THỰC TRẠNG CỦA HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
2.3.4. Cơ cấu kinh tế ở Việt Nam tuy có sự chuyển dịch theo hướng ngày càng hợp lý nhưng tốc độ chuyển dịch còn chậm
càng hợp lý nhưng tốc độ chuyển dịch còn chậm
“Cơ cấu ngành kinh tế biểu hiện rõ trình độ phát triển kinh tế thị trường của một nước” [21, tr.33]. Trong nền kinh tế nông nghiệp như Việt Nam thì nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế chủ yếu. Trong nền kinh tế đó tỷ trọng lao động và giá trị sản lượng nông nghiệp ngày càng giảm xuống và các chỉ tiêu tương ứng của công nghiệp và dịch vụ tăng lên. Trong kinh tế tri thức thì những chỉ tiêu nói trên cả công nghiệp và nông nghiệp phải liên tục giảm, còn dịch vụ tăng cao. So với yêu cầu đặt ra, tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm và chất lượng chưa cao. Ngành công nghiệp tuy có tốc độ tăng trưởng cao, nhưng yếu tố hiện đại trong toàn ngành chưa được quan tâm đúng mức, trình độ kỹ thuật công nghệ nhìn chung, vẫn ở mức trung bình. Công nghiệp chế biến, đặc biệt là những ngành công nghệ cao chưa phát triển. Tỷ trọng dịch vụ trong GDP giảm liên tục trong những năm gần đây. Những ngành dịch vụ có hàm lượng chất xám và giá trị gia tăng cao như dịch vụ tài chính - tín dụng, dịch vụ tư vấn chậm phát triển. Tình trạng độc quyền, dẫn tới giá cả dịch vụ cao, chất lượng dịch vụ thấp còn tồn tại ở nhiều ngành như điện lực, viễn thông, đường sắt. Một số ngành có tính chất động lực như giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ, tính chất xã hội hoá còn thấp, chủ yếu dựa vào nguồn vốn của Nhà nước.
Tháng 9 - 2008, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đưa ra đánh giá tổng quan về tình hình thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội trong 3 năm (2006 - 2008) và dự báo khả năng thực hiện 52 chỉ tiêu chủ yếu đã được Đại hội X của Đảng đề ra trong kế hoạch kinh tế - xã hội giai đoạn 2006 - 2010, trong đó có các chỉ tiêu liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta. Mặc dù đã có sự chuyển dịch đúng hướng, song tiến độ thực hiện còn chậm so với mục tiêu kế hoạch; trong bối
cảnh kinh tế toàn cầu suy thoái hiện nay mà dự báo là sẽ còn rất nan giải, chí ít là trong vài ba năm tới, nếu không có các giải pháp chính sách thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa trong phát triển công nghiệp và dịch vụ theo hướng nâng cao sản lượng và chất lượng tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu các ngành kinh tế cùng với chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ,…thì khó có thể thực hiện được mục tiêu đã đề ra. Như vậy, theo ước tính, đến hết năm 2008, tỷ trọng nông nghiệp trong GDP vẫn còn 20,6 - 20,7%, trong khi kế hoạch đến năm 2010 phải giảm xuống còn 15-16%; giá trị công nghiệp năm 2008 mới đạt 40,6 - 40,7% GDP, trong khi kế hoạch đến năm 2010 phải đạt 43 - 44%; tỷ trọng thương mại - dịch vụ năm 2008 ước tính có thể đạt 38,7 - 38,8% GDP, trong khi kế hoạch đến năm 2010 phải là 40 - 41%.
Xét cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế cũng có sự chuyển biến chậm. Lao động trong nông, lâm, thủy sản vẫn là chủ yếu.Và phần lớn lao động nông nghiệp là lao động giản đơn, nếu không được đào tạo về tay nghề trình độ thì không thể chuyển sang lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ, cũng không thể xuất khẩu được lao động nên việc rút lao động khỏi lĩnh vực nông nghiệp sẽ làm tăng lượng lao động thất nghiệp. Theo nhận định của nhóm chuyên gia thuộc WB, ADB và chương trình phát triển của Liên hợp Quốc thì Việt Nam hiện nay còn khoảng gần 25 triệu người (chiếm quá nửa lực lượng lao động cả nước) không đủ việc làm hoặc thất nghiệp và mỗi năm lại có khoảng 1 triệu người được bổ sung, nên việc giảm lao động trong nông nghiệp càng khó.
