Việt Nam đã thu hút được một lượng đáng kể nguồn vốn bên ngoài tạo điều kiện thuận lợi trong việc đầu tư

Một phần của tài liệu Hội nhập kinh tế quốc tế và vai trò của nó đối với quá trình công nghiệp hoá , hiện đại hoá ở việt nam hiện nay khoá luận tốt nghiệp đại học (Trang 32 - 35)

THỰC TRẠNG CỦA HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

2.2.1. Việt Nam đã thu hút được một lượng đáng kể nguồn vốn bên ngoài tạo điều kiện thuận lợi trong việc đầu tư

tạo điều kiện thuận lợi trong việc đầu tư

Luật đầu tư nước ngoài của Việt Nam được ban hành tháng 12/1987, cho tới nay đã qua nhiều lần sửa đổi, về cơ bản đã thu hút được dòng đầu tư từ nhiều nước vào Việt Nam.

Với những lợi thế của Việt Nam hiện nay như: tài nguyên thiên nhiên phong phú, nguồn lao động dồi dào, giá nhân công rẻ,…và kết quả là một làn sóng đầu tư nước ngoài chảy vào Việt Nam để tìm kiếm và khai thác các cơ hội kinh doanh “Việt Nam giống như cái “rốn” tuy nhỏ nhưng nằm ở vị trí trũng nhất trong lòng chảo thu hút đầu tư của Đông Nam Á nói riêng và Châu Á nói chung” [10, tr.36]. Kết quả là các nhà đầu tư đã rất háo hức đầu tư vào Việt Nam trong nửa đầu thập kỷ 90, và lên đến cực điểm 1996, các luồng FDI đổ vào Việt Nam theo tỷ lệ phần trăm so với GDP đã đứng thứ 2 trên thế giới với số dự án là 500, vốn đăng ký là 8.640 triệu USD, vốn thực hiện là 3032 triệu USD (đạt 66,3%).

Tính đến nay có khoảng 43 quốc gia và vùng lãnh thổ có số dự án đầu tư vào Việt Nam với tổng số dự án FDI được cấp phép từ 1998 đến năm 2008 là 10.981 dự án đạt tổng số vốn đăng ký là 163,607 tỷ USD. Năm 2009 kết quả đạt được trong lĩnh vực này là 64 tỷ USD (vốn thực hiện gần 12 tỷ) và 4 tháng đầu năm 2010 thu hút 5,92 USD (thực hiện được 3,4 tỷ, tăng 36% so với cùng kỳ) [16, tr.60]. Những kết quả đạt được là những cố gắng lớn trong việc vận động và xúc tiến môi trường đầu tư, cải thiện môi trường đầu tư.

Về tốc độ giải ngân trong bối cảnh thu hút mới, và vốn tăng thêm tuy có phần sụt giảm nhưng chúng ta đã phát triển được một số dự án và quy mô vốn

của dự án. Nếu quy mô vốn bình quân của dự án FDI (2007) chỉ là 12,12 triệu USD thì năm 2008 (51,47 triệu USD), Năm 2009 (19,43 triệu USD).

Các đối tác đầu tư cũng có sự biến đổi theo hướng tích cực từ những quốc gia và vùng lãnh thổ ở Châu Á sang các nước thuộc Châu Âu, Châu Mỹ. Hiện nhà đầu tư lớn nhất vào Việt Nam là Mỹ, với tổng số vốn đăng ký là 9,8 tỷ USD (chiếm 45,6% vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam), quần đảo Cay - man là 2,02 tỷ USD chiếm 9,4%, Samoa là 1,7 tỷ USD chiếm 7,9%, Hàn Quốc là 1,66 tỷ USD chiếm 7,7%,...ngoài ra đã có một số tập đoàn xuyên quốc gia lớn đầu tư vào Việt Nam với dự án quy mô lớn có tổng vốn đăng ký trên 1 tỷ USD [16, tr.60].

Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đã góp phần đưa nền kinh tế Việt Nam vượt qua nhiều khó khăn duy trì tốc độ tăng trưởng với mức tăng là 5,32%. Xuất khẩu của khu vực này trong năm 2009 (cả dầu khí) đạt 29,9 tỷ USD bằng 86,6% so với năm 2008. Về nhập khẩu năm 2009 khu vực FDI đạt 24,8 tỷ USD bằng 89,2% so với năm 2008 và bằng 36,1% tổng nhập khẩu của cả nước. Các doanh nghiệp có vốn FDI còn đóng góp rất lớn trong việc giải quyết vấn đề công ăn, việc làm tại Việt Nam và đã thu hút được 1,7 triệu lao động tạo ra 17,5% GDP, 43,4% giá trị sản xuất công nghiệp năm 2009 [16, tr.62].

Bên cạnh nguồn vốn FDI, việc thu hút nguồn viện trợ phát triển chính thức (ODA) vào xây dựng kết cấu hạ tầng ngày càng tăng, nợ nước ngoài ngày càng giảm.

Ngay từ năm 1993, Việt Nam đã bình thường hóa quan hệ với các thể chế tài chính. Do đó mà nguồn ODA của IMF, WB, ADB, Nhật Bản….được khai thông và không ngừng tăng lên. Tính đến tháng 12/ 2001, Việt Nam có quan hệ hợp tác với 25 nhà tài chính song phương, 19 đối tác đa phương và hơn 350 tổ chức phi chính phủ (NGO), trong đó WB, IMF, ADB, Nhật Bản là

những nhà tài trợ dành số ODA lớn nhất cho Việt Nam. Tại hội nghị nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam (12/2005), cộng đồng quốc tế tiếp tục cam kết dành cho nước ta khoản viện trợ chính thức 3,75 tỷ USD (tăng 300 triệu USD so với mức cam kết tại hội nghị tháng 12/2004). Cũng nhờ khai thông quan hệ với các tổ chức tài chính đó mà Việt Nam đã giảm được 70% nợ các nước từ năm 1993 trở về trước. Nguồn viện trợ chính thức ODA của Việt Nam những năm gần đây luôn luôn ổn định và phần lớn ODA đã sử dụng vào phát triển hạ tầng sản xuất và xã hội, trong đó năng lượng điện chiếm 26% (2006), giao thông vận tải 27,8% (2006), nông nghiệp là 14,3% (2006),... Tính đến cuối năm 2010, các nhà tài trợ đã cung cấp ODA cho Việt Nam trên 8 tỷ USD. Những năm gần đây lượng ODA của năm sau thường cao hơn năm trước điều đó thể hiện sự tin tưởng của các nhà tài trợ vào khả năng phát triển (và trả nợ) của Việt Nam. Số liệu của Bộ Kế hoạch - Đầu tư cho thấy trong 5 năm (2006 - 2010) tổng số vốn ODA cam kết cho Việt Nam đạt 31,7 tỷ USD, tăng 21,5% so với giai đoạn 5 năm trước đó. Các chương trình, dự án tài trợ được ký kết trong thời kỳ (2006- 2010) cũng đạt 20,1 tỷ USD tăng 17,9% so với 5 năm trước. Vốn giải ngân được trong thời kỳ này đạt 13,8 tỷ USD, tăng 17% so với giai đoạn trước đó. Riêng năm 2010 vốn cam kết là 6650 triệu USD, vốn giải ngân là 2941 triệu USD, năm 2011 vốn cam kết là 7900 triệu USD, những con số trên cho thấy vốn ODA vào Việt Nam ngày càng tăng lên (Nguồn: Báo Đầu tư ngày 17/3/2011).

Đối với nguồn vốn gián tiếp chủ yếu là thông qua thị trường chứng khoán, tháng 9/2006 có 40 công ty niêm yết tại trung tâm giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh và 11 công ty niêm yết tại trung tâm giao dịch tại Hà Nội. Trong thời gian gần đây vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài vào nước ta tăng mạnh, đặc biệt là sau khi chúng ta ra nhập và là thành viên của WTO năm 2007 thị trường chứng khoán ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn.

Một phần của tài liệu Hội nhập kinh tế quốc tế và vai trò của nó đối với quá trình công nghiệp hoá , hiện đại hoá ở việt nam hiện nay khoá luận tốt nghiệp đại học (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)