Nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực, trọng dụng nhân tà

Một phần của tài liệu Hội nhập kinh tế quốc tế và vai trò của nó đối với quá trình công nghiệp hoá , hiện đại hoá ở việt nam hiện nay khoá luận tốt nghiệp đại học (Trang 62 - 66)

THỰC TRẠNG CỦA HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

3.3.Nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực, trọng dụng nhân tà

Nguồn lực con người là yếu tố quyết định nhất để thực hiện hội nhập kinh tế thế giới và khu vực đồng thời cũng là một trong những tiền đề quan trọng cho CNH, HĐH đất nước. Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn lực con người bao gồm thể lực, trí tuệ và nhân cách. Tuy nước ta được xếp vào hàng quốc gia có trình độ học vấn cao nhưng lại thiếu những nhà quản lý giỏi, những nhà doanh nghiệp, thương nhân có tài và những lao động tinh thông công việc. So với những nước phát triển và một số nước trong khu vực thì nguồn nhân lực của chúng ta còn ở trình độ kém. Theo số liệu điều tra của tổng cục thống kê, nước ta hiện nay có hơn 50 triệu người từ 15 tuổi trở nên

nhưng tỷ lệ qua đào tạo nghề nghiệp và chuyên môn kỹ thuật rất thấp. Số người có độ tuổi từ 13 trở lên chỉ có gần 8% được đào tạo, trong đó 2,3% là công nhân kỹ thuật và nhân viên ngiệp vụ, 2,8% có trình độ trung học chuyên nghiệp, 0,7% cao đẳng và 1,7% đại học, 0,1% có trình độ trên đại học. Cơ cấu đào tạo lại bất hợp lý: Đại học và trên đại học là 1; trung học chuyên nghiệp là 1,13 và công nhân kỹ thuật là 0,92 (thế giới là 1 - 4 - 10). Do đó tình trạng thừa thầy thiếu thợ, thiệu thợ trong nền kinh tế ngày càng trầm trọng. Sinh viên ra trường không có việc làm ngày càng nhiều, song trong các khu công nghiệp, các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài lại không tuyển chọn đủ được công nhân kỹ thuật và thợ có tay nghề, chuyên gia và các nhà quản lý tài năng.

Trong giai đoạn 2000 - 2020 kinh tế nước ta trong giai đoạn đẩy mạnh CNH, HĐH trong xu thế toàn cầu hóa kinh tế, khoa học công nghệ phát triển, kinh tế tri thức ngày càng có vai trò to lớn. Yêu cầu về nguồn nhân lực được đào tạo có chất lượng ngày càng cao là rất bức thiết vì chất lượng lao động là yếu tố quan trọng hàng đầu mà các doanh nghiệp quan tâm chứ không phải số lượng lao động tập trung khai thác trước đây.

Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và nước ta có thể chủ động hội nhập kinh tế thế giới và khu vực có hiệu quả chỉ có giải pháp vừa cơ bản vừa cấp bách là phát triển, đổi mới nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, gắn kết giáo dục và đào tạo với nghiên cứu khoa học, công nghệ và bám sát, thậm chí đi trước một bước yêu cầu phát triển kinh tế đất nước. Trong đó chú trong hai lĩnh vực là mở rông đào tạo công nhân , kỹ thuật viên, nhân viên nghiệp vụ và đào tạo đại học, trên đại học. Đổi mới phương pháp dạy và học, phát huy tư duy sáng tạo và năng lực tự đào tạo của người học. Đổi mới chương trình đào tạo đại học, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề thiết thực hiện đại. Cần quan tâm việc trang bị kiến thức tin học, ngoại ngữ cho học sinh,

sinh viên vì đó là những công cụ có thể để có thể tiếp cận nhanh với xã hội, thế giới và tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế một cách nhanh chóng và hiệu quả. Đi vào kinh tế tri thức, hội nhập, tham gia toàn cầu hóa kinh tế trong vài ba thập kỷ đầu của thế kỷ XXI, Việt Nam phải xây dựng một chiến lược tổng thể quốc gia và chương trình hành động cụ thể về đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo. Trên cơ sở nâng cao dân trí mà phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, tiến hành hội nhập kinh tế thế giới.

Bên cạnh đó, cần có những cơ chế, chính sách để thu hút và sử dụng nhân tài người Việt và nhân tài quốc tế.

Trọng dụng nhân tài, các nhà khoa học đầu ngành, tổng công trình sư, kỹ sư trưởng, kỹ thuật viên lành nghề và công nhân kỹ thuật có tay nghề cao. Có chính sách thu hút các nhà khoa học, công nghệ giỏi ở trong nước và ngoài nước.

Để phát huy nhân tài vào công cuộc phát triển đất nước, nhất thiết phải trọng dụng nhân tài, coi lãng phí nhân tài là sự lãng phí lớn nhất, nghiêm trọng hơn lãng phí tiền bạc. Từ thực tế, xin đề xuất một số giải pháp về việc trọng dụng nhân tài như sau.