Từ thực trạng trên có thể thấy những hạn chế trong quá trình HNKTQT của Việt Nam là do những nguyên nhân sau:
Về mặt lý thuyết “toàn cầu hóa và HNKTQT mang lại nhiều lợi ích cho các quốc gia, tuy nhiên trên thực tế lợi ích của quá trình này phân chia không đồng đều, nó phụ thuộc vào khả năng cạnh tranh kinh tế của mỗi quốc gia. Nói cách khác toàn cầu hóa kinh tế dẫn đến sự phân phối không công bằng các cơ hội và lợi ích kinh tế giữa các khu vực, quốc gia và từng nhóm dân cư. Vì vậy nó làm gia tăng tình trạng bất bình đẳng, làm sâu sắc thêm sự phân hóa giàu nghèo giữa các quốc gia” [21, tr.32 ]. Hiện nay các quốc gia phát triển chỉ chiếm 19% dân số thế giới nhưng lại năm 71% khối lượng trao đổi buôn bán tài sản và dịch vụ, 58% đầu tư trực tiếp nước ngoài và 91% người sử dụng Internet.
Các nước đang phát triển phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt và không bình đẳng trong quan hệ kinh tế, thương mại. Tham gia tự do hóa thương mại buộc Việt Nam phải chấp nhận “luật chơi”, tự do cạnh tranh, nghĩa là phải mở cửa thị trường, rỡ bỏ các hàng rào thuế quan và phi thuế quan đối với hàng hóa và dịch vụ nước ngoài, loại bỏ các hạn chế đầu tư. Trong điều kiện Việt Nam còn đang ở trình độ thấp kém thì chính sự tự do cạnh tranh này đã đặt nước ta trước những thách thức to lớn là nguy cơ phá sản của một số doanh nghiệp, làm trầm trọng hơn vấn đề lao động xã hội. Toàn cầu hóa có thể đưa lại những hậu quả xấu về môi trường sống và xã hội. Bởi vì, việc mở cửa nhằm tiếp cận các nguồn lực thành tựu khoa học công nghệ thiết bị máy móc và những nguồn vốn đầu tư của thế giới để phát triển, bản thân nó cũng tiềm ẩn những mặt bất lợi: Sự xâm nhập công nghệ lạc hậu (nguy cơ trở thành bãi thải công nghiệp của những nước phát triển) nạn ô nhiễm môi trường, tệ nạn xã hội, sự bất bình đẳng trong xã hội gia tăng [11, tr.14].
Bên cạnh đó, Việt Nam chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á năm 1997, đã làm cho hơn 1000 tỉ USD sức mua của các nước Châu Á bị tàn phá. Các khoản tiền tiết kiệm được tung ra để chống đỡ với
những trấn động về tài chính đã đẩy lùi tốc độ tăng trưởng của các nước Châu Á, trong đó có Việt Nam. Nền kinh tế Việt Nam trong gia đoạn này tuy không trực tiếp chịu ảnh hưởng nhưng ở mức độ gián tiếp đã làm cho các hoạt động kinh tế bị chững lại, thậm chí thụt lùi, dẫn đến nền kinh tế gặp nhiều khó khăn.
Do vị trí địa lý nằm trên bán đảo Đông Dương, nằm ở phần giao thoa của nhiều luồng khí hậu bên cạnh những thuận lợi về giao thông, tài nguyên thì nước ta còn chịu ảnh hưởng hoặc trực tiếp, hoặc gián tiếp các cơn bãolớn nhỏ, sóng thần hay động đất ở các nước khác trong khu vực.
Trong những năm gần đây giá cả nhiều mặt hàng trên thị trường quốc tế đang tăng liên tục, giá dầu qua ngưỡng 70 USD/ thùng, giá vàng thế giới tăng cao đẩy nền kinh tế nhiều nước trao đảo cộng thêm vào đó là nhiều bệnh dịch mới xuất hiện,…làm giá cả tăng, ảnh hưởng tới sức mua của người tiêu dùng.
