THỰC TRẠNG CỦA HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
3.4. Khuyến khích đầu tƣ ra nƣớc ngoài gắn kết toàn diện nền kinh tế quốc gia với kinh tế thế giớ
quốc gia với kinh tế thế giới
Trong tạp chí “Nghiên cứu vấn đề quốc tế” số tháng 6/2001 của Viện Nghiên cứu vấn đề quốc tế Trung Quốc nhận xét: trong sự phát triển của toàn cầu hóa kinh tế các nước phát triển thi hành chính sách buôn bán và đầu tư quốc tế ngày càng có xu hướng nghiêng về lợi ích của họ. Do dân số làm việc của các nước phát triển hàng năm sẽ giảm 1% sau năm 2010 nên dự trữ đầu tư toàn thế giới sẽ suy giảm và làm sự phát triển kinh tế các nước phát triển chậm lại. Công ty tư vấn toàn cầu Lander cho rằng, để kinh tế toàn cầu phát triển thành công thì vấn đề quan trọng là tạo ra những điều kiện thuận lợi để
hàng hóa và tiền vốn và lao động, kỹ thuật được tư do lưu chuyển xuyên quốc gia.
Một đặc điểm lớn nữa trong quá trình toàn cầu hóa kinh tế hiện nay là sự lưu chuyển các yếu tố sản xuất không đồng đều trên toàn thế giới có xu hướng ngày gia tăng.
Ngay từ những thập niên đầu của thế kỷ XXI. Nhà nước ta cần có chính sách khuyến khích đầu tư ra nước ngoài, tạo hành lang pháp lý thông thoáng để các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp, các chủ thể kinh tế là nguời Việt Nam tìm hiểu thị trường khu vực và thế giới phát huy lợi thế so sánh của Việt Nam để đầu tư ra nước ngoài. Thực tế khi đầu tư ra nước ngoài nó có những tác dụng to lớn, đối với Nhà nước nó góp phần củng cố vai trò chính trị và vị thế kinh tế của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới, giúp nền kinh tế Việt Nam thâm nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới, thúc đẩy nhanh tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam; có thêm nguồn nguyên liệu, nhiên liệu,…phục vụ cho sự phát triển kinh tế trong nước (Ví dụ, đầu tư của Tập đoàn dầu khí Việt Nam vào hoạt động khai thác dầu mỏ tại nhiều nước trên thế giới sẽ tạo nguồn cung cấp cho nhà máy lọc dầu Dung Quất khi mà khả năng khai thác dầu trong nước có xu hướng giảm sút). Đầu tư ra nước ngoài tạo tiền đề cho hoạt động kinh tế đối ngoại của Việt Nam đa dạng và phong phú, hoạt động ngoại giao đi vào chiều sâu; góp phần tạo đội ngũ thương nhân năng động, có kinh nghiệm kinh doanh quốc tế, góp phần làm tăng năng lực quốc gia.
Đầu tư ra nước ngoài góp phần thúc đẩy hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam theo hướng ổn định và có hiệu quả hơn vì chính cơ sở sản xuất và dịch vụ ở nước ngoài là điểm đến của hàng hóa, thiết bị, bí quyết công nghệ (y khoa, chế biến thực phẩm,…) nhân công của Việt Nam.
Ngoài ra đầu tư ra nước ngoài cũng mang lại nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp:
Đầu tư ra nước ngoài giúp các doanh nghiệp thâm nhập sâu vào thị trường thế giới, tìm kiếm cơ hội đầu tư tốt hơn, nhờ đó mà nâng cao hiệu quả sử dụng vốn (Ví dụ nhiều công ty chế biến mì ăn liền đầu tư vào Nga, Ucraina,… đã tạo ra các sản phẩm mì ăn liền hợp với khẩu vị người châu Âu và sử dụng sản phẩm bột mì tại chỗ, nhờ đó mà giảm giá thành sản xuất). Đầu tư ra nước ngoài giúp các doanh nghiệp tăng nội lực kinh doanh; giúp các công ty phát triển vốn vô hình của mình: thương hiệu, công nghệ, bí quyết công nghệ. Ví dụ: thương hiệu cà phê Trung Nguyên, Phở 24, bệnh viện Châm cứu,… Đồng thời đầu tư ra nước ngoài giúp doanh nghiệp có điều kiện phân tán rủi ro kinh doanh, điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong thế giới đầy biến động về kinh tế – chính trị như hiện nay [18, tr.40).
