Đánh giá hiệuquả huy động vốn qua một số chỉ tiêu tài chính

Một phần của tài liệu phân tích và đánh giá hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thị xã bình minh tỉnh vĩnh long (Trang 69 - 76)

Để thấy rõ hiệu quả công tác huy động vốn của NHNo & PTNT Bình Minh ta cần xem xét đến các chỉ tiêu tài chính liên quan đến huy động vốn.

Chênh lệch thu chi (Bảng 4.13)

Thể hiện thu nhập ròng của ngân hàng nhận được trong hoạt động kinh doanh giữa huy động vốn và cho vay. Tỷ lệ này của ngân hàng đạt 9.524 triệu

đồng vào năm 2010 và sau đó tăng lên 12.186 triệu đồng vào năm 2011. Điều này cho thấy hiệu quả sinh lời của mỗi đồng vốn huy động ngày càng cao. Do trong giai đoạn này, ngân hàng đã đẩy mạnh công tác cho vay bằng cách đưa ra các hình thức cho vay phù hợp với từng đối tượng khách hàng, đơn giản hóa thủ tục vay vốn. Bên cạnh đó, một phần dư nợ chưa đến hạn của năm trước

được thu hồi trong năm 2011, trong khi lãi suất cho vay tăng cao, khiến ngân hàng thu được khoản lợi lớn từ hoạtđộng này. Tuy nhiên, chi phí phải trả cho vốn huy động cũng tăng lên nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với thu nhập từcho vay. Đến năm 2012, sự chênh lệch này tiếp tục tăng và đạt 12.645 triệu đồng, tăng 3,77% so với 2011.Mặc cho chịu sựtác động của sự sụt giảm trong khoản thu nhập từ hoạt động cho vay và khoản chi cho nghiệp vụ huy động vốn.

59

Bảng 4.13: Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn của NHNo & PTNT Bình Minh giai đoạn 2010 - 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 Chỉ tiêu ĐVT Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6 tháng đầu năm 2012 6 tháng đầu năm 2013 Vốn huy động Triệu đồng 271.309 351.776 407.531 369.986 398.471 Vốn huy động bình quân Triệu đồng 237.200 311.542 379.654 360.881 403.001 Tổng nguồn vốn Triệu đồng 445.060 453.828 485.550 426.188 453.524 Doanh số cho vay Triệu đồng 631.152 836.907 970.892 471.492 591.452

Dư nợ Triệu đồng 411.522 450.049 477.277 453.867 477.645

Doanh thu Triệu đồng 45.795 66.489 53.614 43.415 39.267

Tổng chi phí huy động vốn Triệu đồng 35.071 49.064 41.534 20.821 20.146

Chi phí Triệu đồng 36.140 50.865 43.537 21.408 20.817

Lãi thu từ cho vay Triệu đồng 39.656 55.415 48.209 22.922 22.346 Lãi chi cho huy động vốn Triệu đồng 30.132 43.229 35.564 18.304 17.618

1. Chênh lệch thu chi Triệu đồng 9.524 12.186 12.645 4.618 4.728

2. Vốn huy động/Tổng nguồn vốn % 60,96 77,51 83,93 86,81 87,86

3.Vốn huy động/Doanh số cho vay Lần 0,43 0,42 0,42 0,78 0,67

4. Vòng quay vốn huy động Vòng 0,19 0,21 0,14 0,12 0,10

5. Chi phí huy động/Tổng chi phí Lần 0,97 0,96 0,95 0,97 0,97

6. Lãi thu từ cho vay/ Lãi chi cho huy động vốn Lần 1,32 1,28 1,36 1,25 1,27

7. Chênh lệch thu chi/ Vốn huy động bình quân % 4,02 3,91 3,33 1,28 1,17

Năm 2012, lãi suất huy động ngày càng sụt giảm nên chi phí phải trả cho việc huy động vốn giảm đáng kể. Đồng thời, do không có đầy đủ các điều kiện để đi vay nên hạn chế nhiều khách hàng vay vốn ngân hàng. Điều này khiến khoản thu nhập từ hoạt động cho vay giảm xuống và dẫn đến nguồn thu nhập ròng của ngân hàng giảm. Tuy nhiên, mức giảm của thu nhập từ lãi thấp hơn mức giảm của chi phí từ lãi. Bước sang 6 tháng đầu năm 2013, Nhà nước đã có nhiều động thái tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, khơi thông dòng vốn, bước đầu phát huy tác dụng nên dẫn đến việc đi vay của khách hàng nhiều hơn và lãi suất huy động vốn tiếp tục giảm nên chi phí lãi giảm nhẹ. Từ đó, cho thấy chênh lệch thu chi của ngân hàng chỉ tăng 2,38% (tăng 110 triệu đồng) so với thời điểm cùng kỳ năm 2012 và đạt 4.728 triệu

đồng.