Nguyên nhân chủ quan:
Việt Nam khi tham gia HNKTQT với xuất phát điểm thấp đó là từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu. Điều này thể hiện ở vai trò to lớn của nông nghiệp trong nền kinh tế, với đóng góp của khu vực kinh tế này bình quân trên 20%/ năm vào GDP của cả nước, lao động trong nông nghiệp chiếm hơn 60% lao động trong cả nước. Vì vậy nguồn nhân lực Việt Nam có xuất phát điểm thấp. Từ nền kinh tế nông nghiệp, phong cách tư duy con người Việt Nam còn mang nặng tính chất sản xuất nhỏ, thủ công, lạc hậu. Sản xuất và quản lý bằng kinh nghiệm, trực giác lấy thâm niên công tác, vị thế nghệ nghiệp và lòng trung thành để đánh giá kết quả lao động và phân chia thu nhập. Lao động chưa được đào tạo và rèn luyện trong môi trường công nghiệp nên hiệu suất lao động chưa được đề cao và đánh giá đúng mức, thiếu tác phong công nghiệp. Khi tiến bộ khoa học công nghệ thâm nhập và chuyển giao vào Việt Nam thì mâu thuẫn giữa trình độ hiện đại của trang thiết bị - kĩ thuật - công nghệ với trình độ lạc hậu của người sử dụng xuất hiện. Người
quản lý, người sử dụng công nghệ có trình độ thấp hơn công nghệ thì không thể tiếp thu và càng không thể khai thác có hiệu quả công nghệ, nên làm giảm hiệu suất của vốn đầu tư.
Hơn nữa vì nước ta quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua giai đoạn phát triển TBCN nên gặp nhiều khó khăn: Nền kinh tế chưa có sự xác định cao, lao động và nhà quản lý chưa được rèn luyện trong môi trường cạnh tranh khốc liệt của CNTB nên còn non kém về mọi mặt, cơ sở vật chất kĩ thuật nghèo nàn, lạc hậu,...đó là những trở ngại lớn cho Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế.
Một trong những nguyên nhân đáng kể là về nguồn nhân lực của Việt Nam tuy dồi dào nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu của tiến trình HNKTQT.
Việt Nam là một nước đông dân, dân số trẻ, số người trong độ tuổi từ 16 - 34 chiếm 60% trong tổng số 42,7 triệu người lao động, mỗi năm lại bổ sung thêm 1 - 1,2 triệu lao động. Nguồn lao động Việt Nam dồi dào nhưng mới sử được 50% tiềm lực. Nguồn nhân lực Việt Nam với trình độ thấp non kém so với nguồn nhân lực trong khu vực và trên thế giới. Số công nhân có trình độ bậc 4 trỏ nên chỉ bằng 1/3 tổng số công nhân kĩ thuật, dội ngũ các nhà khoa học, kĩ sư cán bộ kĩ thuật thiếu rất nhiều.Số công nhân và kĩ thuật viên nước ta chỉ bằng 1/6 hoặc 1/7 so với các nước công nghiệp. Trình độ của lao động nước ta vừa thiếu vừa yếu vừa bất hợp lý về cơ cấu đào tạo, vừa phân bố không đồng đều giữa các ngành, vùng, các thành phần kinh tế.
Trình độ non kém, lạc hậu về khoa học công nghệ, sự thiếu hiểu biết về kinh tế thị trường, tính tự chịu trách nhiệm của cá nhân thấp, ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của nguồn nhân lực Việt Nam khi hòa nhập vào thị trường nhân lực tiên tiến trên thế giới. Hiện nay nguồn nhân lực dồi dào giá nhân công rẻ về lâu dài không thể là lợi thế phát triển của Việt Nam. Vì thế nhân công rẻ trên thế giới dần mất đi và thay thế vào đó là trình độ cao đồng đều
của nhân công. Cho nên phải có chiến lược phát triển con người, nâng cao chất lượng nguồn lao động Việt Nam [20, tr.25].
Hệ thống pháp luật kinh tế nói chung và luật đầu tư nói riêng chưa được hoàn thiện, đây thực sự là một trở ngại lớn cho Việt Nam trong tiến trình hội nhập. Xuất phát từ chế độ chính trị, chúng ta đang trên đường xây dựng CNXH, các nước đế quốc tư bản luôn tìm mọi cách chống phá mà biện pháp chủ yếu hiện nay là “diễn biến hòa bình” với mục đích ban đầu là thâu tóm về kinh tế sau đó là chi phối về chính trị. Chính vì vậy, việc xây dựng một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh là rất khó khăn và mất nhiều thời gian, công sức. Mặt khác công tác quản lý của nước ta chưa chặt chẽ, việc đánh thuế một số mặt hàng quá cao dẫn đến hàng lậu tràn vào ồ ạt, trốn thuế gây thất thoat tiền của Nhà nước thiệt hại cho các doanh nghiệp trong nước. Ngoài ra, luật đầu tư của Việt Nam còn nhiều bất cập, thủ tục hành chính rườm rà, chồng chéo, “một đơn nhiều cửa”, cùng đó là cơ sở hạ tầng lạc hậu, không đồng bộ tạo môi trường đầu tư không thuận lợi, đó là thách thức lớn trong việc thu hút nguồn vốn vào Việt Nam.
Chƣơng 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ NHẰM THÚC ĐẨY QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN