Cơ cấu tổ chức và chức năng từng bộ phận của NHNo & PTNT

Một phần của tài liệu phân tích và đánh giá hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thị xã bình minh tỉnh vĩnh long (Trang 32)

PTNT Bình Minh

3.1.3.1 Cơ cu t chc

Đối với bất kỳ tổ chức nào thì cơ cấu tổ chức là vô cùng quan trọng, bởi nó phản ánh tính hợp lý và khả năng khai thác nguồn lực của tổ chức, trong đó nguồn lực con người được xem là quan trọng và mang tính chiến lượcđối với bất kỳ tổ chức nào. Cơ cấu tổ chức ngân hàng được bố trí một cách đơn giản và hợp lý, vừa phù hợp với quy mô của đơn vị, vừa đáp ứng được yêu cầu công việc, đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng được diễn ra một cách thuận lợi và hiệu quả. Cơ cấu tổ chức của NHNo & PTNT Bình Minh

Nguồn: Phòng Kế hoạch - Kinh doanh NHNo & PTNT Bình Minh, 2013

Hình 3.1 Sơđồ cơ cấu tổ chức NHNo & PTNT Bình Minh 3.1.3.2 Chc năng, nhim v ca tng phòng ban

Giám đốc

Trực tiếp điều hành mọi hoạt động của đơn vị theo chức năng, nhiệm vụ

và phạm vi hoạt động của đơn vị. Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ

phận và nhận thông tin phân phối từ các phòng ban. Có quyền quyết định chính thức một khoản vay.

Có quyền quyết định tổ chức bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỉ

luật hay nâng lương các cán bộ, công nhân viên trong đơn vị ngoại trừ kế toán trưởng và kiểm toán trưởng.

Phó giám đốc

Có trách nhiệm hỗ trợ cùng giám đốc trong việc tổ chức điều hành hoạt

động chung của toàn chi nhánh, các nghiệp vụ cụ thể trong việc tổ chức, hành chánh, thẩm định vốn, công tác tổ chức tín dụng. Hiện tại, ngân hàng có 2 phó Giám đốc PGĐ tín dụng PGĐ kế toán - ngân quỹ Phòng kế hoạch – kinh doanh Phòng kế toán – ngân quỹ Phòng giao dịch Đông Bình Cái Vồn Tổ kiểm soát

giám đốc: một phụ trách tổ chức điều hành về mặt tín dụng, một phụ trách trực tiếp điều hành về kế toán ngân quỹ.

Bộ phận kiểm soát

Giám sát các hoạt động về tình hình của ngân hàng, đồng thời thanh tra, giám sát tình hình giải thể, phá sản của đơn vị và báo cáo tình hình tài chính của đơn vị theo từng thời kì. Đồng thời giám sát, đôn đốc, nhắc nhở cán bộ

ngân hàng trong lĩnh vực hoạt động thuộc phạm vi qui định của NHNN Việt Nam.

Phòng Kế hoạch - Kinh doanh

Trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh như đơn vay, thẩm định, xét duyệt cho vay để trình lên Giám đốc và chịu trách nhiệm chính trong việc quản lí cũng như giám sát quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng. Phòng tín dụng gồm: 1 trưởng phòng, 1 phó phòng và 2 cán bộ tín dụng.

- Trưởng phòng chịu trách nhiệm về các công việc sau:

+ Phân công cán bộ tín dụng phụ trách địa bàn và khách hàng, kiểm tra

đôn đốc cán bộ tín dụng thực hiện đầy đủ quy chế cho vay của ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

+ Kiểm soát nội dung thẩm định của cán bộ tín dụng, tiến hành tái thẩm

định hồ sơ vay vốn, gia hạn nợ gốc, lãi, điều chỉnh kì hạn trả nợ gốc, lãi. Và ghi ý kiến của mình trên các hồ sơ cho vay các quyết định.

- Cán bộ tín dụng: tiếp đơn xin vay vốn của khách hàng, xem xét thẩm

định, kiểm tra, đánh giá mục đích sử dụng vốn vay có đúng không, có quyền

đề nghị thu hồi vốn nếu thấy khách hàng sử dụng vốn vay không đúng mục

đích, đôn đốc khách hàng trả nợ khi đến hạn, thu hồi nợ quá hạn.

Phòng Kế toán - Ngân quỹ:gồm 2 bộ phận

B phn kế toán

Trực tiếp hạch toán, kế toán thống kê và thanh toán theo quy định của NHNN, NHNo & PTNT Việt Nam.

Trực tiếp giao dịch tại Hội sở, thực hiện các thủ tục thanh toán.

Xây dựng chỉ tiêu kế toán tài chính, quyết toán kế hoạch thu, chi tài chính, quỹ tiền lương với chi nhánh NHNo & PTNT tỉnh Vĩnh Long.