Trước hết là về nhận thức: cần có nhận thức sâu sắc hơn nữa về vị trí, vai trò của tri thức trong công cuộc phát triển đất nước khi hội nhập ngày càng sâu, khi cạnh tranh ngày càng quyết liệt. Trong thời đại mới này, phát triển nhất thiết phải dựa trên trí tuệ, dựa vào tri thức, và như vậy, phải dựa vào nhân tài. Điều quan trọng là cái Tâm của người lãnh đạo, lấy sự phát triển của đất nước làm trọng, giữ vững tinh thần đổi mới, khắc phục triệt để những tư duy giáo điều, cũ kỹ. Chỉ có chuyển biến thực sự về nhận thức, mới biết quý nhân tài, phát hiện được nhân tài, mới có thể có những đột phá về chính sách trọng dụng, tôn vinh nhân tài.

Cần có niềm tin ở đội ngũ nhân tài nước ta. Họ là những người yêu nước, tâm huyết, tha thiết với sự nghiệp phát triển đất nước, những người có tài năng, trình độ đóng góp vào những vấn đề then chốt của quốc kế, dân sinh,... Không nên có tư tưởng bè phái, phe nhóm, nghi kỵ họ, càng không nên quy chụp tràn lan. Với các nhân tài trong đồng bào định cư ở nước ngoài, cũng cần có thái độ cởi mở, tin tưởng, tinh thần hòa hợp dân tộc, biết khai thác thế mạnh của từng người, tránh thành kiến, hẹp hòi.

Thực hiện công khai, minh bạch việc sử dụng và tôn vinh nhân tài. Không nên coi công tác tổ chức - cán bộ như một loại công tác bí mật, khép kín trong nội bộ cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc khép kín trong một số người. Cách làm như vậy chắc chắn không thể thu hút được người tài. Phải đề ra những tiêu chí rõ ràng, thực hiện công khai các cuộc tuyển chọn, bầu cử, bổ nhiệm, kể cả có tranh cử, để đặt người vào đúng chỗ, nhất là để khắc phục tình trạng "mua quan, bán chức". Điều quan trọng là thu hút người dân, các tổ chức xã hội vào việc tuyển chọn, đánh giá hiệu quả công việc của nhân tài, nhất là của những người lãnh đạo cơ quan, đơn vị. Việc tôn vinh nhân tài (qua các giải thưởng, danh hiệu) cũng cần được chấn chỉnh, sao cho đúng thực chất, tránh những hiện tượng tiêu cực, ban phát, xin - cho.

Trọng dụng nhân tài còn thể hiện trong thực tế tinh thần dân chủ, tự do tư tưởng. Quan trọng nhất là thái độ "lắng nghe" của người lãnh đạo, không "quy chụp"; đối với những vấn đề chưa nhất trí, thì cần thảo luận công khai, tranh luận thẳng thắn. Có như vậy, nhân tài mới "nói thật", phát biểu những gì mình suy nghĩ, hiến những kế sách luôn luôn đổi mới cho lãnh đạo. Đối với những vấn đề "nhạy cảm", càng cần phải phát huy tự do tư tưởng, khuyến khích thảo luận, tranh luận, không nên né tránh. Cơ quan nhà nước nên chủ động cung cấp thông tin cho giới trí thức, cho các nhân tài, giúp cho họ có những thông tin chính thống, tin cậy.

Sử dụng nhiều hình thức để phát huy trí tuệ của nhân tài. Cần thực hiện rộng rãi việc cơ quan, đơn vị đặt hàng cho tổ chức hoặc cá nhân nhân tài về những chương trình, đề tài, dự án cần nghiên cứu, hoặc đề án cần có ý kiến phản biện. Cần phát huy tính tích cực của trí thức - nhân tài, động viên họ chủ động đề xuất những vấn đề cần nghiên cứu và tổ chức nghiên cứu. Nên khuyến khích hình thành các tổ chức tư vấn độc lập, qua đó tập hợp, khuyến khích và phát huy trí tuệ của đội ngũ nhân tài vào sự nghiệp phát triển đất nước. Đức độ của người lãnh đạo tổ chức, đơn vị là một yếu tố quyết định việc thu hút, "thu phục" người tài; thái độ chân thành, cởi mở, đức "lắng nghe" của họ là sức cảm hóa rất tự nhiên đối với nhân tài.

Phải có đột phá trong hệ thống cơ chế, chính sách sử dụng nhân tài trong bộ máy nhà nước. Các chính sách phải bảo đảm thu hút nhân tài, giữ chân họ trong bộ máy nhà nước, để họ tập trung sức lực và thời gian cho công việc được giao; trong đó, chính sách tài chính cần được sửa đổi trước hết, không thể duy trì chế độ tiền lương quá lạc hậu như hiện nay. Cần sớm ban hành các văn bản quy phạm pháp luật cần thiết cho việc khuyến khích, phát huy nhân tài, như quy chế dân chủ trong nghiên cứu khoa học,…

Một phần của tài liệu Hội nhập kinh tế quốc tế và vai trò của nó đối với quá trình công nghiệp hoá , hiện đại hoá ở việt nam hiện nay khoá luận tốt nghiệp đại học (Trang 62 - 66)