4.3.1.1 Phân tích tỷ lệ lợi nhuận trên vốn huy động bình quân
Để có thể phân tích về hiệu quả huy động vốn, vấn đề quan trọng hơn hết là ta cần phải xem xét đến những khoản lợi nhuận có được từ việc sử dụng vốn huy động. Để hiểu rõ hơn, ta quan sát bảng 4.7.
Bảng 4.7: Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn huy động bình quân của ngân hàng giai đoạn 2010 - 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 Chỉ tiêu ĐVT Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6 tháng đầu 2012 6 tháng đầu 2013 Lợi nhuận Triệu đồng 7.818 9.839 10.658 6.007 6.312 Vốn huy động bình quân Triệu đồng 237.200 311.543 379.654 360.881 403.001 LN/VHĐ BQ % 3,30 3,16 2,81 1,66 1,57
Nguồn: Các báo cáo tại phòng Kế hoạch - Kinh doanh của NHNo & PTNT Bình Minh năm 2010, 2011, 2012, quý II 2013
Chỉ tiêu trên đo lường khả năng sinh lời trên mỗi đồng vốn huy động và thể hiện trung bình một đồng vốn huy động có thể tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Ta thấy tỷ lệ này giảm dần qua các năm, năm 2010, bình quân cứ 100
giảm còn 3,16%. Sở dĩ có một sự sụt giảm nhẹ trong giai đoạn này chủ yếu là do thu nhập từ hoạt động dịch vụ và hoạt động khác sụt giảm ở năm 2011. Bên cạnh đó,ở năm 2011, lãi suất cho vay và lãi suất huy động cũng ở mức cao để đảm bảo khả năng sinh lời cho lượng tiền mà khách hàng gửi vào trong điều kiện lạm phát cao. Lãi suất cho vay tăng cao, có thời điểm lên đến hơn 18% khiến một số lượng khách hàng ngần ngại trong việc vay vốn ngân hàng, gây khó khăn cho đầu ra của vốn huy động. Bên cạnh đó, ngân hàng tuân thủ theo Thông tư 13/2010/TT-NHNN với một số quy định như tiền gửi thanh toán không được cơ cấu vào nguồn cấp tín dụng, phần bảo lãnh tính vào tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu. Điều đó làm cho các NHTM cân nhắc kỹ lưỡng hơn khi cho khách hàng vay để đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn theo quy định. Tất cả các yếu tố
trên đã làm cho việc cho vay của ngân hàng bị hạn chế và gặp khó khăn, làm cho khoản lợi nhuận thu được trên mỗi đồng vốn huy động giảm xuống.
Đến năm 2012, bình quân 100 đồng vốn huy động chỉ tạo ra được 2,81
đồng lợi nhuận, thấp hơn so với năm 2011. Nguyên nhân là do năm 2012, tình hình tài chính bất ổn, thị trường chứng khoán sụt giảm, thị trường bất động sản
đóng băng, do đó người dân ưu tiên gửi tiền vào ngân hàng để đảm bảo an toàn và sinh lời. Do đó, lượng vốn huy động của ngân hàng tăng cao trong giai
đoạn này trong khi nghiệp vụ cấp tín dụng của ngân hàng gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân là do tuy lãi suất cho vay thấp nhưng hầu hết các doanh nghiệp không có đủ các tài sản đảm bảo, năng lực tài chính yếu kém nên làm hạn chế
khả năng vay vốn ngân hàng của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, để có thể ngăn ngừa và khắc phục tình trạng rủi ro tín dụng, NHNo & PTNT Bình Minh tăng cường trích lập dự phòng rủi ro, nghiêm ngặt hơn trong công tác thẩm định khách hàng vay vốn, điều này hạn chế một số lượng khách hàng vay không đủ
tiêu chuẩn. Điều này đã có tác động mạnh mẽ đến khả năng sinh lời của vốn huy động, làm giảm đáng kể lợi nhuận tạo ra trên mỗi đồng vốn huy động
được của ngân hàng.
Bước sang 6 tháng đầu của năm 2013, bình quân cứ 100 đồng vốn huy
động chỉ tạo ra được 1,57 đồng lợi nhuận, thấp hơn so với thời điểm cùng kỳ
năm 2012. Nguyên nhân là do tình hình kinh tế và tình hình tài chính khó khăn
đã ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Tuy nhiên, lợi nhuận của các ngân hàng có xu hướng tăng ít (tăng 5,08% so với thời điểm cùng kỳ năm 2012). Ngược lại, mặc dù lãi suất huy động giảm nhưng nguồn vốn huy động của ngân hàng lại tăng. Nguyên nhân cho vấn đề này là các kênh đầu tư như vàng, chứng khoán, bất động sản,… đang gặp khó khăn. Để đồng tiền sinh lời một cách hiệu quả, an toàn thì gửi tiền vào ngân hàng là tối
là mức tăng của lợi nhuận thấp hơn mức tăng của vốn huy động.
