Phân tích tình hình huy động vốn của ngân hàng

Một phần của tài liệu phân tích và đánh giá hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thị xã bình minh tỉnh vĩnh long (Trang 42)

Huy động vốn là nghiệp vụ quan trọng không thể thiếu cùng với nghiệp vụ tín dụng trong ngân hàng thương mại. Đây là nghiệp vụ tạo vốn cho hầu hết các hoạt động của ngân hàng, đảm bảo chức năng cung cấp vốn cho nền kinh tế. Tình hình huy động vốn của NHNo & PTNT Bình Minhđược trình bày qua hình 4.1.

Năm 2011, vốn huy động của ngân hàng đạt 351.776 triệu đồng, tăng 29,66% so với năm 2010. Vốn là NHTM Nhà nước nên uy tín của ngân hàng

được nhiều người biết đến, bên cạnh đó NHNo & PTNT Bình Minh cũng đã không ngừng phát triển những sản phẩm dịch vụmới, tiện ích cho khách hàng và công tác huy động vốn là mục tiêu then chốt của NHNo & PTNT Bình Minh trong năm 2011. Năm 2012, vốn huy động của ngân hàng đạt 407.531 triệu đồng, tăng 15,85% so với năm 2011, tăng trưởng thấp hơn giai đoạn trước. Do nợ xấu của các ngân hàng tăng cao nên một phần người dân mất lòng tin vào ngân hàng, lãi suất huy động giảm, các ngân hàng khó khăn trong việc huy động nên đã dùng các hình thức đa dạng khác để thu hút khách hàng,

áp lực cạnh tranh cao. Tuy vậy, NHNo & PTNT Bình Minh cũng có những chính sách, biện pháp tốt để chống đỡ với khó khăn này, ngân hàng đã biết tận dụng linh hoạt các hình thức huy động, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng kết hợp với các chương trình khuyến mãi hấp dẫn. Nhờđó, số vốn huy

động của ngân hàng đã tăng 55.755 triệu đồng so với 2011, chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng nguồn vốn. Đến thời điểm 6 tháng đầu năm 2013, tình hình huy động vốn của ngân hàng có chuyển biến tốt. Mặc dù vấn đề nợ

xấu ở ngân hàng, doanh nghiệp gặp khó khăn trong khâu sản xuất lẫn tiêu thụ, lãi suất có tới 2 lần thay đổi, tình hình cạnh tranh khốc liệt trong ngành,… nhưng ngân hàng vẫn đạt được nguồn vốn huy động ở mức cao là 398.471 triệu đồng tăng 28.485 triệu đồng, tương đương tăng 7,7% so với 6 tháng đầu năm 2012.

Hình a Hình b

Nguồn: Các báo cáo tại phòng Kế hoạch - Kinh doanh của NHNo & PTNT Bình Minh năm 2010, 2011, 2012, quý II 2013

Hình 4.1 Tình hình huy động vốn của NHNo & PTNT Bình Minh giai đoạn 2010 - 2012 (Hình a) và 6 tháng đầu 2013 so với 6 tháng đầu 2012 (Hình b)

4.2.1 Phân tích tình hình huy động vốn theo hình thức huy động

Nguồn vốn mà ngân hàng huy động được có nhiều hình thức khác nhau tùy vào mục đích mà khách hàng đầu tư cùng với định hướng phát triển nguồn vốn của ngân hàng. Tại NHNo & PTNT Bình Minh có 3 loại sản phẩm huy

động nhằm đáp ứng được nhu cầu của khách hàng và định hướng của ngân hàng là tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm, nguồn vốn có được từ việc phát hành giấy tờ có giá. Nhìn chung, 3 loại sản phẩm có tỷ trọng và mức độ tăng trưởng khác nhau trong tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng được thể

hiện qua bảng 4.3. 369.986 398.471 355.000 360.000 365.000 370.000 375.000 380.000 385.000 390.000 395.000 400.000 6T 2012 6T 2013 271.309 351.776 407.531 0 50.000 100.000 150.000 200.000 250.000 300.000 350.000 400.000 450.000 2010 2011 2012 Triệu đồng Triệu đồng

