Phân tích tình hình huy động vốn theo đối tượng khách hàng

Một phần của tài liệu phân tích và đánh giá hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thị xã bình minh tỉnh vĩnh long (Trang 50 - 54)

Tại địa phương, có nhiều đối tượng khách hàng đang hoạt động. Họ có những nhu cầu và sở thích khác nhau. Hiểu được vấn đề này, ngân hàng đã

đưa ra nhiều sản phẩm huy động cho các đối tượng khách hàng khác nhau để đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng.

Tiền gửi dân cư

Tiền gửi từ dân cư luôn đóng một vai trò rất quan trọng vào việc tăng trưởng nguồn vốn của ngân hàng và thường chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ

cấu nguồn vốn huy động của ngân hàng. Nguồn vốn này mang lại sự ổn định, bền vững cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Vì thế sự biến động của nguồn vốn này tác động không nhỏ đến hoạt động của ngân hàng góp phần

đáng kể đến khả năng cấp tín dụng cho ngân hàng, mang lại lợi nhuận cho ngân hàng.

Tiền gửi dân cư không ngừng tăng với mức tăng không đồng đều qua các năm. Cụ thể, năm 2010, tiền gửi dân cưđạt 201.388 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 74,22% trong cơ cấu vốn huy động. Năm 2011, tiền gửi dân cư tiếp tục tăng

40

Bảng 4.5: Vốn huy động theo đối tượng khách hàng tại NHNo & PTNT Bình Minh giai đoạn 2010 - 2012 và 6 tháng đầu năm 2013

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 6 tháng đầu năm Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 6 tháng đầu năm 2013/2012 2010 2011 2012 2012 2013 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Tiền gửi dân cư 201.388 277.887 328.693 309.979 325.171 76.499 37,99 50.806 18,28 15.192 4,9 Tiền gửi tổ chức kinh tế 50.115 54.713 58.335 45.122 57.488 4.598 9,17 3.622 6,62 12.366 27,41 Tiền gửi tổ chức tín dụng khác 1.275 845 1.677 1.265 1.742 (430) (33,73) 832 98,46 477 37,71 Tiền gửi Kho bạc Nhà nước 18.531 18.331 18.826 13.620 14.070 (200) (1,08) 495 2,7 450 3,3 Tổng vốn huy động 271.309 351.776 407.531 369.986 398.471 80.467 29,66 55.755 15,85 28.485 7,7

và đạt 277.887 triệu đồng, tăng 76.499 triệu đồng (tăng 37,99%) so với năm 2010. Năm 2012, tiền gửi dân cư đạt 328.693 triệu đồng, tăng 50.806 triệu

đồng (18,28%) so với năm 2011. Việc tiền gửi dân cư tăng mạnh là do ngân hàng thực hiện chiến lược phát triển mạng lưới rộng khắp toàn thị xã với 1 chi nhánh chính cùng với 2 phòng giao dịch đặt tại thị trấn Cái Vồn, Đông Bình.

Đồng thời ngân hàng còn thực hiện phương châm “mỗi khách hàng đều là tài sản quí”, thực hiện tốt chính sách chăm sóc khách hàng, sẵn sàng đáp ứng các nhu cầu của khách hàng, xây dựng mối quan hệ hợp tác lâu dài với khách hàng. Đặc biệt ngân hàng còn thực hiện nhiều chương trình khuyến mại lớn như “Cùng Agribank đón tết vàng, lộc biếc”, quay số trúng thưởng, tặng lịch và quà nhân dịp tết, lãi suất cộng thêm,… đã góp phần giúp ngân hàng huy

động ngày càng nhiều từ nguồn tiền nhàn rỗi trong dân cư.

6 tháng đầu năm 2013 ngân hàng tiếp tục đạt được thành công từ việc huy động được nguồn vốn nhàn rỗi từ dân cư. Cụ thể, tiền gửi dân cư đạt 325.171 triệu đồng chiếm 81,6% trong cơ cấu vốn huy động và tăng 15.192 triệu đồng (tăng 4,9%) so với cùng kỳ năm 2012. Nguyên nhân là do ngân hàng kỷ niệm 25 năm thành lập nên tổ chức chương trình huy động tiết kiệm dự thưởng đặc biệt “May mắn nhân ba” nhằm tri ân khách hàng đồng thời tăng cường huy động vốn từ người dân đáp ứng nhu cầu thanh khoản những tháng cuối năm với giải thưởng lên đến 16,4 tỷ đồng. Ngoài ra, ngân hàng còn tạo

được bầu không khí làm việc thân thiện, cởi mở, gần gũi giữa các nhân viên, khen thưởng có định kì và đột xuất cho các cá nhân có thành tích tốt nhất đã làm cho cán bộ nhân viên đạt năng suất làm việc cao nhất.