4.3.1.2 Chi phí huy động vốn
Để phân tích và đánh giá hiệu quả huy động vốn, ngân hàng cần tính đã bỏ ra chi phí bao nhiêu để có được số vốn đó. Trong công tác huy động, ngoài những chi phí về lãi suất thì ngân hàng cũng cần bỏ ra những khoản chi phí khác để phục vụ cho quá trình huy động vốn như chi phí quản lý, cất giữ, bảo quản, chi phí phát hành các giấy tờ quan trọng có liên quan đến việc huy động vốn của ngân hàng.
Bảng 4.8: Lãi suất bình quân đầu vào và đầu ra của ngân hàng giai đoạn 2010 - 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 Chỉ tiêu ĐVT Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6 tháng đầu 2012 6 tháng đầu 2013
Chi phí lãi Triệu đồng 30.132 43.229 35.564 18.304 17.618 Thu nhập từ lãi Triệu đồng 39.656 55.415 48.209 22.922 22.346 Vốn huy động Triệu đồng 271.309 351.776 407.531 369.986 398.471 Tài sản sinh lời Triệu đồng 289.460 364.122 445.279 384.132 420.718
LS BQ đầu vào %/năm 11,11 12,29 8,73 4,95 4,42
LS BQ đầu ra %/năm 13,70 15,22 10,83 5,97 5,31
Chênh lệch LS %/năm 2,59 2,93 2,1 1,02 0,89
Nguồn: Các báo cáo tại phòng Kế hoạch - Kinh doanh của NHNo & PTNT Bình Minh năm 2010, 2011, 2012, quý II 2013 và tác giả tính toán
Ghi chú: LSBQ: Lãi suất bình quân
Qua bảng 4.8 ta thấy, chi phí trả lãi bình quân của ngân hàng có sự biến
động qua 3 năm. Trong giai đoạn đầu, mức lãi suất này có sự tăng trưởng nhanh, từ 11,11% vào năm 2010 tăng lên đạt 12,29% vào năm 2011. Có nghĩa là năm 2011, để huy động được một đồng vốn ngân hàng phải bỏ ra 0,1229
đồng chi phí. Nguyên nhân là do NHNN thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ,
để thu hút khách hàng, cuộc cạnh tranh lãi suất giữa các ngân hàng bắt đầu tăng cao, để chấm dứt các chính sách tặng thưởng được xem là hình thức cạnh tranh không lành mạnh các NHTM đã từng bước công bố tăng lãi suất huy
động. Điều này làm chi phí mà ngân hàng phải trả cho các khoản tiền gửi và vay tăng đáng kể. Đến năm 2012, để huy động được một đồng vốn ngân hàng phải trả 0,873 đồng lãi, phần chi phí này có giảm so với 2011, do trong giai
đoạn này, NHNN đã có 6 lần hạ trần lãi suất huy động (từ 14% xuống còn 8%) làm chi phí trả lãi bình quân của ngân hàng giảm xuống. 6 tháng đầu năm 2013, tình hình lãi suất bình quân đầu vào tiếp tục giảm và đạt 4,42%. Nguyên nhân là do Nhà nước thực hiện kiềm chế lạm phát, đồng thời tiếp tục hạ mức lãi suất để giúp đỡ cho doanh nghiệp vượt khó khăn trong giai đoạn hiện nay.
Khoảng chênh lệch giữa lãi suất đầu vào và đầu ra của ngân hàng biến
động qua các năm. Năm 2010, trung bình cứ 100 đồng vốn huy động đem đi cho vay thì ngân hàng sẽ thu được 2,59 đồng thu nhập, năm 2011 là tăng đến 2,93 đồng và đến năm 2012 là giảm còn 2,10 đồng thu nhập. Trong khi nữa
đầu năm 2013, chênh lệch này tiếp tục giảm xuống còn 0,89%. Nguyên nhân chủ yếu là do NHNN luôn áp trần lãi suất huy động giảm qua các năm , cụ thể
quy định lãi suất 14% vào năm 2011 và 8% vào năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 là 7%, chủ yếu để hạn chế việc các ngân hàng yếu kém đẩy mạnh chạy
đua lãi suất để thu hút khách hàng làm tăng lãi suất cho vay và gây ra những bất ổn cho thị trường. Trong khi đó, lãi suất đầu ra được mỗi ngân hàng tính toán, dựa trên lãi suất đầu vào và dựa vào dự án, doanh nghiệp có những mức
độ rủi ro khác nhau. Cụ thể lãi suất bình quânđầu ra của ngân hàng năm 2010 là 13,7%, năm 2011 là 15,22% và năm 2012 là 10,83% và 6 tháng đầu năm 2013 đạt 5,31%.
