩm định tín dụng có trình độ đại học trở lên a 88,14% 8 Tỷ lệ cán bộ thẩm định tín dụng có

73

Nhóm tiêu chí về thông tin phục vụ cho quá trình thẩm định

9

Sự đầy đủ và tin cậy của thông tin phục vụ cho công tác thẩm định tín

dụng cho vay ngắn hạn

b

Phần lớn thông tin đáng tin cậy, nhƣng một số

thông tin không kiểm tra đƣợc 10 Số lƣợng các nguồn cung cấp thông

tin để phục vụ cho thẩm định. b

Có một số thông tin chỉ có một nguồn Nhóm tiêu chí liên quan đến việc thực hiện các nội dung thẩm định 11 Có hay không thẩm định tƣ cách pháp

lý của DNNVV a

Có thẩm định tƣ cách pháp lý

12 Mục đích sử dụng vốn vay a Hợp pháp

13 Thẩm định khả năng tài chính của

DNNVV a Khoa học (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

14 Tính khả thi trong thẩm định phƣơng

án huy động vốn a Khả thi trên thực tế

15

Sự đầy đủ, thuyết phục trong các ƣớc lƣợng về các yếu tố đầu vào, đầu ra để xác định hiệu quả kinh doanh của

phƣơng án

b Có mức độ rủi ro cao

16 Mức độ đánh giá đƣợc các rủi ro có

thể xảy ra đối với phƣơng án. c

Chỉ dừng lại ở đánh giá hình thức 17 Tỷ lệ nợ xấu ngắn hạn có bảo đảm bằng tài sản/Tổng dƣ nợ ngắn hạn của DNNVV a 90,04%

Nhóm tiêu chí phản ánh sự phù hợp của kết quả thẩm định với thực hiện phƣơng án sản xuất kinh doanh

18 Tỷ lệ nợ ngắn hạn của

DNNVV cần chú ý b 8,6%

19 Tỷ lệ nợ xấu ngắn hạn DNNVV b 9,96%

Nhóm tiêu chí khác

20 Thời gian thực hiện thẩm định a Trong phạm vi quy định

21 Chi phí thẩm định a DNNVV Không mất phí

thẩm định

74

Qua bảng 3.8 ta thấy đƣợc những thành tựu và hạn chế trong công tác thẩm định tín dụng ngắn hạn các DNNVV của chi nhánh Láng Hạ, cụ thể là:

3.5.1. Những kết quả đạt được

Trong những năm qua, cùng với sự cố gắng của toàn thể cán bộ, nhân viên nên chi nhánh đã đạt đƣợc một số thành tựu sau:

- Chi nhánh đã không ngừng tạo điều kiện cung cấp vốn cho DNNVV trên địa bàn thành phố Hà Nội, nhờ vậy mà đã làm cho DNNVV có vốn để phát triển nhanh, tạo ra nhiều việc làm, sản phẩm và của cải cho xã hội. Cụ thể, dƣ nợ ngắn hạn của chi nhánh đối với các DNNVV năm 2011 là 451,2 tỷ đồng, và tăng lên là 504,2 tỷ đồng vào năm 2014... Do đó thị phần và uy tín của chi nhánh ngày càng đƣợc nâng cao.

- Chi nhánh đã có phƣơng pháp và quy trình thẩm định một cách rõ ràng và truyền tải đƣợc tới tất cả cán bộ, nhân viên có liên quan đến thẩm định.

- Toàn thể cán bộ, nhân viên tín dụng (thẩm định) đều tuân thủ nghiêm ngặt quy trình và nội dung thẩm định.

- Tỷ lệ cán bộ thẩm định tín dụng có trình độ đại học trở lên là tƣơng đối cao (88,14%), và tỷ lệ cán bộ thẩm định tín dụng có kinh nghiệm trên năm 5 cũng ở mức rất tốt (76,27%).

- Trong quá trình thẩm định tín dụng ngắn hạn, các cán bộ, nhân viên của chi nhánh đã rất chú trọng thẩm định tƣ cách pháp lý, mục đích sử dụng vốn và khả năng tài chính của các DNNVV. Vì vậy, các tiêu chí này luôn ở mức tốt (đều đƣợc đánh giá là loại a).

- Trong những năm gần đây, chi nhánh đã tăng cƣờng cho vay có kèm theo bảo đảm, do đó tỷ lệ nợ xấu có tài sản bảo đảm ngày càng tăng (cụ thể, năm 2011 chỉ có 7,84 tỷ đồng thì đến năm 2014 đã tăng lên là 45,56 tỷ đồng).

- Chi nhánh luôn thực hiện đúng về thời gian thẩm định (có những món vay còn nhanh hơn cả thời gian quy định). Mặt khác, khi thực hiện thẩm định tín dụng nói chung và thẩm định tín dụng ngắn hạn nói riêng, các DNNVV không phải mất

75

một khoản chi phí nào, dù có đƣợc cấp tín dụng hay không. Vì vậy, các DNNVV rất hài lòng với thời gian và chi phí thẩm định của chi nhánh Láng Hạ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.5.2. Hạn chế và nguyên nhân

3.5.2.1. Hạn chế

Bên cạnh những mặt đã làm đƣợc ở trên, chi nhánh còn có nhiều hạn chế, trong cả hoạt động thẩm định tín dụng nói chung và thẩm định tín dụng ngắn hạn đối với các DNNVV nói riêng, cụ thể là:

- Công tác thẩm định tín dụng ngắn hạn vẫn còn có sự chồng chéo, chƣa có sự quy định và phân rõ trách nhiệm cho cán bộ thẩm định và cán bộ có liên quan. Vì vậy, vẫn còn tình trạng chốn tránh trách nhiệm trong hoạt động thẩm định tín dụng của chi nhánh.

- Trong quá trình thẩm định, mức độ đánh giá đƣợc các rủi ro có thể xảy ra đối với phƣơng án còn thấp, mới chỉ dừng lại ở đánh giá hình thức, qua loa, lấy lệ, chƣa mang tính khoa học cao.

- Tỷ lệ nợ xấu (9,96%), nợ cần chú ý (8,6%) của các DNNVV ngày càng tăng, vƣợt mức chuẩn mà ngân hàng Nhà nƣớc khuyến cáo. Vì vậy, chi nhánh cần có biện pháp làm giảm nợ xấu, nợ cần chú ý trong thời gian tới.

- Việc xây dựng và cập nhận thông tin chƣa đƣợc triển khai đúng mức, số lƣợng kênh thông tin còn hạn chế, hay các thông tin phản ánh chƣa đƣợc đầy đủ, còn thiếu tin cậy và chƣa kiểm tra đƣợc, nhất là các thông tin liên quan đến lĩnh vực sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

3.5.2. 2. Nguyên nhân

Có nhiều nguyên nhân làm ảnh hƣởng đến những hạn chế tiêu biểu của chi nhánh, trong đó có những nguyên nhân chủ quan, nguyên nhân khách quan, cụ thể là:

Nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất: Trong những năm qua, chi nhánh đã tiến hành đào tạo, đào tạo lại nguồn nhân lực. Tuy nhiên, tỷ lệ cán bộ chuyên trách còn thấp, Cán bộ có kinh nghiệm trên 5 năm còn hạn chế, cán bộ có trình độ dƣới đại học vẫn còn nhiều, nên chƣa đạt ở mức chuẩn so với yêu cầu của công việc. Do đó, công tác thẩm định tín

76

dụng ngăn hạn trƣớc khi cho vay của một số cán bộ còn hạn chế, cụ thể là, báo cáo thẩm định còn chƣa sát với thực tế tại đơn vị, các nhận xét đƣa ra còn chung chung... hay việc ƣớc lƣợng các yếu tố đầu vào, đầu ra còn chƣa đầy đủ và có tính thuết phục cao. Thêm vào đó là các cán bộ thẩm định của chi nhánh là cán bộ khiêm nhiệm (vừa làm tín dụng, vừa quan hệ với khách hàng, và vừa thẩm định), nên ảnh hƣởng đến chất lƣợng thẩm định tín dụng ngắn hạn. Mặt khác, cán bộ thẩm định chuyên trách còn mỏng và thiếu, nên khâu tái thẩm định hầu nhƣ chỉ đƣợc thực hiện với các khoản vay lớn, còn những khoản vay nhỏ và vừa thì hầu nhƣ không đƣợc tái thẩm định trƣớc khi quyết định cho vay.

Thứ hai: Trong thời gian qua, Công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra và giám sát của chi nhánh còn nhiều hạn chế, thiếu kiên quyết và dứt khoát, công tác xử lý còn yếu kém... dẫn đến tình trạng cho các DNNVV vay một cách quá mức, điều đó dẫn đến tình trạng nợ cần chú ý, nợ xấu của chi nhánh trong năm qua tăng lên quá mức chuẩn mà ngân hàng nhà nƣớc khuyến cáo.

Thứ ba: Khả năng tiếp cận, khai thác và sử lý thông tin của các bộ thẩm định còn chủ quan, nghèo làn và đơn giản. Chủ yếu các thông tin đƣợc lấy từ các doanh nghiệp, đôi khi thì đƣợc lấy cả ở trung tâm CIC hay của hội sở, do đó đã ảnh hƣởng rất nhiều đến chất lƣợng của thẩm định

Thứ tư: Chi nhánh mới đƣợc thành lập, vì vậy, để thu hút khách hàng về với chi nhánh, nên trong nhiều trƣờng hợp chi nhánh đã mạo hiểm cho các DNNVV vay với mục đích kéo khách về với chi nhánh. Trong số đó có những doanh nghiệp làm ăn tốt, hoàn trả nợ đúng hẹn, nhƣng cũng có doanh nghiệp gặp phải rủi ro, nên không thể hoàn trả nợ đƣợc đúng hẹn. Điều này đã làm cho nợ xấu, nợ cần chú ý của chi nhánh tăng cao.

Thứ năm: Trong quá trình thẩm định còn quá coi trọng việc có tài sản bảo đảm của các doanh nghiệp, họ vẫn chƣa ý thức đƣợc sự sâu xa của tài sản bảo đảm chỉ là điều kiện cho vay, giảm bớt tổn thất cho ngân hàng khi mà khách hàng không thể trả đƣợc nợ thì mới phải dùng đến tài sản bảo đảm, do đó tài sản bảo đảm không phải là yếu tố quyết định đến chất lƣợng của thẩm định và của các món vay.

77

Thứ sáu: Sự tha hoá, biến chất của một số cán bộ thẩm định tín dụng, họ vì mục đích cá nhân mà đã làm sai lệch kết quả thẩm định. Dẫn đến kết quả thẩm định không cao và tiềm ẩn rủi ro lớn đối với chi nhánh.

Thứ bảy: Số lƣợng cán bộ thẩm định tín dụng chuyên trách còn ở mức thấp (5,09%), điều này sẽ làm ảnh hƣởng đến chất lƣợng thẩm định tín dụng ngắn hạn của chi nhánh.

Thứ tám: SeABank chƣa chú trọng, đầu tƣ và phát triển hoạt động Marketing hình ảnh, quảng bá thƣơng hiệu trên các thông tin đại chúng. Hiện nay, vẫn còn rất nhiều khách hàng khi lần đầu tiên cán bộ tiếp cho vay tiếp xúc chƣa biết đến SeABank, thƣơng hiệu SeABank chƣa đƣợc đƣợc quan tâm xây dựng và quảng bá, dẫn đến hiệu quả hoạt động kinh doanh bị ảnh hƣởng

Thứ chín: Chính sách tín dụng còn chƣa linh hoạt: Các quy trình về tài sản đảm bảo là những trở ngại rất lớn của khách hàng, các chính sách tín dụng thiếu linh hoạt đã khiến cho khách hàng khó tiếp cận với nguồn vốn từ ngân hàng. Sản phẩm cho vay của Ngân hàng còn hạn chế không đáp ứng đƣợc nhu cầu thực tế của thị trƣờng, các yêu cầu về cho vay quá khắt khe, các hình thức cho vay chƣa đa dạng hóa sản phẩm, không có khả năng thúc đẩy cho vay với dƣ nợ lớn do yêu cầu về tài sản đảm bảo, quy trình sản phẩm còn nhiều thiếu sót, sản phẩm cho vay thƣờng xuyên phải điều chỉnh để phù hợp với nhu cầu khách hàng và tình hình thực tế.

Chính sách cho vay: do tâm lý sợ rủi ro nên nhiều trƣờng hợp các tài sản thế chấp của khách hàng bị đánh giá thấp hơn nhiều so với giá trị thị trƣờng. Do vậy, Khách hàng vay vốn khó có thể vay vốn tại SeABank theo đúng nhu cầu vay vốn, mất cơ hội đầu tƣ của khách hàng. Bên cạnh đó, nhiều khách hàng có tình hình tài chính tốt, phƣơng án vay vốn hiệu quả, có khả năng trả nợ nhƣng tài sản bị định giá thấp nên không vay đƣợc vốn, điều này ảnh hƣởng đến khả năng phát triển cho vay ngắn hạn tại SeABank – chi nhánh Láng Hạ.