33

Bảng 4.3: Vốn huy động theo hình thức huy động tại NHNo & PTNT Bình Minh giai đoạn 2010 - 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 6 tháng đầu năm Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 6 tháng đầu năm 2013/2012 2010 2011 2012 2012 2013 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Tiền gửi thanh toán 43.735 50.612 61.046 50.371 60.327 6.877 15,72 10.434 20,62 9.956 19,77 Tiền gửi tiết kiệm 218.811 296.672 342.853 316.839 335.433 77.861 35,58 46.181 15,57 18.594 5,87 Giấy tờ có giá 8.763 4.492 3.632 2.776 2.711 (4.271) (48,74) (860) (19,15) (65) (2,34) Tổng vốn huy động 271.309 351.776 407.531 369.986 398.471 80.467 29,66 55.755 15,85 28.485 7,7

Tiền gửi thanh toán

Tiền gửi thanh toán của NHNo & PTNT Bình Minh có các hình thức như

séc, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, thẻ thanh toán, chuyển tiền nhanh,… Chủ các tài khoản tiền gửi thanh toán thường yêu cầu ngân hàng thanh toán hộ các khoản chi, cũng như tiếp nhận các khoản thu trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh mà không cần sử dụng tiền mặt. Việc này đẩy nhanh tốc độ

lưu thông của tiền và hạn chế bớt tiền mặt trong thanh toán góp phần tăng tính an toàn. Chính ưu điểm này của tiền gửi thanh toán đã khiến nó đã dần phổ

biến, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp và cá nhân có hoạt động mua bán thường xuyên.

Trong giai đoạn 2010 - 2012, tiền gửi thanh toán của khách hàng vào chi nhánh có sự biến động mạnh mẽ. Năm 2011, tiền gửi thanh toán đạt 50.612 triệu đồng, chiếm 14,39% trong tổng nguồn vốn huy động, tăng 15,72% so với năm 2010 (năm 2010 đạt 43.735 triệu đồng). Do trong giai đoạn này, ngân hàng mở rộng mạng lưới thanh toán với các ngân hàng khác và cung cấp nhiều tiện ích cho khách hàng như có thể thanh toán, gửi và rút tiền bất cứ lúc nào, phục vụ khách hàng tận nơi theo yêu cầu, khách hàng giao dịch thường xuyên

được ngân hàng giảm phí chuyển tiền điện tử, ngân hàng đã linh hoạt trong việc mở rộng hình thức huy động, đồng thời phát hành nhiều loại thẻ tiện dụng trong việc sử dụng tiện ích từ dịch vụ thanh toán của ngân hàng,… Bên cạnh

đó, với trần lãi suất huy động là 14%/năm của tiền gửi tiết kiệm do NHNN quy định trong khi tỷ lệ lạm phát ở mức trên 18% do đó nhiều tổ chức, cá nhân e ngại gửi tiết kiệm tại ngân hàng. Để đảm bảo khả năng thanh khoản, NHNo & PTNT Bình Minh đã áp dụng lãi suất hấp dẫn cho tài khoản tiền gửi thanh toán bên cạnh tập trung huy động nguồn vốn từ tiền gửi tiết kiệm. Đến năm 2012, tiền gửi thanh toán tiếp tục tăng nhẹ, tăng 10.434 triệu đồng (tăng 20,62%) so với năm 2011.

Bước sang 6 tháng đầu năm 2013, tiền gửi thanh toán đạt 60.327 triệu

đồng, tăng 9.956 triệu đồng (tăng 19,77%) so với cùng kỳ năm 2012. Nguyên nhân là do dần dần các doanh nghiệp hoạt động ổn định trở lại nên nhu cầu thanh toán giữa các doanh nghiệp tăng cao. Bên cạnh đó, khu công nghiệp Bình Minh từng bước hoàn thiện nên cần nhiều người lao động để giải quyết các đơn đặt hàng, vì thế nhu cầu trả tiền lương qua thẻ ATM tăng dẫn đến tiền gửi thanh toán tăng nhẹ.

