Xây dựng đồng bộ hệ thống các chính sách, hoàn thiện hệ thống luật pháp tạo môi trƣờng pháp lý thuận lợi cho hội nhập và mở cửa thị

Một phần của tài liệu Hội nhập kinh tế quốc tế và vai trò của nó đối với quá trình công nghiệp hoá , hiện đại hoá ở việt nam hiện nay khoá luận tốt nghiệp đại học (Trang 59 - 62)

THỰC TRẠNG CỦA HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

3.2. Xây dựng đồng bộ hệ thống các chính sách, hoàn thiện hệ thống luật pháp tạo môi trƣờng pháp lý thuận lợi cho hội nhập và mở cửa thị

pháp tạo môi trƣờng pháp lý thuận lợi cho hội nhập và mở cửa thị trƣờng

Có thể nói, sau hơn 20 năm tiến hành sự nghiệp đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng, công tác xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật ở nước ta đã có những tiến bộ quan trọng, hệ thống pháp luật Việt Nam đã có bước đổi mới và chuyển biến đáng kể cả về số lượng và chất lượng. Đặc biệt sau 5 năm thực hiện Nghị quyết số 48/NQ-TW của Bộ Chính trị (ban hành năm 2005) về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, hàng trăm văn bản quy phạm pháp luật đã được ban hành mới hoặc sửa đổi, bổ sung trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, góp phần tiếp tục tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội và đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tếth ( Nguồn: Báo Quân đội Nhân dân, thứ 4 ngày 23/11/2011).

Trong quá trình đổi mới hệ thống chính sách của Nhà nước đã có thay đổi rất cơ bản phục vụ nhiệm phát triển kinh tế, góp phần tăng trưởng kinh tế và hội nhập, mở cửa thị trường. Song trên thực tế hệ thống chính sách kinh tế của nước ta chưa được đồng bộ, chưa được phù hợp với những nguyên tắc của các tổ chức quốc tế và khu vực. Đặc biệt là hệ thống chính sách thuế quan và phi thuế quan, chính sách thương mại, xuất nhập khẩu. Tuy chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2000 - 2010 đã được thông qua tại Đại hội IX và X của Đảng nhưng việc cụ thể hóa chính sách của Đảng còn chậm, nhiều chính sách mang tính tình thế, chắp vá. Theo đánh giá của Ủy ban Pháp luật

của Quốc hội, việc lập Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh vẫn còn mang tính bị động, tính khả thi không cao nên phải điều chỉnh nhiều lần. Một số ban soạn thảo được thành lập chậm, một số ban soạn thảo khác tuy đã được thành lập nhưng hiệu quả hoạt động không cao,... Chất lượng chuẩn bị một số dự án luật, pháp lệnh còn nhiều hạn chế và chưa bảo đảm tiến độ như đã dự kiến. Nội dung một số luật, pháp lệnh được ban hành vẫn còn nhiều quy định mang tính nguyên tắc, thiếu cụ thể nên phải chờ văn bản dưới luật quy định chi tiết thì mới có thể thực hiện được, nhưng việc ban hành các văn bản này lại không bảo đảm tiến độ. Tính đến thời điểm này vẫn còn 55 nghị định chưa được Chính phủ ban hành để quy định chi tiết thi hành các luật đã có hiệu lực.

Nguyên nhân của sự chậm trễ trong công tác xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật trước hết, do chúng ta chưa hoạch định được một chương trình xây dựng pháp luật toàn diện, tổng thể, có tầm nhìn chiến lược; việc đào tạo, nâng cao trình độ cán bộ pháp luật và công tác nghiên cứu lý luận về pháp luật chưa theo kịp đòi hỏi của thực tiễn; việc tổ chức thi hành pháp luật còn thiếu chặt chẽ; ý thức pháp luật của một bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức và nhân dân còn nhiều hạn chế.

Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI (năm 2011), vấn đề xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật cũng đã được nhiều đại biểu quan tâm và bàn luận sôi nổi. Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI nhấn mạnh: “Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách để vận hành có hiệu quả nền kinh tế và thực hiện tốt các cam kết quốc tế, bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc. Khẩn trương nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2001) phù hợp với tình hình mới” ( Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr 247).

