của DNNVV sau khi giải ngân
Trong quy trình cho vay, sau khi cấp tiền vay, một công đoạn vô cùng quan trọng ảnh hƣởng trực tiếp tới chất lƣợng, hiệu quả tín dụng đó là công tác kiểm tra
86
giám sát việc sử dụng vốn vay của đơn vị vay. Tuy nhiên, xuất phát từ những lý do khác nhau, thời gian Ngân hàng chƣa thực hiện tốt công tác này.
Về phía các DNNVV với tƣ cách là ngƣời đi vay cũng chƣa tự giác tuân thủ các điều khoản quy định trong hợp đồng tín dụng, còn sử dụng vốn không đối tƣợng quy định, sai mục đích đã cam kết. Kết quả tất yếu là DN không trả đƣợc nợ đúng hạn, thậm chí mất khả năng trả nợ cả vốn và lãi cho Ngân hàng.
Để khắc phục tình trạng này, nhằm nâng cao chất lƣợng hoạt động tín dụng đối với DNNVV thì bản thân Ngân hàng TMCP Đông Nam Á- chi nhánh Láng Hạ cần đặc biệt quan tâm tới công tác kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay của DN, cụ thể là:
- Cần chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức về tầm quan trọng đặc biệt của việc kiểm tra, giám sát sau khi giải ngân. Trên cơ sở đó, điều hành, chỉ đạo sát sao và quyết liệt đối với cán bộ tín dụng trong việc thực hiện tốt nhiệm vụ này.
- Trên cơ sở quy trình chung về kiểm tra, giám sát sử dụng vốn vay sau khi giải ngân, Ngân hàng cần cụ thể hóa quy trình này sao cho phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện địa phƣơng cũng nhƣ đặc điểm của loại hình DNNVV.
- Cần thƣờng xuyên tổ chức phổ biến, tập huấn đầy đủ, rõ ràng và nghiêm túc nội dung quy định về kiểm tra, giám sát cho mỗi cán bộ tín dụng sao cho sau mỗi đợt tập huấn họ phải nắm chắc đƣợc những vấn đề nhƣ: vì sao phải làm, làm nhƣ thế nào, nội dung công việc phải làm, khi nào cần làm, cần phải kết hợp ra sao để đạt hiệu quả cao nhất?...
- Mỗi cán bộ tín dụng phải tuân thủ đúng nội dung quy trình đã đƣợc phổ biến. Trƣờng hợp vị phạm quy định cần có biện pháp xử lý trách nhiệm kể cả hình thức bồi thƣờng vật chất, để đảm bảo quy trình đƣợc thực hiện một cách nghiêm túc.
- Trên cơ sở báo cáo về tình hình vi phạm quy định sử dụng vốn vay cũng nhƣ tình hình về tài sản đảm bảo tiền vay, cán bộ lãnh đạo cần có biện pháp xử lý kịp thời và kiên quyết nhằm hạn chế tối đa rủi ro tín dụng đối với Ngân hàng. Đây là một quyết định khá phức tạp, vì vậy Ngân hàng cũng cần phải tranh thủ sự hỗ trợ
87
giúp đỡ của các cơ quan banh ngành hữu quan, chính quyền địa phƣơng để có thể giải quyết một cách thuận lợi hơn.