Trả lương khoán không chỉ áp dụng cho công nhân công trình, xây dựng, lắp đạt, sửa chữa mà còn áp dụng cho cả vị trí quản lý của phòng kinh doanh và toàn bộ nhân viên phòng kinh doanh :
Đối với quản lý có thể đưa ra mức lương theo phần trăm trên tổng doanh thu cụ thể của từng nhân viên bán hàng trực tiếp. Phần trăm để tính lương vị trí quản lý thấp hơn phần trăm của những nhân viên bán hàng
Tính lương trên phần trăm cho vị trí quản lý có ý nghĩa rất lớn trong việc nâng cao trách nhiệm đối với vị trí quản lý. Ngoài chỉ tiêu cần đạt được trong tháng thì người quản lý cũng cần có những chiến lược mở rộng thị trường tiêu thụ, nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, có như vậy thu nhập trong tháng mới có thể cao.
Ngoài thay đổi cách trả lương cho vị trí quản lý cũng cần phải điều chỉnh trong cách trả lương đối với bộ phận bán hàng trực tiếp:
Phải đạt mức 100% doanh số mà doanh nghiệp đã đề ra, tuy nhiên như vậy công ty cần phải hạ mức doanh thu xuống
Ví dụ: Trước đây, nếu doanh thu là 2.500.000.000 đồng/ tháng thì bây giờ hạ xuống mức 2.000.000.000 đồng/ tháng và tương ứng mức lương sẽ là 2.500.000 chưa tính phụ cấp. Riêng phụ cấp xăng xe nên thay đổi theo từng thời kỳ, theo giá xăng trên thị trường làm sao để giá xăng có tăng thì mức thu nhập vẫn không bị thay đổi. Tránh tình trạng mức lương cơ bản bị giảm không phải vì hàng hóa không bán được mà do giá xăng tăng quá cao.
Còn đối với mức lương hưởng theo phần trăm doanh số thì có thể thay đổi như sau:
Mỗi phần trăm tăng theo chỉ tiêu thì mức thưởng sẽ được nhân với đơn giá là 5%. Nếu trong tháng doanh số đạt 200% thì mức thưởng có đơn giá tăng lên 10% nhân với mức tăng.
Trong thời gian tới Công ty có điều chỉnh lại mức lương cơ bản cho người lao động và trên đây tôi xin kiến nghị nhằm hoàn thiện hơn phương pháp trả lương cho bộ phận bán hàng trực tiếp.