- Lập dự phòng phải thu khó đòi: Do phương thức bán hàng thực tế tại Công ty áp dụng phương thức thanh toán trả chậm. Để tránh trường hợp việc thu tiền hàng gặp khó khăn và tình trạng này ảnh hưởng đến việc giảm doanh thu của doanh nghiệp. Công ty nên tính toán khoản nợ có khả năng khó đòi, tính toán lập dự phòng để đảm bảo sự phù hợp giữa doanh thu và chi phí trong kỳ.
+ Để tính toán mức dự phòng khó đòi, Công ty đánh giá khả năng thanh toán của mỗi khách hàng là bao nhiêu phần trăm trên cơ sở số nợ thực và tỷ lệ có khă năng khó đòi tính ra dự phòng nợ thất thu. Đối với khoản nợ thất thu, sau khi xoá khỏi bảng cân đối kế toán, kế toán công ty một mặt tiến hành đòi nợ, mặt khác theo dõi ở TK 004- Nợ khó đòi đã xử lý.
+ Khi lập dự phòng phải thu khó đòi phải ghi rõ họ tên, địa chỉ, nội dung từng khoản nợ, số tiền phải thu của đơn vị nợ hoặc người nợ trong đó ghi rõ số nợ Sv: Nguyễn Thị Nguyệt Chuyên đề tốt nghiệp
Trường: ĐH Công Nghiệp Hà Nội Khoa: Kế Toán _ Kiểm Toán
phải thu khó đòi. Phải có đầy đủ chứng từ gốc, giấy xác nhận của đơn vị nợ, người nợ về số tiền nợ chưa thanh toán như là các hợp đồng kinh tế, các kế ước về vay nợ, các bản thanh lý về hợp đồng, các giấy cam kết nợ để có căn cứ lập các bảng kê phải thu khó đòi
+ Phương pháp tính dự phòng nợ phải thu khó đòi: Số DPPTKĐ cho
tháng kế hoạch của khách hàng đáng ngờ
= Số nợ phải thu của
khách hàng ×
Tỷ lệ ước tính không thu được của khách hàng
Ta có thể tính dự phòng nợ phải thu khó đòi theo phương pháp ước tính trên doanh thu bán chịu.
Số DFPTKĐ lập cho tháng kế hoạch = Tổng doanh thu bán chịu × Tỷ lệ phải thu khó đòi ước tính
+ Các khoản dự phòng phải thu khó đòi được theo dõi ở TK 139- Dự phòng phải thu khó đòi. Cách lập được tiến hành như sau: Căn cứ vào bảng kê chi tiết nợ phải thu khó đòi, kế toán lập dự phòng:
Nợ TK 642( 6426)
Có TK 139: Mức dự phòng phải thu khó đòi
- Phân bổ chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp: Để quản lý chi tiết các khoản chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp, Công ty nên đồng thời mở hai tài khoản : TK 641 – chi phí bán hàng, TK 642 – chi phí quản lý doanh nghiệp và tổ chức hạch toán riêng.
.