Vốn huy động trên tổng nguồn vốn

Vốn huy động của NHNo & PTNT Bình Minh chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng nguồn vốn của ngân hàng. Tỷ lệ này đạt 60,96% và 77,51% vào năm 2010 và năm 2011, sau đó tăng lên đến 83,93% trong năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013, tỷ lệ này là 87,86%. Tốc độ tăng trưởng không đều là do tác động của các quy định do NHNN ban hành về lãi suất huy động cùng với sự cạnh tranh gay gắt của các NHTM khác. Năm 2010, tình hình huy động vốn của ngân hàng gặp nhiều khó khăn, mặc dù lãi suất huy động có tăng kết hợp với nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn nhưng do sức ép tăng giá của vàng và tỷ giá nên khách hàng hạn chế việc gửi tiền ở ngân hàng. Đến năm 2011, lượng vốn huy động được chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn của ngân hàng, nguyên nhân là do lãi suất tăng lên đáng kể hấp dẫn khách hàng gửi tiền. Năm 2012, nguồn vốn huy động chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng nguồn vốn chiếm 83,93%. Mặc dù trong giai đoạn này, nền kinh tế gặp nhiều khó khăn và bất ổn, NHNN nhiều lần hạ lãi suất huy động nhưng do ngân hàng đã kịp thời đưa ra các chương trình khuyến mãi hấp dẫn, chương trình chăm sóc khách hàng kết hợp với việc cung ứng nhiều loại sản phẩm mới phù hợp với nhu cầu của người sử dụng, do đó tỷ trọng vốn huy động tăng lên

đáng kể. Bước sang 6 tháng đầu năm 2013, tình hình huy động vốn có chuyển biến tích cực do các kênh đầu tư khác (vàng, bất động sản, chứng khoán,…)

gặp khó khăn và rủi ro nhiều nhưng mức sinh lời bấp bênh nên huy động vốn của ngân hàng tăng cả về số lượng (tăng 28.485 triệu đồng) so với cùng kỳ

năm 2012 lẫn tỷ trọng trong tổng nguồn vốn (đạt 87,86% so với 86,81% vào 6 tháng đầu năm 2012).

tối đa cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng, hạn chế nhiều việc sử dụng nguồn vốn điều chuyển từ Hội sở dẫn đến tiết kiệm chi phí và đem lại lợi nhuận cao cho ngân hàng.

Vốn huy động trên doanh số cho vay

Tỷ lệ vốn huy động trên doanh số cho vay thể hiện khả năng và hiệu quả

sử dụng vốn huy động của ngân hàng. Tỷ lệ này của NHNo & PTNT Bình Minh luôn nhỏ hơn 1 trong giai đoạn phân tích. Năm 2010, tỷ lệ này là 0,43,

điều này có nghĩa để cho vay 1 đồng thì ngân hàng sử dụng 0,43 đồng vốn huy

động. Năm 2011, tỷ lệ này giảm nhẹ xuống còn 0,42 và giữ nguyên vào năm 2012. Riêng 6 tháng đầu năm 2013, tỷ lệ này là khá cao và đạt 0,67. Cho thấy ngân hàng đã sử dụng nguồn vốn huy động một cách tương đối có hiệu quả và

đem lại lợi nhuận cao cho ngân hàng. Nguyên nhân là do vốn huy động của ngân hàng tăng liên tục qua các năm, chứng tỏ ngân hàng rất chú trọng đầu tư, phát triển nghiệp vụ huy động vốn của mình. Điều này cũng một phần do uy tín từ ngân hàng thương mại nhà nước, mạng lưới sâu và rộng đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng nên doanh số cho vay không ngừng gia tăng. Những diễn biến phức tạp của nền kinh tế kéo dài liên tục, gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của các tổ chức, cá nhân và lợi nhuận của ngân hàng, làm hạn chế hoạt động kinh doanh của ngân hàng mà cụ thểởđây là ảnh hưởng đến doanh số cho vay. Ngoài ra, tỷ lệ này cao vào nữa đầu năm 2012 và 2013, lý do là 2 nguồn tiền này có sự tăng trưởng trái ngược nhau. Trong khi, nguồn vốn huy động được chủ yếu vào những tháng đầu năm, còn doanh số

cho vay tăng mạnh vào những tháng cuối năm.

