Hình thức này thường áp dụng cho cán bộ quản lý, nhân viên văn phòng và một số đối tượng không thể áp dụng để trả lương sản phẩm. Nhưng khi áp dụng thì thực tế thấy rằng hình thức trả lương này chỉ có thể phát huy hết tác dụng đòn bẩy kinh tế và thực hiện đúng theo nguyên tắc phân phối theo lao động khi có sự phân công theo lao động và đánh giá khối lượng, chất lượng công việc mà mỗi nhân viên hoàn thành công việc.
Hiện nay, trong công ty hình thức trả lương theo thời gian sẽ được tính bằng cách là tính hệ số lương cấp bậc của từng người và chấm theo ngày công thực tế mà tháng đó từng người đi làm. Vì chấm công từng ngày, mọi người sẽ đi làm đầy đủ để được chấm công, điều này dẫn tới tình trạng người lao động không làm hết khả năng của mình và trong quá trình làm việc thì vẫn còn ngồi chơi là chính. Trong khi đó , một công việc nhưng lại bố trí quá
nhiều nhân viên dẫn tới gây lãng phí nguồn nhân lực. Qua việc khảo sát thời gian làm việc của một số phòng thì kết quả cho thấy thời gian làm việc của họ không cao, chưa tập trung vào công việc. Nhiều công việc thì làm sơ sài, không quan tâm tới thời gian dư thừa đó, nhiều lần khảo sát tình hình việc sử dụng thời gian làm việc của một số phòng thì thấy rằng hiệu suất thời gian làm việc của cán bộ nhân viên là chưa cao vì họ còn quá nhiều thời gian nhàn rỗi, chưa phát huy hết hiệu suất làm việc của mình. Do vậy, trong thời gian tới công ty cần sắp xếp và bố trí lại bộ máy quản lý sao cho gọn nhẹ, có khả năng chuyên môn hóa sâu. Nhằm phát huy hết khả năng làm việc trong ngày nên yêu cầu các trưởng phòng quán triệt và áp dụng phương pháp định mức lao động theo kinh nghiệm của mình để giao việc cụ thể cho từng người, tránh tình trạng chồng chéo và duy trì thời gian làm việc đó. Để thời gian dư thừa không còn các trưởng phòng giao nhiệm vụ và thường xuyên đánh giá khối lượng công việc mà họ hoàn thành, theo dõi nhắc nhở mọi người nghiêm chỉnh làm việc và hạn chế thời gian lãng phí do không làm việc. Trước hết các trường phòng cần phát huy vai trò lãnh đạo của mình, không nên dễ dàng quá sẽ làm cho nhân viên sao nhãng công việc và cần thực hiện tốt chức năng của một nhà quản trị. Trưởng phòng sắp xếp bố trí từng nhân viên theo luân phiên công việc để có thể giúp đỡ nhau trong công việc, thể hiện sự hòa hợp và gắn kết giữa mọi người trong phòng. Mặt khác, trong quá trình làm việc nhân viên cần phải được nâng cao trình độ chuyên môn. Công ty cần tăng cường hơn nữa công tác đào tạo nhằm nâng cao trình độ cũng như ý thức trách nhiệm của họ với công việc.
Trả lương hàng tháng cần dựa vào kết quả của từng người, từng bộ phận và sẽ được tính theo công thức sau:
T_i=T_1i+T_2i Trong đó:
T1i: Tiền lương theo quy định của Nhà nước
T2i: Tiền lương theo công việc được giao gắn với mức độ phức tạp, tính trách nhiệm của công việc đòi hỏi, mức độ hoàn thành
Để xác định mức độ hoàn thành công việc của từng người ta có công thức sau:
h_(i )= (đ_1i+đ_21)/(10×k) Trong đó:
K: Là hệ số mức độ, hoàn thành công việc chia làm 3 mức:
+ A: Là mức độ hoàn thành tốt hệ số 1,2( riêng Giám đốc, phó giám đốc phải hoàn thành kế hoạch mới áp dụng mức 1,2 )
+ B: Là mức hoàn thành hệ số 1,0 + C: Là mức chưa hoàn thành hế số 0,7
+ đ1i: Là số điểm mức độ phức tạp của công việc người thứ i + đ2i: Là số điểm tính trách nhiệm của công việc người thứ i
+ đ1 + đ2: Là tổng số điểm mức độ phức tạp và tính trách nhiệm của công việc đơn giản nhất trong công ty.
+ Hệ số hi cho từng chức danh công việc đang đảm nhiệm tại công ty được quy định tính theo bảng điểm đánh giá các yêu cầu của công việc
Bảng 3.1. Tính điểm cho mức độ phức tạp và trách nhiệm công việc
Chức danh đ1i đ2i hi=(đ1i + đ2i)/10 I- Từ trình độ đại học trở lên 1- Giám đốc 70 30 10xk i 2- P.Giám đốc 60 30 9,0xki 3- Kỹ sư - Trưởng phòng - Các chức danh khác 46 39 21 18 6,7xki 5,7xki
II- Trình độ cao đẳng, trung cấp
1- Cao đẳng
- Nhân viên 30 13 4,3xki
2- Trung cấp
Bảng 3.2: Tính điểm hệ số mức độ hoàn thành công việc Hạng thành tích Hệ số (k) Tiêu chuẩn A 1,2
- Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ công việc.
- Có ý thức trách nhiệm trong giờ làm việc, làm việc có năng suất, chất lượng đảm bảo ngày đủ 22 ngày công / tháng.
- Chấp hành tốt các chủ trương chính sách của công ty.
-Tích cực tham gia các phong trào thi đua và họat động nâng cao trình độ chuyên môn.
- Có ý thức đoàn kết nội bộ, xây dựn công ty.
- Có lối sống lành mạnh, chấp hành kỷ luật lao động cao.
B 1,0
-Hoàn thành trách nhiệm được giao.
- Có ý thức học tập, học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn của người nhân viên.
- Thực hiện nội quy, quy định trong công tác và kỷ luật lao động còn có những sai sót không đáng kể. -Bảo đảm ngày công từ 21 – 23 ngày công / tháng.
C 0,7
- Chương trình công tác, nhiệm vụ hoàn thành với chất lượng hoặc sai sót ít.
- Chấp hành nội quy, quy định trong công tác và kỷ luật lao động chưa tốt, vẫn còn bị nhắc nhở.
-Ngày công không đảm bảo 1 tháng từ 18 – 20 ngày / tháng.
xây dựng quy chế trả lương theo thời gian theo các bước sau:
+Xác định quỹ tiền lương phân phối phải theo hiệu quả sản xuất kinh doanh với đối tượng hưởng lương thời gian.
+ Phân phối quỹ lương theo hiệu quả sản xuất kinh doanh từ bộ phận, phòng ban.
+ Lập bảng tổng hợp tiền lương từng người theo từng bộ phận, phòng ban.
Nếu theo phương pháp tính lương này thì hình thức trả lương theo thời gian đã gắn thu nhập của nhân viên với số lượng và chất lượng công việc, căn cứ vào tính chất phức tạp của công việc, mức độ hoàn thành công việc… Chính vì vậy, tiền lương mà nhân viên được nhận theo phương pháp tính lương này thì nó phụ thuộc vào tinh thần làm việc, hoàn thành công việc, tính trách nhiệm của nhân viên. Qua đây, hình thức này đã phát huy phần nào tác dụng và đảm bảo được chức năng đòn bẩy của tiền lương, giúp Công ty nâng cao hiệu quả kinh doanh.