Tuy nhiên, để đánh giá chính xác những chi phí mà ngân hàng đã bỏ ra, ngoài chi phí trả lãi thì cần phải xem xét đến một số chi phí khác liên quan đến công tác huy động vốn như chi phí quảng cáo, khuyến mãi,… Ta nên sử dụng cả chi phí phi lãi trong huy động vốn để tính toán về chi phí huy động vốn bình quân, được trình bày qua bảng 4.9.
Bảng 4.9: Chi phí trả lãi bình quân của NHNo & PTNT Bình Minh giai đoạn 2010 - 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 Chỉ tiêu ĐVT Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6 tháng đầu 2012 6 tháng đầu 2013
Chi phí lãi Triệu
đồng
30.132 43.229 35.564 18.304 17.618 Chi phí phi lãi Triệu
đồng 4.939 5.835 5.970 2.517 2.528 Vốn huy động Triệu đồng 271.309 351.776 407.531 369.986 398.471 Chi phí trả lãi bình quân %/năm 12,93 13,95 10,19 5,63 5,06
Nguồn: Các báo cáo tại Phòng Kế hoạch - Kinh doanh của NHNo & PTNT Bình Minh năm 2010, 2011, 2012, quý II 2013 và tác giả tính toán
Qua bảng 4.9 ta thấy, chi phí huy động vốn bình quân của ngân hàng tăng từ 12,93% vào năm 2010 lên đến 13,95% vào năm 2011. Nguyên nhân là cuộc cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng trong năm 2011, ngân hàng phải không ngừng tăng lãi suất huy độngđể kích thích người dân gửi tiền vào ngân hàng. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng phải cạnh tranh với các ngân hàng khác bằng các chương trình khuyến mãi hấp dẫn để thu hút khách hàng, do đó ngoài
sự tăng lên mạnh mẽ của chi phí trả lãi, các khoản chi phí khác cũng tăng lên như chi cho quảng cáo, khuyến mãi, chăm sóc khách hàng, chi phí cho việc quản lý, cất giữ, bảo quản,… Do sự tác động của tất cả các yếu tố trên làm cho chi phí huy động vốn của ngân hàng tăng cao ở năm 2011. Đến năm 2012, trần lãi suất huy động giảm xuống, do đó chi phí lãi của ngân hàng giảm đến 17,73% so với năm 2011. Trong khi đó, chi phí phi lãi cho hoạt động huy
động vốn của ngân hàng tăng nhẹ, tăng 135 triệu đồng so với năm 2011. Do NHNN đã quy định trần lãi suất, nên các ngân hàng liên tục đưa ra các chương trình khuyến mãi, dự thưởng để thu hút khách hàng như chương trình “Western Union” (BIDV), “May túi ba gang - Đựng vàng đựng lãi” (MHB),… Do đó, NHNo & PTNT Bình Minh cũng phải không ngừng đưa ra các chương trình ưu đãi như “Giải vàng Agribank - Mừng Quốc khánh 2/9”, “Tri ân chủ
thẻ Agribank” hay “Mùa kiều hối Agribank - Nhận tiền nhanh - Nhiều quà tặng”,…để nâng cao khả năng cạnh tranh của mình. Cụ thể, chi phí phi lãi cho hoạt động huy động vốn đạt 5.970 triệu đồng, tăng gần 2,31% so với năm 2011. Do đó, chi phí huy động vốn bình quân của ngân hàng giảm xuống còn 10,19%. 6 tháng đầu năm 2013, NHNo & PTNT Bình Minh huy động được nguồn vốn lớn từ xu hướng đầu tư của người dân (gửi tiền vào ngân hàng là cách sinh lời nguồn tiền nhàn rỗi an toàn, hiệu quả tại thời điểm này) mà ít tốn chi phí quảng cáo, chi phí khuyến mãi,.... Tuy nhiên, mức trần lãi suất ở đầu năm chỉ có 8% và giảm còn 7% vào tháng 6/2013 nên chi phí lãi giảm và chi phí phi lãi tăng dẫn đến chi phí trả lãi bình quân chỉ có 5,06% tức là để sử
dụng được 100 đồng vốn huy động thì ngân hàng phải bỏ ra 5,06đồng chi phí.