Vòng quay vốn huy động

Nếu vòng quay vốn huy động càng lớn thì ngân hàng sử dụng vốn càng hiệu quả. Vòng quay vốn huy động của ngân hàng tăng từ 0,19 vào năm 2010 lên 0,21 ở năm 2011. Nguyên nhân chủ yếu là do trong giai đoạn này, các doanh nghiệp đang trong quá trình hồi phục sau khủng hoảng kinh tế nên nhu cầu vay vốn cao, đặc biệt là vốn lưu động. Trong khi ngân hàng lại đưa ra những mức lãi suất và chính sách cho vay phù hợp với từng đối tượng khách hàng. Đồng thời, vốn huy động ngắn hạn của ngân hàng ở năm 2011 tăng 46% so với năm 2010, đạt 245.684 triệu đồng. Do đó làm cho vòng quay vốn huy

động trong giai đoạn này tăng lên đạt 0,21 vòng/năm. Đến năm 2012, bình quân vốn huy động của ngân hàng chỉ quay 0,14 vòng/năm. Vòng quay vốn huy động của ngân hàng chưa cao trong giai đoạn qua, tốc độ luân chuyển vốn còn chậm do một phần nguồn vốn huy động được vẫn còn bị ứđọng, chưa thể

trên thị trường. Bên cạnh đó, một số lượng khá lớn vốn huy động được dùng cho vay trung và dài hạn, chưa đến hạn thu hồi. Mặt khác, do hộ sản xuất lâm vào khó khăn nên dư nợ cho vay chưa thể thu vềđúng thời hạn, làm giảm tốc

độ luân chuyển vốn của ngân hàng. Nhìn chung, việc ngân hàng sử dụng vốn huy động vẫn chưa linh hoạt, chưa đem lại hiệu quả cao nhất, tốc độ luân chuyển vốn còn hạn chế do đó ngân hàng cần chú trọng hơn trong việc phát triển, đẩy mạnh vòng quay vốn đểđem lại hiệu quả sử dụng vốn cao hơn. Tiếp tục chiều hướng giảm những năm trước, 6 tháng đầu năm 2013, tỷ số này giảm xuống còn 0,1 vòng/năm.

Chi phí huy động trên tổng chi phí

Chỉ tiêu này đánh giá chi phí của ngân hàng phải bỏ ra cho hoạt động huy động vốn so với tổng chi phí hoạt động. Ta thấy chi phí huy động vốn của ngân hàng bằng 0,97 lần tổng chi phí vào năm 2010 sau đó giảm còn 0,96 lần vào năm 2011. Nguyên nhân tỷ lệ này giảm là trong năm 2011, ngân hàng đẩy mạnh công tác cải tiến công nghệ, thay đổi bộ mặt ngân hàng như: mua thêm các tài sản mới để thay thế tài sản cũ, thay thếđồng phục nhân viên, nâng cấp trang thiết bị hiện đại,… nên ngoài việc chi phí huy động vốn tăng thêm thì chi phí ngoài huy động vốn cũng tăng nên làm cho tổng chi phí huy động vốn trên tổng chi phí giảm nhẹ. Đến năm 2012, tỷ lệ này có sự giảm nhẹđạt 0,95 lần. Trong năm 2012, NHNN đã không ngừng hạ lãi suất huy động, từ

14%/năm vào tháng 1 xuống còn 8%/năm vào tháng 12 nên tổng chi phí huy

động vốn của ngân hàng giảm mạnh. Nguyên nhân là do tuy chi phí trả lãi của ngân hàng có giảm xuống nhưng chi phí phi lãi cho huy động vốn của ngân hàng tăng đáng kể. Do NHNN đã quy định trần lãi suất, nên các ngân hàng liên tục đưa ra các chương trình khuyến mãi, dự thưởng để thu hút khách hàng. Do đó, NHNo & PTNT Bình Minh cũng đã không ngừng đưa ra các chương trình ưu đãi để nâng cao khả năng cạnh tranh của ngân hàng, làm chi phí phi lãi của ngân hàng tăng cao nhưng mức tăng vẫn còn thấp dẫn đến tỷ lệ

này giảm nhẹ. Nhìn chung ta thấy chi phí của vốn huy động trong ngân hàng có xu hướng tăng, chủ yếu do tác động của tình hình kinh tế bên ngoài. 6 tháng đầu năm 2013, tỷ lệ này đạt 0,97, mặc dù lãi suất thấp (tối đa 8%/năm) nhưng lượng vốn huy động của ngân hàng tăng cao, chứng tỏ để huy động vốn, ngân hàng đã đưa ra nhiều chương trình khuyến mãi, dự thưởng để thu hút người dân gửi tiền nên chi phí huy động vốn tăng cao dẫn đến tỷ lệ này rất cao.