Tóm lại, hoạt động đầu tư ra nước ngoài thể hiện mối quan hệ hữu cơ
“ích nước, lợi cho nhà đầu tư”, cho nên cần có những giải pháp mang tính chủ động làm cho hoạt động này phát triển có hiệu quả.
Tuy nhiên sau hơn 20 năm, hoạt động đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam còn mang tính tự phát của doanh nghiệp, phát triển chưa tương xứng với tiềm năng: Số lượng và quy mô các dự án còn nhỏ so với các nước có điều kiện tương tự; nhiều doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài gặp nhiều khó khăn mà không có sự hỗ trợ từ các cấp có thẩm quyền. Ngoài nguyên nhân năng lực tài chính của bản thân doanh nghiệp có hạn, và đây không phải là nguyên nhân chính yếu (vì doanh nghiệp có thể đi vay hoặc lập công ty cổ phần), còn có nhiều nguyên nhân nằm ngoài doanh nghiệp. Nguyên nhân quan trọng nhất tác động toàn diện đến chiến lược, thể chế chính sách, thủ tục hành chính đối với các hoạt động đầu tư ra nước ngoài, đó là các cấp quản lý nhà nước có thẩm quyền, xã hội chưa coi trọng vai trò của đầu tư ra nước ngoài đối với sự phát triển kinh tế đất nước trong điều kiện trong nước còn thiếu nguồn lực tài chính, phải tăng cường kêu gọi vốn FDI để tham gia xây dựng đất nước.
Trong thời gian tới, hoạt động đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp sẽ càng mạnh mẽ hơn nữa, do vậy chắc chắn sẽ cần tới vai trò hỗ trợ tích cực hơn nữa từ Chính phủ, cùng với đó là khung khổ pháp lý và thể chế hoàn thiện hơn nhằm khơi thông dòng chảy vốn ra nước ngoài. Cụ thể, cần rà soát lại những cơ chế, chính sách chưa phù hợp và còn gây khó khăn cho doanh nghiệp khi đầu tư ra nước ngoài, đồng thời tăng cường cơ chế cung cấp thông tin và xúc tiến đầu tư thông qua cơ quan đầu mối là Cục Đầu tư nước ngoài cũng như các cơ quan trong và ngoài nước liên quan. Đồng thời, các cơ chế chính sách thúc đẩy đầu tư ra nước ngoài cần được kết hợp hữu hiệu với các chính sách phát triển doanh nghiệp, cải cách doanh nghiệp nhà nước (nhất là cơ chế quản lý tài chính các tập đoàn, tổng công ty), cải cách môi trường kinh doanh và phát triển công nghệ của đất nước. Vấn đề nền tảng ở đây là cần tạo cơ chế, chính sách nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp và tăng khả năng tích tụ vốn. Để đạt được điều này, cần tạo ra một môi trường kinh doanh - đầu tư bình đẳng, thân thiện đối với sự phát triển của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Tiếp tục cổ phần hóa với cơ chế huy động vốn mở, bảo vệ lợi ích của các cổ đông thiểu số, áp dụng các thông lệ quản trị doanh nghiệp tiên tiến khác là những đường hướng quan trọng để đạt được những tác động tích cực từ việc tăng cường đầu tư ra nước ngoài [18, tr.44].
Như vậy, trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới và khu vực, cần nghiên cứu những đặc điểm mới của quá trình toàn cầu hóa ở thị trường các nước trong khu vực và trên thế giới để có những ứng xử kịp thời, nắm được cơ hội để xuất khẩu hàng hóa, xuất khẩu lao động, thực hiện có hiệu quả việc gắn kết các yếu tố sản xuất của nền kinh tế nội địa với nền kinh tế thế giới và các tổ chức kinh tế đa phương. Đồng thời nâng cao năng lực cạnh tranh tổng thể quốc gia của nền kinh tế, vì lợi ích quốc gia dân tộc không vì hội nhập, mở cửa mà lại thua thiệt và phụ thuộc.