Tiền gửi của tổ chức kinh tế

Nguồn tiền gửi của tổ chức kinh tế luôn chiếm một vị trí quan trọng trong tổng nguồn vốn vì đây là nguồn vốn có chi phí thấp tạo điều kiện cho ngân hàng giảm chi phí và tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Đây là nguồn vốn chiếm tỷ trọng thứ hai sau nguồn vốn từ dân cư và có sự biến động qua các năm. Năm 2011, tiền gửi của các tổ chức kinh tế đạt 54.713 triệu đồng, tăng 9,17% (tăng 4.598 triệu đồng) so với năm 2010. Nguyên nhân là do nền kinh tế của thị xã Bình Minh có nhiều chuyển biến tích cực, cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, nhiều doanh nghiệp ra đời và hoạt động có hiệu quả, các tổ chức kinh tế trên địa bàn và các vùng lân cận dần lấy lại nhịp vì thế mà nhu cầu thanh toán qua ngân hàng -động lực chính

để các tổ chức kinh tế gửi tiền vào ngân hàng đã tăng trở lại. Năm 2012, tiền gửi của các tổ chức kinh tếđạt 58.335 triệu đồng, tăng 6,62% (tăng 3.622 triệu

có xu hướng tăng mạnh, mức tăng là 12.366 triệu đồng (27,41%) so với cùng kỳ năm 2012 và đạt 57.488 triệu đồng. Mặc dù những tháng đầu năm 2012, tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn này luôn âm nhưng vào những tháng cuối năm 2012 và những tháng đầu năm 2013, các doanh nghiệp, hộ sản xuất đã gặp được nhiều thuận lợi về sản xuất, kinh doanh nên nhu cầu thanh toán qua ngân hàng tăng mạnh. Bên cạnh đó, NHNN liên tục hạ trần lãi suất huy động tạo điều kiện cho việc giảm lãi suất cho vay là một trong những điều kiện làm giảm chi phí sản xuất - kinh doanh, góp phần tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, duy trì tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an toàn cho hệ thống ngân hàng.

Tiền gửi của các tổ chức tín dụng khác

Đây là nguồn tiền có tính ổn định không cao và không thường xuyên trong suốt các thời kỳ hoạt động trong năm của chi nhánh vì đây là nguồn tiền gửi chủ yếu nhằm mục đích thanh toán và chi trả dưới hình thức ngân hàng đại lý và dịch vụ tương ứng. Qua bảng 4.5, ta thấy năm 2011 giảm 430 triệu đồng (giảm 33,73%) so với năm 2010 và đạt mức 845 triệu đồng. Nguyên nhân là do luật các TCTD 2010 (hiệu lực thi hành từ năm 2011) qui định “các tổ chức tín dụng phải chấm dứt toàn bộ hoạt động gửi tiền và nhận tiền gửi có kỳ hạn tại các tổ chức tín dụng khác mà chỉ duy trì hình thức cho vay và đi vay tổ

chức tín dụng khác” nên đã làm giảm lượng tiền này trong ngân hàng. Giai

đoạn 2011 - 2012 và 6 tháng đầu năm 2013, loại tiền này không ngừng gia tăng với mức tăng khá cao - trên 37% và đạt mốc 1.742 triệu đồng vào giữa năm 2013. Nguyên nhân là do NHNN đã ban hành Thông tư 01/2013/TT- NHNN cho phép các TCTD được thực hiện các hoạt động cho vay, đi vay, mua bán có kỳ hạn giấy tờ có giá với nhau sau một thời gian ngắn trì hoãn hoạt động này thông qua Thông tư 21/2012/TT-NHNN vào cuối năm 2012 để

dần dần loại bỏ các TCTD yếu kém trên tiến trình tái cơ cấu ngành.

Tiền gửi Kho bạc Nhà nước

Khi Kho bạc thu về ngân sách, chưa có nhu cầu sử dụng hay phân bổ

ngân sách thì Kho bạc có thể gửi tại ngân hàng thương mại. Khi đó nguồn tiền gửi này trở thành nguồn vốn của ngân hàng. Qua bảng 4.5, tiền gửi Kho bạc nhà nước có xu hướng biến động. Năm 2011, tiền gửi của Kho bạc đạt 18.331 triệu đồng, giảm 1,08%. Nguyên nhân là do phía NHNN muốn hạn chế lượng tiền gửi Kho bạc nhà nước cho các NHTM để nhằm kiểm soát tốt hơn cung tiền trên thị trường. Do hiện nay tiền gửi KBNN tại các NHTM thường được sử dụng vào các nghiệp vụ tín dụng qua đó ảnh hưởng đến cung cầu vốn và lãi suất trên thị trường khiến cho NHNN khó kiểm soát cung tiền. Việc rút bớt tiền trong lưu thông cũng sẽ tác động làm giảm tăng trưởng tín dụng, qua đó

giảm bớt sức ép lạm phát trong năm 2011.Năm 2012, loại tiền này có sự tăng trở lại, với mức tăng 2,7%. 6 tháng đầu năm 2013, tiền gửi Kho bạc tiếp tục tăng nhẹ với mức tăng 3,3% so với cùng kỳ năm 2012 và đạt 14.070 triệu

đồng. Đây là những cố gắng của ngân hàng trong việc vận động Kho bạc Nhà nước duy trì số dư tài khoản tại ngân hàng.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu phân tích và đánh giá hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thị xã bình minh tỉnh vĩnh long (Trang 50 - 54)