Tình trạng thiếu vốn tạm thời đôi lúc vẫn xảy ra: do Chi nhánh chƣa giải quyết đƣợc tận gốc vấn đề cân đối kì hạn giữa việc huy động và cho vay. Đây cũng là tình trạng chung của tất cả các NHTM và điều này là không thể tránh khỏi.

78

Nguyên nhân khách quan

- Môi trường kinh doanh thiếu ổn định: nền kinh tế có ổn định thì mới tạo điều kiện cho các DNNVV hoạt động sản xuất kinh doanh một cách có hiệu quả, nhƣng những năm gần đây, tình hình kinh tế trong và ngoài nƣớc liên tục biến động, giá nguyên vật liệu vẫn ở mức cao, sự cạnh tranh gay gắt của các mặt hàng nƣớc ngoài đối với hàng trong nƣớc… đã và đang tạo rất nhiều khó khăn cho hoạt động kinh doanh của các DN trong nƣớc nói chung và của các DNNVV nói riêng.

- Chính sách vĩ mô của Ngân hàng nhà nước chưa hiệu quả: Đây là những chính sách rất quan trọng, tạo hành lang cho việc vốn tín dụng đƣợc đầu tƣ đúng địa chỉ. Mặc dù đã có những động thái tích cực để tăng cƣờng hoạt động tín dụng đối với đối tƣợng DNNVV của các NHTM nhƣ Gói hỗ trợ, Quỹ đầu tƣ, giảm lãi suất, chính sách mở… Nhiều biện pháp tháo gỡ nhƣ vậy nhƣng dƣờng nhƣ có rất ít những thay đổi theo chiều hƣớng tích cực từ phía doanh nghiệp, đặc biệt là DNNVV. Tuy nhiên việc tiếp cận đƣợc với những hỗ trợ của Ngân hàng nhà nƣớc, đáp ứng đƣợc điều kiện của Ngân hàng là rất khó. Do đó, về phía các cơ quan nhà nƣớc, cần khẩn trƣơng trong việc điều chỉnh chính sách để gần DNNVV hơn, lấy lại niềm tin nơi họ bằng sự hỗ trợ cụ thể, thiết thực và nhanh chóng chứ không chỉ đƣa ra các gói trợ giúp nhƣng thủ tục triển khai thì xa vời.

79

CHƢƠNG 4 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG NGẮN HẠN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ

VỪA TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐÔNG NÁM Á- CHI NHÁNH LÁNG HẠ

4.1. Định hƣớng phát triển của chi nhánh Láng Hạ đến năm 2020

4.1.1. Những định hướng chung

Cùng với việc thực hiện các chủ trƣơng, định hƣớng của Đảng, Nhà nƣớc, và của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á. Định hƣớng chung của chi nhánh đƣợc thể hiện qua các nội dung sau:

- Mở rộng mạng lƣới hoạt động, đa dạng hoá các hình thức huy động vốn để thu hút tiền gửi thuộc cả hai nhóm khách hàng (nhóm khách hàng cá nhân và nhóm khách hàng là tổ chức kinh tế), tiếp tục tăng cƣờng và duy trì mối quan hệ với các khách hàng lớn nhằm tìm kiếm các dự án lớn, ngoài ra đặc biệt ƣu tiên và phát triển quan hệ với các DNNVV trên địa bàn thủ đô.

- Tiếp tục ƣu tiên cho phát triển hoạt động tín dụng, tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra, quản lý chặt dƣ nợ quá hạn, kiên quyết thu hồi các khoản nợ xấu.

- Tăng cƣờng củng cố, hoàn thiện và phát triển các sản phẩm mới nhƣ: Đại lý Western Union, ATM, làm ngân hàng đầu mối, thanh toán trong và ngoài nƣớc, thanh toán đầu tƣ, bảo lãnh...

- Hoàn thiện công tác khoán tài chính cho chi nhánh cấp hai và phòng giao dịch, tăng thu, tiết kiệm chi, chống tham ô và lãng phí. Tăng cƣờng quản lý theo quy trình nghiệp vụ, xây dựng quy chế kiểm tra nội bộ và tổ chức thanh tra, kiểm tra liên tục, hạn chế tối đa việc mất mát tài sản của chi nhánh và tăng cƣờng nâng cấp cơ sở hạ tầng, hệ thống thông tin, tin học...

Ngoài ra, chi nhánh đặt ra mục tiêu cụ thể cho các lĩnh vực nhƣ: - Tăng tổng tài sản từ 10% - 15%.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng ngắn hạn đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP đông nam á chi nhánh láng hạ (Trang 84)