KẾT LUẬN
Có thể nói, CNH, HĐH đất nước là cơ hội tốt để mau chóng tiến vào một xã hội công nghiệp. Ở nước ta sự nghiệp CNH, HĐH có thể hoàn thành theo như mục tiêu đã đề ra hay không đòi hỏi chúng ta cần phải có một chiến lược đúng đắn. Việc thực hiện phát huy nội lực, tranh thủ ngoại lực để xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội chính là chiến lược đúng đắn đó. Bên cạnh việc phát huy nội lực thì vấn đề tranh thủ ngoại lực ở đây chính là Hội nhập vào nền kinh tế của các nước trên thế giới hay nói cách khác là HNKTQT. CNH, HĐH nước ta cần phải có những tiền đề nhất định, ở đây HNKTQT đã góp phần tạo ra những tiền đề góp phần đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH ở nước ta. Vì vậy từ việc nghiên cứu một cách tổng quát “ HNKTQT và vai trò của nó đối với quá trình CNH, HĐH ở Việt Nam hiện nay ” có thể rút ra một số kết luận sau:
1. Phải đánh giá cao vai trò của HNKTQT vì nó không chỉ tạo dựng được môi trường khu vực, quốc tế thuận lợi cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nâng cao vị thế trên chính trường và thương trường quốc tế mà nó còn có tác dụng đối với sự nghiệp CNH, HĐH bởi vì:
- HNKTQT góp phần khơi thông, huy động và phân bổ nguồn vốn từ nước ngoài cho CNH, HĐH đất nước.
- HNKTQT giúp đào tạo và sử dụng tốt hơn nguồn nhân lực cho CNH, HĐH đất nước.
- HNKTQT tạo cơ hội tiếp cận công nghệ hiện đại, tri thức quản lý tiên tiến của các nước vào việc đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH đất nước.
- HNKTQT tác động tích cực tới việc chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng hiện đại đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH đất nước.
2. Cần đánh giá đúng thực trạng HNKTQT ở Việt Nam hiện nay, HNKTQT ở Việt Nam đã thu được nhiều thành tựu có ý nghĩa to lớn đối với CNH, HĐH ở nước ta: Việt Nam đã thu hút được một lượng đáng kể nguồn
vốn bên ngoài tạo điều kiện thuận lợi trong việc đầu tư ;có sự cải tạo đáng kể chất lượng nguồn nhân lực, góp phần tăng mức di chuyển lao động trên thị trường làm cho việc phân bổ và sử dụng nguồn lao động hợp lý và hiệu quả hơn; nhiều thành tựu khoa học - công nghệ của các nước trên thế giới được ứng dụng trong mọi lĩnh vực ở Việt Nam; cơ cấu kinh tế nước ta đang chuyển dịch theo hướng CNH, HĐH. Những thành tựu như trên rõ ràng đã và đang tạo ra những tiền đề cơ bản cho CNH, HĐH đất nước. Tuy nhiên, ngoài những thành tựu nêu trên một số hạn chế vẫn còn tồn tại như: Việt Nam vẫn còn công nợ lớn và việc sử dụng nguồn vốn chưa hợp lý và kém hiệu quả; chất lượng nguồn nhân lực tuy đã được cải tạo đáng kể nhưng chưa đáp ứng đúng yêu cầu của CNH, HĐH; việc tiếp nhận công nghệ của nước ngoài ở Việt Nam còn nhiều yếu kém; cơ cấu kinh tế tuy có sự chuyển dịch theo hướng ngày càng hợp lý nhưng tốc độ chuyển dịch còn chậm.
Sở dĩ mở rộng HNKTQT ở nước ta hiện nay còn những hạn chế nêu trên do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan quy định. Vì vậy bước đầu cần phải có một số giải pháp mở rộng HNKTQT nhằm thúc đẩy quá trình CNH, HĐH ở Việt Nam hiện nay như: Giữ vững môi trường hòa bình, chính trị - xã hội ổn định để tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài; xây dựng đồng bộ hệ thống các chính sách, hoàn thiện hệ thống luật pháp tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho hội nhập và mở cửa thị trường;nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trọng dụng nhân tài; khuyến khích đầu tư ra nước ngoài gắn kết toàn diện nền kinh tế quốc gia với kinh tế thế giới.
Như vậy, sự nghiệp CNH, HĐH trong thời gian tới có thể thu được thành tựu ở mức độ nào phần lớn phụ thuộc vào đường lối đối ngoại, chủ trương mở rộng HNKTQT của Đảng và Nhà nước. Nếu không biết tranh thủ những nguồn lực bên ngoài, không mở của hội nhập kinh tế thì sẽ khó có thể tạo ra những tiền đề để rút ngắn quá trình CNH, HĐH ở Việt Nam trong bối cảnh mới như hiện nay.