Tiền gửi tiết kiệm

Tiền gửi tiết kiệm chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn huy

dân cư ở Bình Minhđông đúc, đa phần họ có nhu cầu gửi tiền để sinh lợi và

đảm bảo an toàn, nhu cầu thanh toán qua ngân hàng chưa thực sự phát triển, bên cạnh đó, tiền gửi tiết kiệm luôn có nhiều chương trình khuyến mãi, dự

thưởng, do đó, lượng tiền gửi tiết kiệm vào ngân hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất. Ngoài những loại tiền gửi tiết kiệm truyền thống, NHNo & PTNT Bình Minh cung cấp thêm cho khách hàng nhiều hình thức tiết kiệm mới lạ, tiện ích hơn như tiết kiệm rút gốc linh hoạt, tiết kiệm an sinh, tiết kiệm học đường,… Năm 2010, tiền gửi tiết kiệm của ngân hàng đạt 218.811 triệu đồng, chiếm 80,65% trong tổng vốn huy động. Đến năm 2011, tiền gửi tiết kiệm tăng 35,58% so với 2010, đạt 296.672 triệu đồng. Nguyên nhân là NHNo & PTNT Bình Minh áp dụng mức lãi suất hấp dẫn dao động từ 12 - 14%/năm và nhiều chương trình khuyến mãi, quà tặng, đồng thời, nâng cao chất lượng dịch vụ để tạo sự gắn kết, bền chặt giữa ngân hàng và khách hàng. Năm 2012, lượng tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng tiếp tục tăng trưởng, đạt 342.853 triệu đồng, tăng gần 15,57% so với năm 2011. Nguyên nhân là năm 2012 có nhiều khó khăn trong thị trường tài chính, bên cạnh đó NHNN cũng đã 6 lần hạ trần lãi suất huy

động, lãi suất giảm từ 14%/năm vào tháng 1 xuống còn 8%/năm vào tháng 12 trong năm. Tuy nhiên, trong bối cảnh tỷ giá ngoại tệ ổn định, thị trường vàng tiềm ẩn nhiều rủi ro, thị trường chứng khoán sụt giảm, thị trường bất động sản (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

đóng băng thì việc gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng được xem là kênh đầu tư

an toàn và hiệu quả nhất cho người dân. Cho nên tiền gửi tiết kiệm có sự tăng nhẹ với mức tăng 46.181 triệu đồng.

Bước sang 6 tháng đầu năm 2013, tiền gửi tiết kiệm vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu tổng nguồn vốn (chiếm 84,18%). Nhìn chung, tiền gửi tiết kiệm tăng 5,87% (tăng 18.594 triệu đồng) so với cùng kỳ năm 2012. Nguyên nhân là do gửi tiết kiệm là kênh đầu tư có tỷ suất sinh lời khá tốt trong thời điểm hiện tại. Đặc biệt, trong bối cảnh nền kinh tế vẫn còn ẩn chứa nhiều rủi ro như sự trầm lắng quá lâu của thị trường bất động sản, chứng khoán, vàng cùng với kỳ vọng lạm phát giảm đã khiến xu hướng gửi tiền tiết kiệm tăng lên rõ rệt với mức lãi suất hiện tại cho loại tiền tiết kiệm bằng VNĐ là tối

đa 9 - 10%/năm.

