Nhiều thành tựu khoa học công nghệ của các nước trên thế giới được ứng dụng trong mọi lĩnh vực ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Hội nhập kinh tế quốc tế và vai trò của nó đối với quá trình công nghiệp hoá , hiện đại hoá ở việt nam hiện nay khoá luận tốt nghiệp đại học (Trang 38 - 40)

THỰC TRẠNG CỦA HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

2.2.3.Nhiều thành tựu khoa học công nghệ của các nước trên thế giới được ứng dụng trong mọi lĩnh vực ở Việt Nam

Trong giai đoạn vừa qua, KH - CN đã đạt được những kết quả tích cực và đã có những đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Hiện nay, Việt Nam đã có quan hệ về hợp tác KH - CN với gần 70 nước, tổ chức quốc tế và vùng lãnh thổ. Hơn 80 hiệp định hợp tác KH - CN cấp Chính phủ và cấp Bộ đã được ký kết và đang thực hiện. Việt Nam đang là thành viên của gần 100 tổ chức quốc tế và khu vực về KH - CN. Từ năm 2000 đến nay, có hơn 540 thỏa thuận, hợp đồng hợp tác quốc tế được thực hiện tại các cơ sở nghiên cứu triển khai các cấp; hơn 400 nhiệm vụ nghiên cứu song phương giữa các tổ chức KH - CN Việt Nam với các tổ chức KH - CN của các nước đã và đang được thực hiện [19, tr.42].

Nhờ việc được tiếp cận với công nghệ của nhiều nước chúng ta đã áp dụng các công nghệ và phương pháp nghiên cứu tiên tiến: viễn thám, địa vật lý,...vào công tác kiểm tra, thăm dò tài nguyên thiên nhiên. Nhiều kết quả nghiên cứu môi trường được đánh giá cao: nghiên cứu chính sách và biện pháp bảo vệ sự đa dạng sinh học, cân bằng sinh thái, xử lý ô nhiễm nước, không khí ở các khu công nghiệp tập trung,…các biện pháp trồng rừng, chống suy thoái đất, cải tạo đất,...

Công nghệ thông tin đã phát triển và mở rộng ứng dụng trong hệ thống ngân hàng, quản lý hành chính, sản xuất kinh doanh. Đồng thời chúng ta cũng đã quan tâm nhiều tới công nghệ chế tạo vật liệu mới, công nghệ sinh học, tự động hóa.

Trong các ngành nông - lâm - ngư nghiệp đã chứng tỏ sự phát triển của khoa học công nghệ ở nước ta. Chúng ta đã nghiên cứu và ứng dụng nhiều giống cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao, nhiều loại phân vi sinh, thuốc trừ sâu vi sinh, chất kích thích tăng trưởng thực vật,…vào sản xuất, bảo vệ và

phát triển các loại cây lương thực, cơ cấu cây trồng ở nước ta được thay đổi cơ bản. Về thủy sản, việc áp dụng kỹ thuật mới đã được ứng dụng ở khắp nơi. Qua đó, tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động, cải thiện và tăng kim ngạch xuất khẩu của ngành thủy sản, toàn ngành có 59 cơ sở đủ tiêu chuẩn sản xuất hàng xuất khẩu.

Trong công nghiệp, có hàng loạt kỹ thuật tiên tiến được áp dụng tạo nhiều sản phẩm chất lượng cao: hàng may mặc, thuốc lá, đồ nhựa, cao su, điện máy, điện tử,… nhất là trong chế tạo máy móc, thiết bị phụ tùng và đổi mới công nghệ kinh doanh sản xuất ôtô, xe máy nhằm giải quyết nguyên liệu thiết bị thay thế. Trong công nghiệp dầu khí,…đội ngũ cán bộ khoa học trong nước, đã có khả năng tiếp thu và làm chủ công nghệ mới.

Trong lĩnh vực năng lượng, nhiều công trình, nghiên cứu khoa học công nghệ tập trung vào công tác quy hoạch, sử dụng hợp lý các nguồn năng lượng, đổi mới công nghệ xây dựng các nhà máy thủy điện, nhiệt điện. Giao thông vận tải nhờ có khoa học công nghệ mạng lưới đường sắt, đường bộ, đường thủy,… đã xây dựng được một số công trình quan trọng bằng việc áp dụng các công nghệ mới: đóng tàu biển trọng tải 30.000 tấn, công trình hạ tầng cất cách sân bay, công nghệ mới trong gia cố nền móng và thi công mặt đường.

Trong viễn thông, Việt Nam đã xây dựng được hệ thống kết cấu hạ tầng thông tin hiện đại bằng việc áp dụng kỹ thuật số, thông tin vệ tinh, cáp sợi quang,…đủ để hòa nhập mạng thông tin quốc tế và khu vực. Viễn thông nước ta được xếp vào hàng một trong những nước có tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới. Bên cạnh mạng lưới hữu tuyến điện phát triển rộng khắp với nhiều loại hình dịch vụ đa dạng, các hệ thống thông tin di động, máy sóng ngắn, cực ngắn cũng phát triển mạnh được các tổ chức kinh tế, cơ quan trong và ngoài nước sử dụng. Thi trường tin học ở nước ta trong những năm qua có tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm khoảng 40 - 50%. Hiện các cơ quan Đảng, Chính phủ đang sử dụng hàng vạn chiếc máy vi tính, trên đà đó trong nhiều

năm gần đây, việc sử dụng máy tính ở nước ta bắt đầu chuyển sang việc sử dụng riêng lẻ và ở diện rộng.

Bên cạnh đó, Việt Nam đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật cũng có nhiều thay đổi tiến bộ. Đến nay nước ta có đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ với hơn 800.000 người có trình độ đại học, 8.775 tiến sĩ, phó tiến sĩ, gần 3000 giáo sư, phó giáo sư, 45.000 cán bộ nghiên cứu triển khai thuộc hơn 300 viện nghiên cứu, trung tâm và hơn 20.000 nhà khoa học vừa nghiên cứu, vừa giảng dạy tai các trường đại học, cao đẳng, hơn 80 cơ sở đào tạo sau đại học.Ngoài ra, chúng ta đã có được khoảng 300.000 chuyên gia, trí thức người Việt Nam ở nước ngoài [19, tr.39]. Số lượng lao động Việt Nam đang cư trú tại hầu khắp các nước có trình độ về khoa học, công nghệ và kinh tế, được đào luyện trong môi trường phát triển, cạnh tranh và cập nhật thông tin, trí thức kiều bào là tiềm năng, vốn quý mà trong nước không dễ gì đào tạo. Nếu huy động tốt, nguồn lực này sẽ có thể giúp đất nước đi tắt, đón đầu, rút ngắn chặng đường

Một phần của tài liệu Hội nhập kinh tế quốc tế và vai trò của nó đối với quá trình công nghiệp hoá , hiện đại hoá ở việt nam hiện nay khoá luận tốt nghiệp đại học (Trang 38 - 40)