Lãi thu từ cho vay trên lãi chi cho huy động vốn

cho hoạt động huy động vốn, tỷ lệ này càng lớn càng tốt. Qua bảng 4.13 cho thấy, trong năm 2010 doanh thu từ cho vay gấp 1,32 lần chi phí phải trả cho hoạt động huy động vốn. Ngân hàng trong giai đoạn này thu được lợi nhuận khá cao, hiệu quả huy động vốn được nâng cao. Nhưng đến năm 2011, tỷ lệ

này đã giảm xuống còn 1,28 lần nguyên nhân là do lãi chi cho huy động vốn của ngân hàng trong năm này tăng nhanh, tăng 43,47% so với năm 2010, tăng nhanh hơn cả lãi thu từ hoạt động cho vay. Vì lúc này, ngân hàng phải đưa ra mức lãi suất cao để có thể huy động được vốn nên chi phí lãi tăng mạnh. Đến năm 2012, tỷ lệ này tăng mạnh là do doanh thu và chi phí từ huy động vốn tuy có giảm nhưng mức giảm có sự chênh lệch. Cụ thể, doanh thu từ cho vay giảm 7.206 triệu đồng (tương đương 13%) so với năm 2011, trong khi chi phí từ huy

động vốn giảm 7.665 triệu đồng (giảm 17,73%) so với năm 2011. Trong giai

đoạn này, NHNN áp dụng trần lãi suất buộc ngân hàng phải tuân theo, hạ lãi suất huy động, khiến chi phí lãi phải trả cho huy động vốn giảm đáng kể. Bên cạnh đó, tuy lãi suất cho vay cũng giảm nhưng do hầu hết các doanh nghiệp lâm vào khó khăn, thị trường bất động sản đóng băng làm mất đi nguồn đảm bảo tài chính, hơn nữa ngân hàng cũng chú trọng hơn trong công tác xét duyệt các hồ sơ vay vốn nên doanh số cho vay của ngân hàng chỉ tăng trưởng nhẹ ở

năm 2012. Tất cả các yếu tố trên tác động đã làm giảm đáng kể nguồn thu nhập lãi từ cho vay của ngân hàng. Nhìn chung, tỷ lệ lãi thu từ cho vay trên lãi chi cho huy động vốn của ngân hàng sụt giảm qua các năm do tác động của yếu tố kinh tế và các quy định của NHNN. Bước sang 6 tháng đầu năm 2013, tình hình huy động vốn cũng ít khả quan khi lãi chi cho hoạt động này giảm còn 17.618 triệu đồng và lãi thu tiếp tục giảm và còn 22.346 triệu đồng do NHNN liên tục hạ trần lãi suất huy động để giảm lãi suất cho vay để tạo điều kiện cho cá nhân, doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn trong sản xuất. Nên tỷ lệ

này tăng nhẹ và đạt 1,27 (6 tháng đầu năm 2012đạt 1,25). Ngân hàng cần đưa ra chiến lược huy động, cho vay có hiệu quả hơn để đáp ứng nhu cầu vay của khách hàng cũng như để tăng thu nhập cho ngân hàng.

Chênh lệch thu chi trên vốn huy động

Đây là tỷ lệ giữa khoản thu nhập ròng có được từ hoạt động kinh doanh chủ yếu của ngân hàng trên tổng vốn huy động, chỉ số này nhằm kiểm chứng khả năng sinh lợi của vốn huy động thông qua việc xem xét khoản lợi nhuận thu được trên mỗi đồng vốn huy động, chỉ số này càng cao càng tốt cho ngân hàng. Chỉ số này chịu sự tác động từ cả lãi suất đầu vào lẫn lãi suất đầu ra mà ngân hàng áp dụng trong một khoản thời gian cụ thể. Tỷ lệ này giảm từ4,02% vào năm 2010 lên đạt 3,91% vào năm 2011, có nghĩa là cứ 100 đồng vốn huy

quả sinh lời của vốn huy động của ngân hàng vẫn còn ở mức thấp, ngân hàng cần chú trọng nâng cao hiệu quả sinh lời của mỗi đồng vốn huy động được thay vì chỉ chú trọng nâng cao doanh số huy động vốn. Đến năm 2012, tỷ lệ

này giảm mạnh, giảm chỉ còn 3,33%, do vốn huy động của ngân hàng vẫn tăng

ở năm 2012 nhưng do lãi thu từ cho vay và chi phí lãi cho huy động vốn đều giảm. Do tình hình kinh tế khó khăn, doanh nghiệp bị phá sản hoặc mất năng lực tài chính do trước đây đã đầu tư khá nhiều vào bất động sản, do đó doanh số cho vay tăng nhẹ, nguồn thu từ hoạt động cho vay cũng tăng không đáng kể. 6 tháng đầu năm 2013, tỷ lệ này đạt 1,17% và có phần sụt giảm hơn so với thờiđiểm cùng kỳ năm 2012 (đạt 1,28%). Do lượng vốn huy động vẫn tăng do tâm lý gửi tiền vào ngân hàng của người dân là an toàn, hiệu quả (tăng 7,7%).

Một phần của tài liệu phân tích và đánh giá hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thị xã bình minh tỉnh vĩnh long (Trang 69 - 76)