Yêu cầu xây dựng một lộ trình cụ thể với những chính sách phù hợp hiện nay là một yêu cầu bức xúc. Một số chính sách hiện nay không còn phù hợp với thực tiễn phát triển kinh tế của đất nước và các nguyên tắc, quy định của các tổ chức kinh tế khu vực và thế giới nhưng ta đã điều chỉnh không kịp thời gây cản trở khó khăn, lúng túng cho các giới doanh nghiệp trong và ngoài nước. Chưa kể đến có những chính sách ban hành nhưng các quy định lại không chi tiết tạo sơ hở hoặc việc thực hiện tùy tiện, không thống nhất (chính sách đất đai, chính sách giá, chính sách xuất khẩu lao động,…). Đổi mới chính sách kinh tế một cách đồng bộ và toàn diện phục vụ mục tiêu tăng trưởng kinh tế, phù hợp với nguyên tắc, quy chế của các tổ chức kinh tế khu vực và quốc tế tạo điều kiện thuận lợi để hội nhập có hiệu quả.

Về hệ thống pháp luật, từ năm 1992, sau khi Hiến pháp được ban hành, Nhà nước ta đã ban hành hơn 100 Luật, bộ luật, hàng trăm pháp lệnh, nghị định. Nhiều văn bản pháp quy, hướng dẫn các văn bản luật bổ sung, chi tiết hóa các quy phạm pháp luật. Trong nhiệm kỳ Quốc Hội khóa IX đã thông qua 84 luật, bộ luật và 16 nghị quyết có chứa quy phạm pháp luật, 32 pháp lệnh. Tuy nhiên tính khả thi còn thấp và năng lực thi hành còn nhiều bất cập, yếu kém nên hiệu quả các văn bản pháp quy còn hạn chế. Tiến hành hội nhập, thực tế của quá trình tham gia AFTA, APEC, quan hệ thương mại với liên minh Châu Âu (EU), khu vực tự do Bắc Mỹ (NAFTA), thực hiện thương mại Việt - Mỹ,… Việt Nam gặp một rào cản lớn về luật pháp do hệ thống luật pháp ở nước ta còn nhiều khác biệt so với những định chế của các tổ chức kinh tế, các quốc gia nói trên. Bên cạnh đó còn có những chính sách quy chế không chỉ không phù hợp mà còn vi phạm những định chế của các tổ chức, quốc gia này về xuất - nhập khẩu hàng hóa, buôn bán thương mại (rào cản kỹ thuật, tiêu chuẩn chất lượng, tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm, tiêu chuẩn an toàn cho người sử dụng, tiêu chuẩn lao động,..). Tham gia hội nhập chúng ta phải

chấp nhận hệ thống luật pháp, các định chế của các tổ chức kinh tế thế giới của các quốc gia mà ta ký hiệp định thương mại song phương. Đó chính là luật chơi chung được thể hiện trong những điều ước quốc tế rất phức tạp. Đây cũng là một thách thức lớn đối với Việt Nam vì nước ta đang thực hiện chuyển đổi nền kinh tế sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Yêu cầu đặt ra đối với Việt Nam trong quá trình chủ động hội nhập kinh tế thế giới và khu vực phải từng bước hoàn thiện hệ thống luật pháp. Trước mắt cần hoàn thiện bộ luật đầu tư và cạnh tranh, điều chỉnh bổ sung, xây dựng mới những chính sách kinh tế, cơ chế quản lý kinh tế của Nhà Nước (đối với lĩnh vực hội nhập) để phù hợp với hệ thống luật pháp, các định chế của các tổ chức quốc tế, các quốc gia ta ký hiệp định thương mại song phương. Qua đó tạo môi trường pháp lý vững chắc, thông thoáng thuận lợi cho các đơn vị, ngành kinh tế tham gia hội nhập, đồng thời đảm bảo giữ vững định hướng phát triển của đất nước, giữ gìn và phát huy, nâng cao bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam trong hội nhập kinh tế. Có như vậy nước ta mới có thể tăng cường thu hút vốn đầu tư của nước ngoài vào nước ta - một tiền đề quan trọng của CNH, HĐH đất nước.

Một phần của tài liệu Hội nhập kinh tế quốc tế và vai trò của nó đối với quá trình công nghiệp hoá , hiện đại hoá ở việt nam hiện nay khoá luận tốt nghiệp đại học (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)