Giấy tờ có giá

Trường hợp các NHTM cần có nguồn vốn lớn và ổn định trong thời gian dài thì các ngân hàng có thể phát hành kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi và trái phiếu. Nguồn vốn được tạo ra từ hình thức này tuy có tính ổn định cao nhưng

đổi lại chi phí cũng rất lớn. Do đó, ngân hàng chỉ phát hành GTCG ra công chúng khi có nhu cầu vốn đột xuất và cấp thiết. Hình thức huy động này phụ

kì. Qua bảng 4.3 ta thấy, nguồn vốn này chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng vốn huy động. Trong năm 2010, phát hành GTCG của NHNo & PTNT Bình Minh là 8.763 triệu đồng, chỉ chiếm 3,23% trong tổng nguồn vốn huy động. Nguyên nhân là do công tác huy động vốn bằng tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán và nhận lượng vốn điều chuyển đã đáp ứng khá đầy đủ chỉ tiêu được giao và nhu cầu sử dụng vốn của ngân hàng, nên việc phát hành công cụ nợ với số

lượng lớn làm tốn nhiều chi phí là điều không cần thiết. Đến năm 2011, phát hành GTCG tiếp tục giảm, đạt 4.492 triệu đồng, chiếm 1,28% trong vốn huy

động, thấp nhất trong cơ cấu vốn huy động phân theo hình thức huy động. Do trong năm 2011, ngân hàng tiếp tục thực hiện chủ trương tiết kiệm chi phí do việc huy động vốn thông qua phát hành giấy tờ có giá tốn nhiều chi phí hơn so với các hình thức huy động vốn khác. Đến năm 2012, nguồn vốn thông qua phát hành GTCG đạt 3.632 triệu đồng, giảm 19,15% so với năm 2011 là do tình hình huy động vốn trong năm 2012 gặp khó khăn nên chủ yếu huy động vốn thông qua các hình thức huy động khác là chủ yếu để tiết giảm chi phí cho ngân hàng, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. 6 tháng đầu năm 2013, nguồn vốn này tiếp tục giảm nhẹ là do trong giai đoạn này người dân đa phần gửi tiết kiệm vào ngân hàng để sinh lời do các kênh đầu tư khác khá khó khăn nên ngân hàng hạn chế việc huy động vốn thông qua phát hành GTCG để hạn chế chi phí không mang lại hiệu quả. Cụ thể là nguồn vốn này đạt 2.711 triệu

đồng, giảm 65 triệu đồng, giảm 2,34% so với cùng kỳnăm 2012.

4.2.2 Phân tích tình hình huy động vốn theo kỳ hạn

Phân loại theo kỳ hạn, nguồn vốn huy động của NHNo & PTNT Bình Minh được chia thành hai loại: tiền gửi có kỳ hạn (ngắn hạn và dài hạn) và tiền gửi không kỳ hạn. Tình hình biến động của hai loại tiền gửi này được trình bày qua bảng 4.4.

Tiền gửi có kỳ hạn

Năm 2010, tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn vốn, đạt 168.281 triệu đồng, trong khi đó, tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ, đạt 10.078 triệu đồng. Trong loại tiền gửi ngắn hạn, đa số khách hàng đều chọn kỳ hạn gửi tiền là 1 tháng, 3 tháng và 12 tháng. Năm 2011, tổng tiền gửi có kỳ hạn tại ngân hàng tăng lên 41,78%, đạt 252.877 triệu đồng. Do năm 2011, lãi suất tăng cao gần 18%/năm, do khách hàng muốn tạo ra lợi nhuận cho số tiền nhàn rỗi của mình. Đồng thời, lãi suất trên thị trường có xu hướng tăng do tỷ lệ lạm phát ngày càng cao, lãi suất các khoản tiền gửi của các kỳ hạn dưới 12 tháng đều bằng nhau, nếu có nhu cầu sử dụng tiền đột xuất thì khi rút ra khách hàng phải chịu thiệt do

37

Bảng 4.4: Vốn huy động theo kỳ hạn tại NHNo & PTNT Bình Minh giai đoạn 2010 - 2012 và 6 tháng đầu năm 2013

