Hội nhập kinh tế quốc tế tác động tích cực tới việc chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng hiện đại đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa,

Một phần của tài liệu Hội nhập kinh tế quốc tế và vai trò của nó đối với quá trình công nghiệp hoá , hiện đại hoá ở việt nam hiện nay khoá luận tốt nghiệp đại học (Trang 27 - 30)

cấu ngành kinh tế theo hướng hiện đại đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Một cơ cấu kinh tế hiện đại, hợp lý và hiệu quả cũng được coi là một trong những yêu cầu của CNH, HĐH ở nước ta hiện nay. Trong cơ cấu kinh tế bao gồm cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu vùng kinh tế, thành phần kinh tế và mối quan hệ giữa chúng. Mở cửa và tăng cường hội nhập đã làm thay đổi tư duy phát triển về ngành và cơ cấu ngành kinh tế. Các ngành kinh tế được phát triển và gắn với thị trường hơn và gắn với lợi thế so sánh hơn, do đó tạo ra nhiều hiệu quả và sức cạnh tranh tốt hơn. Việc tận dụng được những lợi thế so sánh của mình sẽ thúc đẩy nhanh sự phát triển của lực lượng sản xuất góp phần vào sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Những lợi thế so sánh mà chúng ta đã tận dụng và phát huy đó là: “Nguồn tài nguyên phong phú, vị trí địa lý thuận lợi, nguồn nhân lực dồi dào, tính cần cù và năng động trong sản xuất và lao động,…” [4, tr.69].

Tham gia vào thị trường quốc tế đã làm bật ra những điểm mạnh và yếu của nền kinh tế và vì thế mà làm cho một số ngành có cơ hội phát triển mạnh mẽ. Nhờ mở cửa và hội nhập cơ cấu ngành kinh tế của Việt Nam đã chuyển dịch mạnh theo hướng tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong GDP. Công nghiệp và dịch vụ có tỷ trọng tăng dần trong cơ cấu kinh tế, Nông - Lâm - Ngư nghiệp đã giảm trong cơ cấu GDP từ 83,06% năm 1986 xuống còn 21,86% năm 2003 và năm 2010 là 21,6%. Một số tỉnh ở nước ta từ khi đổi mới cho đến nay ví dụ như tỉnh Bình Dương công nghiệp và dịch vụ chiếm 95% tăng trưởng GDP trong khi nông nghiệp chỉ còn khoảng 5%, xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp và dịch vụ đã đạt tới mức 85 - 90% tổng kim ngạch xuất khẩu, rõ ràng kết quả trên cho thấy tác động của hội nhập là khá tích cực đối với việc tạo đột phá trong công nghiệp hóa nông nghiệp nông thôn [17, tr.163].

Đối với các ngành công nghiệp và xây dựng đã tăng hàng năm trong GDP: 1995 là 28,8%, năm 2000 là 36,7%, năm 2005 là 41%, năm 2007 là 42% và năm 2010 là 41,1%. Ngành dịch vụ tăng tương đối rõ tuy nhiên không đều: 1986 là 33%, năm 1995 là 44%, năm 2000 là 39,8% và năm 2007 là 38%, năm 2010 là 38,3%[14, tr.26]. Sự chuyển dịch cơ cấu ngành phụ thuộc khá nhiều vào tốc độ tăng trưởng nhanh của một số ngành công nghiệp khai khoáng và chế biến, đây là những ngành có liên quan mật thiết tới xuất khẩu và sự biến động của thị trường thế giới. Các ngành mỏ và khai khoáng đã có mức tăng trưởng về giá trị gia tăng tới 20% / năm tạo nên sự thay đổi quan trọng về vị trí của các ngành này trong cơ cấu kinh tế, tỷ trọng của ngành này trong GDP đã tăng từ 1,84% năm 1986 lên đến 9,43% năm 2003. Ngành công nghiệp chế biến phát triển nhanh, chiếm 60% giá trị sản lượng công nghiệp hiện nay, trong đó một số ngành có tăng trưởng rất cao như may mặc và da giày do xuất khẩu ra thị trường các nước phát triển. Chế biến thủy sản cũng có

những bước phát triển vượt trội, xây dựng ngày càng phát triển mạnh phục vụ cho các ngành công nghiệp và dân dụng. Các ngành này chính là động lực trong sự phát triển của toàn ngành công nghiệp, góp phần quan trọng vào việc đẩy mạnh quá trình CNH, HĐH đất nước.

Trong khu vực dịch vụ, tài chính và tín dụng là các phân ngành có tốc độ tăng trưởng cao. Tuy nhiên do tỷ trọng của các phân ngành này trong khu vực dịch vụ còn nhỏ nên chưa tạo được sự tăng trưởng mạnh. Dù vậy tốc độ tăng trưởng cao của các phân ngành này cho thấy các ngành dịch vụ đã tiềm tàng những yếu tố phát triển nhanh và do đó, sẽ có ảnh hưởng mạnh đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế.

HNKTQT làm tăng khả năng cạnh tranh của một số ngành kinh tế, biến các ngành này thành các ngành mũi nhọn cho sự phát triển kinh tế. Một số ngành như dệt may, giày da, chế biến thủy sản, nông sản là những ngành có khả năng cạnh tranh cao trên thế giới, nhưng do môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt, để giữ và nâng cao được khả năng cạnh tranh là rất khó khăn. Nhưng hội nhập lại trở thành một kênh quan trọng, tạo khả năng tiếp cận, thích nghi để tiến tới phát triển một số ngành công nghệ mới ở nước ta. Nó giúp chúng ta tham gia vào thị trường và mạng lưới sản xuất quốc tế, tận dụng những lợi thế so sánh, đi sâu vào sản xuất chuyên môn hóa, phát triển nhanh các ngành công nghiệp mới và do đó tạo ra được động lực quan trọng đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa.

Như vậy, nhìn từ tất cả các góc độ rõ ràng HNKTQT đã tạo một bước chuyển thật sự trong cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa và nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam. Ngoài các tác động trực tiếp lên tăng trưởng, mức sống của người dân,…nền tảng và diện mạo của nền kinh tế Việt Nam đã được nâng cao một bước to lớn và thích ứng hiệu quả hơn với những thay đổi của bối cảnh quốc tế và khu vực.

Chƣơng 2

Một phần của tài liệu Hội nhập kinh tế quốc tế và vai trò của nó đối với quá trình công nghiệp hoá , hiện đại hoá ở việt nam hiện nay khoá luận tốt nghiệp đại học (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)