4.3.1.3 Phân tích các rủi ro đối với nguồn vốn huy động
Mỗi loại nguồn vốn có chi phí và khả năng thanh khoản khác nhau. Do
đó, việc lựa chọn nguồn vốn và phí nguồn vốn không chỉ phụ thuộc vào chi phí của mỗi nguồn mà còn tùy thuộc vào rủi ro của chúng. Những nguồn vốn có chi phí thấp có thể tạo ra rủi ro cao cho ngân hàng và ngược lại. Do đó, để
nâng cao lợi nhuận đòi hỏi ngân hàng phải có những kế hoạch thu hút các nguồn vốn sao cho tối thiểu hóa chi phí và đảm bảo an toàn cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Khi đó, một trong những công việc cần thực hiện
đầu tiên là phải phân tích, đánh giá các loại rủi ro của nguồn vốn mà ngân hàng đang sử dụng để từ đó có những giải pháp phù hợp để khắc phục khó khăn được biểu hiện ở bảng 4.10.
Trạng thái tiền mặt
Tiền mặt và tiền gửi của ngân hàng tại các TCTD khác là những tài sản có tính thanh khoản cao của ngân hàng, có thể sử dụng để thanh toán ngay khi
có nhu cầu rút tiền của khách hàng. Chỉ số trạng thái tiền mặt biểu hiện tài sản có tính thanh khoản cao trong tổng tài sản của ngân hàng, chỉ số này càng cao cho thấy rủi ro về thanh khoản của ngân hàng càng thấp nhưng ngược lại lợi nhuận cũng giảm do khả năng sinh lợi của tài sản giảm.
Qua bảng 4.10, trạng thái tiền mặt của ngân hàng có xu hướng tăng trong giai đoạn 2010 - 2012. Cụ thể chỉ số này đạt 1,31% vào năm 2010 sau đó tăng lên đạt 1,89% vào năm 2011, đến năm 2012 chỉ số này tăng lên đạt 2,02%. Năm 2010, NHNN thực hiện chính sách tiền tệ thay đổi liên tục, đầu năm thắt chặt cuối năm nới lỏng nên ngân hàng đã tăng nguồn dự trữ sơ cấp so với năm trước, chính điều này đã làm cho chỉ số trạng thái tiền mặt ở mức cao 1,31%. Ta thấy trạng thái tiền mặt của ngân hàng tăng nhanh vào năm 2011 là do trong năm này, lạm phát tăng lên rất cao khoảng 18,12%, đồng tiền liên tục mất giá, giá vàng tăng liên tục, do đó người dân ồạt đến ngân hàng để rút tiền.
Để đáp ứng cho nhu cầu thanh khoản cũng như tạo niềm tin cho người gửi tiền nên ngân hàng đã tăng mạnh dự trữ sơ cấp như tiền mặt, vàng, đá quý,… Cụ
thể tiền mặt, vàng bạc, đá quý dự trữ tại ngân hàng tăng mạnh đạt 7.732 triệu
đồng, tăng 69,75% so với năm 2010, ngược lại, tiền gửi tại các TCTD khác giảm khoảng 33,73%.
Đến năm 2012, trạng thái tiền mặt có tăng nhưng tăng chậm hơn năm 2011, nguyên nhân là do để khắc phục những hậu quả của tình trạng rủi ro tín dụng, Hội sởđã quy định bình quân tiền mặt tồn quỹ vừa phải để ngân hàng có thể tập trung đẩy mạnh cho vay để nâng cao lợi nhuận, bù đắp phần chi phí dự
phòng rủi ro tín dụng. Cụ thể, lượng tiền mặt tại ngân hàng chỉ tăng 5,16%, tiền gửi tại các TCTD khác tăng gần gấp 2 lần so với năm 2011. Bên cạnh đó, do là NHTM Nhà nước nên uy tín của NHNo & PTNT Bình Minh cũng khá cao, do đó ngân hàng cũng an tâm trong việc dùng các tài sản trên để tăng cường hoạt động kinh doanh của mình. Lãi suất huy động không ngừng giảm xuống ở năm 2012, nhưng vẫn cao hơn tỷlệ lạm phát (7%), do đó khách hàng thường ít có nhu cầu rút tiền thường xuyên.
6 tháng đầu năm 2013, trạng thái tiền mặt của ngân hàng đạt 1,34%, tăng 0,06% so với thời điểm cùng kỳ năm 2012. Nguyên nhân là do lượng tiền mặt và tiền gửi tại các TCTD khác tăng hơn mức tăng của tổng tài sản. Cụ thể là tốc độ tăng trưởng tiền mặt và tiền gửi tại các TCTD khác lần lượt là 3% và 37,71%. Đầu năm 2013, NHNN đã ban hành Thông tư 01/2013/TT-NHNN trong đó có nội dung về việc gửi tiền lẫn nhau giữa các TCTD sau một khoảng thời gian ngăn cấm. Ngoài ra, để đảm bảo tính thanh khoản cho ngân hàng