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 6 tháng đầu năm Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 6 tháng đầu năm 2013/2012 2010 2011 2012 2012 2013 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Tiền gửi không kỳ hạn 92.950 98.899 96.036 81.775 93.356 5.949 6,4 (2.863) (2,89) 11.581 14,16 Tiền gửi có kỳ hạn: 178.359 252.877 311.495 288.211 305.115 74.518 41,78 58.618 23,18 16.904 5,87 - Dưới 12 tháng 168.281 245.684 308.382 285.577 303.850 77.403 46 62.698 25,52 18.273 6,4 - Từ 12 tháng trở lên 10.078 7.193 3.113 2.634 1.265 (2.885) (28,63) (4.080) (56,72) (1.369) (51,97) Tổng vốn huy động 271.309 351.776 407.531 369.986 398.471 80.467 29,66 55.755 15,85 28.485 7,7

phải hưởng lãi suất không kỳ hạn, do đó khách hàng ưu tiên lựa chọn gửi tiền

ở những kỳ hạn ngắn để khi hết hạn thì số tiền đó sẽđược chuyển sang kỳ hạn mới với lãi suất. mới. Trong khi đó, tiền gửi có kỳ hạn dài chỉđạt 7.193 triệu

đồng, giảm 28,63% so với 2010. Nguyên nhân là do lạm phát tăng lên 18,13% trong năm 2011, đồng tiền mất giá, nên người dân hạn chế việc gửi tiền vào ngân hàng, nhất là gửi tiền trong dài hạn. Đến năm 2012, tổng lượng tiền gửi có kỳ hạn đạt 311.495 triệu đồng, tăng 58.618 triệu đồng so với năm 2011. Trong giai đoạn tình hình tài chính khó khăn này, những lĩnh vực đầu tư khác gặp nhiều rủi ro, do đó các tổ chức và cá nhân lựa chọn gửi tiền vào ngân hàng với những kỳ hạn theo nhu cầu. Một bộ phận khách hàng do có nhu cầu sử

dụng vốn thường xuyên nên chỉ lựa chọn kỳ hạn ngắn hạn. Bên cạnh đó, NHNN liên tục hạ trần lãi suất huy động nên đa số khách hàng lựa chọn gửi tiền với kỳ hạn dưới một năm nhằm mục đích được hưởng lãi suất cao trong suốt thời hạn gửi trong khi lãi suất tiền gửi trên thị trường ngày càng giảm nên lượng tiền huy động ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao nhất (99%) và đạt 308.382 triệu đồng, tăng 62.698 triệu đồng, tương đương tăng 25,52% so với năm 2011. Tiền gửi với kỳ hạn dài hạn trong giai đoạn này chỉđạt 3.113 triệu đồng, giảm 56,72% so với năm 2011.

Bước sang 6 tháng đầu năm 2013, tiền gửi có kì hạn tăng nhẹ, đạt mức 305.115 triệu đồng, với mức tăng 5,87%. Với người dân, gửi tiền có kỳhạn tại ngân hàng vẫn là giải pháp được lựa chọn trong bối cảnh thị trường hiện nay. Thị trường bất động sản chưa thể khởi sắc, bởi gói vốn 30.000 tỷ đồng chỉ

dành cho phân khúc nhà ở xã hội. Thị trường vàng diễn biến khó lường, dù

đang giảm giá, nhưng chênh lệch giá vàng trong nước và quốc tế vẫn ở mức cao (trên 2 triệu đồng/lượng). Đó là cơ sở cho nguồn tiền gửi có kì hạn tăng 16.904 triệu đồng. Tiền gửi ngắn hạn vẫn chiếm tỷ trọng vượt trội với 99,58% trong nguồn vốn có kỳ hạn. Cụ thể tiền gửi ngắn hạn đạt 303.850 triệu đồng, tiền gửi dài hạn đạt 1.265 triệu đồng với sự biến động lần lượt là tăng 6,4%,

Một phần của tài liệu phân tích và đánh giá hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thị xã bình minh tỉnh vĩnh long (Trang 42)