THỰC TRẠNG CỦA HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
2.3.3. Sự yếu kém trong việc tiếp nhận công nghệ của nước ngoài ở Việt Nam
phải tập trung phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Đó là mục tiêu mà chúng ta đang vươn tới. Hy vọng trong tương lai không xa, Việt Nam sẽ có nguồn nhân lực chất lượng cao, dồi dào, lành mạnh đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.
2.3.3. Sự yếu kém trong việc tiếp nhận công nghệ của nước ngoài ở Việt Nam Việt Nam
Hầu hết những công nghệ cao ở Việt Nam có được đều phải thông qua việc nhập khẩu từ nước ngoài. Tình hình phát triển công nghệ ở nước ta có thể đánh giá thông qua giá trị nhập khẩu máy móc, trang thiết bị công nghệ trong những năm gần đây, giai đoạn (2000 - 2005) nước ta nhập khẩu 35.997 triệu USD máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng, chiếm khoảng 30% tổng kim ngạch nhập khẩu. Năm 2006 con số này là 9.597 triệu USD, chiếm 21,8% tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam [19, tr.40]. Chính vì tốc độ nhập khẩu còn chậm nên hiện nay mặt bằng công nghệ trong các ngành sản xuất kinh doanh của Việt Nam còn ở mức thấp. Số ngành, lĩnh vực có công nghệ tiên tiến, hiện đại còn ít, các ngành sử dụng công nghệ cao mới đang bắt đầu hình thành.
Đến nay nước ta sử dụng công nghệ trung bình là phổ biến, tỷ lệ nhóm ngành công nghệ cao ở Việt Nam hiện nay mới đạt khoảng 20% trong khi đó Singapo là 73%, Malaixia là 51% và Thái Lan 31% trong khi đó tiêu chí của CNH, HĐH phải là trên 60%. Tốc độ đổi mới công nghệ của nước ta chỉ đạt khoảng 10% và so với tốc độ đổi mới của các nước tiên tiến trên thế giới thì đó là mức rất thấp. Trong công nghiệp tỷ lệ doanh nghiệp tự động hóa là 1,95, bán tự động là 19,6%, bán cơ khí hóa 35,7%, thủ công 16,2% [19, tr.42].
Việc chưa chú trọng tiếp cận công nghệ và sự phát triển chậm của lĩnh vực công nghiệp chế tạo của Việt Nam đã biểu hiện qua năng lực cạnh tranh công nghệ yếu kém. Theo xếp hạng của diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) năm 2004 năng lực cạnh tranh tổng hợp của nề kinh tế nước ta chỉ đừng thứ 77/104 nền kinh tế, chỉ số về chuyển giao công nghệ được xếp thứ 66 là nhờ tỷ lệ vốn FDI vào nước ta ở mức cao so với các nước trong khu vực. Chỉ số xếp hạng về công nghệ chỉ đứng thứ 92 do tỷ lệ nhập khẩu máy móc, thiết bị trên tổng kim ngạch nhập khẩu mới ở mức thấp. Chỉ số về mức độ sử dụng bằng sáng chế công nghệ nước ngoài của Việt Nam chỉ đứng thứ 99 trong số 104 nền kinh tế được xếp hạng [19, tr.42].
Tuy vậy, một số trường hợp các nhà đầu tư nước ngoài lợi dụng sơ hở của pháp luật Việt Nam, cũng như sự yếu kém trong kiểm tra giám sát tại các cửa khẩu nên từ đó nhập vào Việt Nam một số máy móc thiết bị cũ, công nghệ lạc hậu của các nước khác. Tính phổ biến của việc nhập máy móc thiết bị là giá cả được ghi trong hóa đơn thường cao hơn giá trung bình của thị trường thế giới. Nhờ vậy một số nhà đầu tư nước ngoài có thể lợi dụng để khai tăng tỷ lệ góp vốn trong các liên doanh với Việt Nam.
Về lực lượng cán bộ khoa học công nghệ của nước ta tuy số lượng ngày càng đông đảo nhưng xét với yêu cầu của CNH, HĐH thì lực lượng này vẫn còn hết sức mỏng và chưa có sự cân đối với số dân cư của nước ta. Nếu so sánh với một nước công nghiệp như Cộng hòa Liên bang Đức cũng với con số hơn 80 triệu dân nhưng họ có tới gần 2 triệu tiến sĩ trong khi đó lực lượng này ở Việt Nam chỉ dừng ở mức con số hàng nghìn.
Với những hạn chế như trên đòi hỏi Việt Nam phải sớm khắc phục tình trạng yếu kém về chuyển giao công nghệ, khắc phục sự mất cân đối giữa sử dụng bằng sáng chế công nghệ của nước ngoài của các doanh nghiệp trong nước với tiếp nhận công nghệ qua các doanh nghiệp FDI và khắc phục sự liên kết yếu kém giữa đào tạo, nghiên cứu và sản xuất.