Tổng hợp, lưu trữ hồ sơ tài liệu về hạch toán, kế toán, quyết toán và các báo cáo theo quy định.

B phn Kho qu: quản lí tiền, thực hiện các nghiệp vụ thu chi, phát tiền vay cho khách hàng và có nhiệm vụ trả lương theo tiền mặt. Cuối mỗi ngày khóa sổ Ngân quỹ, kết hợp với bộ phận kế toán theo dõi các nghiệp vụ

ngân quỹ phát sinh nhằm kịp thời sữa chữa khi có sai sót.

3.2 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NHNo & PTNT - CHI NHÁNH THỊ XÃ BÌNH MINH

Bình Minh là một đô thị phía Nam của tỉnh Vĩnh Long và là đô thị vệ

tinh trong chùm đô thị thành phố Cần Thơ. Cho nên ngày càng có nhiều TCTD ra đời, điều này tạo ra áp lực cạnh tranh cao cho NHNo & PTNT Bình Minh. Tuy trong những năm qua có nhiều sự bất ổn trong thị trường tài chính nhưng kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng đạt được nhiều thành tựu.

3.2.1 Doanh thu

Để đạt được mục tiêu lợi nhuận, ngân hàng cần có những biện pháp làm tăng thu nhập và quản lý chi phí hợp lý. Do đó, việc phân tích thu nhập là điều hết sức cần thiết, để thấy được tiềm năng phát triển cũng như những khoản mục đang có chiều hướng giảm, từđó đưa ra các chiến lược và biện pháp hợp lý để góp phần làm tăng thu nhập của ngân hàng.

Qua bảng 3.1 ta thấy, tổng doanh thu của NHNo & PTNT Bình Minh trong giai đoạn 2010 - 2012 ở mức cao và biến động qua các năm. Tổng doanh thu mà ngân hàngđạt được vào năm 2010 là 43.958 triệu đồng, năm 2011 thu nhập của ngân hàng tăng đột biến và đạt 60.704 triệu đồng, tăng 38,10% so với năm 2010. Thu nhập tăng mạnh chủ yếu là do sự tăng cao của thu nhập từ

lãi. Trong năm 2011, khoản thu nhập này tăng 39,74% (tăng 15.759 triệu

đồng) so với năm 2010. Thu nhập từ lãi luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng thu nhập của ngân hàng đạt 90,21% (năm 2010) và 91,29% (năm 2011). Thu nhập từ lãi trong giai đoạn này tăng mạnh là do NHNo & PTNT Bình Minh đã đơn giản hóa các thủ tục vay vốn, đưa ra những chính sách cho vay hợp lý cho khách hàng. Đồng thời, trong thời gian này, NHNN cũng quy định về trần lãi suất huy động trong đó lãi suất huy động và cho vay đều giảm, dẫn

đến số lượng khách hàng vay vốn tăng. Thu nhập ngoài lãi bao gồm các khoản thu như thu phí dịch vụ, hoa hồng (nhận sựủy thác của khách hàng, lệ phí cấp tín dụng,…), thu nhập ròng từ bộ phận hoạt động kinh doanh. Trong giai đoạn 2010 - 2011, khoản thu nhập ngoài lãi tăng nhẹ và đạt 5.289 triệu đồng vào năm 2011 với tốc độ giảm 22,94% (tăng 987 triệu đồng) so với năm 2010. Nguyên nhân là hoạt động của ngân hàng đa dạng, sản phẩm của ngân hàng phong phú nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng. Đến năm 2012, tình hình kinh tế tài chính khó khăn như: NHNN đã có 6 lần điều chỉnh giảm lãi suất cho vay

25

Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT - Chi nhánh Bình Minh giai đoạn 2010 - 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 6 tháng đầu năm Chênh lệch Chênh lệch 6 tháng đầu năm 2011/2010 2012/2011 2013/2012 2010 2011 2012 2012 2013 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Thu nhập 43.958 60.704 54.195 27.415 27.129 16.746 38,10 (6.509) (10,72) (286) (1,04) Thu nhập từ lãi 39.656 55.415 48.209 22.922 22.346 15.759 39,74 (7.206) (13,00) (576) (2,51) Thu nhập ngoài lãi 4.302 5.289 5.986 4.493 4.783 987 22,94 697 13,18 290 6,45

Chi phí 36.140 50.865 43.537 21.408 20.817 14.725 40,74 (7.328) (14,41) (591) (2,76)

Chi phí lãi 30.132 43.229 35.564 18.304 17.618 13.097 43,47 (7.665) (17,73) (686) (3,75) Chi phí phi lãi 6.008 7.636 7.973 3.104 3.199 1.628 27,10 337 4,41 95 3,06

Lợi nhuận 7.818 9.839 10.658 6.007 6.312 2.021 25,85 819 8,32 305 5,08

(giảm 5 - 9%/năm) và lãi suất huy động (giảm 3 - 6%/năm), rủi ro tín dụng, nợ

xấu tăng cao. Vì vậy, NHNo & PTNT Bình Minh có sự sụt giảm đáng kể về

thu nhập. Cụ thể, tổng thu nhập của ngân hàng đạt 54.195 triệu đồng, giảm 10,72% (giảm 6.509 triệu đồng) so với năm 2011. Việc tổng doanh thu giảm là do sự giảm mạnh của khoản mục thu nhập từ lãi. Cụ thể là thu nhập từ lãi giảm 13% (giảm 7.206 triệu đồng) so với năm 2011. Tuy nhiên, thu ngoài lãi tăng 697 triệu đồng (tăng 13,18%) so với năm 2011. Nguyên nhân là do ngân hàng đã nhận thấy được những hạn chế vềthu nhập ngoài lãi trong năm trước nên đã có những chính sách, biện pháp làm tăng thu nhập này lên. Việc tổng thu nhập của ngân hàng giảm là tình hình chung của toàn hệ thống ngân hàng và mức sụt giảm này vẫn còn là mức thấp so với toàn hệ thống.

Bước qua 6 tháng đầu năm 2013, ngành ngân hàng gặp nhiều khó khăn do NHNN quyết liệt thực hiện công tác tái cơ cấu ngân hàng, thị trường tài chính vẫn đang loay hoay chưa có định hướng. Vì vậy, doanh thu ngân hàng 6 tháng đầu năm 2013 đã giảm nhẹ so với cùng kỳ và đạt mốc 27.129 triệu đồng giảm 1,04% (giảm 286 triệu đồng) so với cùng kỳ năm 2012. Cụ thể là thu từ

lãi đạt 22.346 triệu đồng, giảm 576 triệu đồng (giảm 2,51%), thu nhập ngoài lãi đạt mốc 4.783 triệu đồng, tăng 290 triệu đồng (tăng 6,45%) so với cùng kỳ

năm 2012.

3.2.2 Chi phí

Ngoài việc cố gắng tăng thu nhập của ngân hàng trong giới hạn an toàn thì việc quản lý chi phí cũng rất cần được các nhà quản trị, đầu tư quan tâm. Ta có thể chia chi phí trong hoạt động ra làm 2 loại: chi phí từ lãi và chi phí ngoài lãi để tiện cho việc phân tích.

Nhìn chung, sự biến động của chi phí qua 3 năm tương tự như sự biến

động của doanh thu. Tổng chi phí của ngân hàng tăng mạnh ở năm 2011, đạt 50.865 triệu đồng, tăng 40,74% so với năm 2010. Đây là hệ quả của việc ngân hàng đã nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, trang bị thêm nhiều máy móc thiết bị hiện đại và đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ như: SMS Banking, hệ thống máy ATM và các dịch vụ thanh toán khác, thực hiện hàng loạt các chương trình nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng như chăm sóc và ứng xử khách hàng. Những điều trên làm cho chi phí của ngân hàng tăng

đáng kể, đặc biệt là chi phí từ lãi suất tăng mạnh với mức tăng 43,47% (tăng 13.097 triệu đồng) so với năm 2010. Ngoài ra, chi phí ngoài lãi tăng 27,10% (tăng 1.628 triệu đồng) là một trong những cơ sở cho chi phí tăng vọt. Năm 2012, nền kinh tế bất ổn, lãi suất huy động giảm, thị trường bất động sản đóng băng, các doanh nghiệp rơi vào khó khăn nên tổng chi phí năm 2012 giảm

7.328 triệu đồng (giảm 14,41%) so với năm 2011 và đạt 43.537 triệu đồng. Việc tổng chi phí giảm mạnh là do chi phí từ lãi suất giảm mạnh. Cụ thể, nguồn chi phí này đạt 35.564 triệu đồng, giảm 7.665 triệu đồng (giảm 17,73%) do lãi suất giảm khá mạnh với trần lãi suất huy động chỉ còn 8%/năm vào cuối năm 2012 trong khi cho vay đang được kiểm soát nên lượng vốn huy động là khá thấp. Để vượt qua khó khăn chung, ngân hàng đã chi nhiều cho hoạt động kinh doanh (chi phí ngoài lãi)để đạt được mục tiêu lợi nhuận nên đã làm cho chi phí ngoài lãi tăng 337 triệu đồng và đạt 7.973 triệu đồng.

Bước sang 6 tháng đầu năm 2013, tổng chi phí mà ngân hàng phải bỏ ra

đạt 20.817 triệu đồng, giảm 591 triệu đồng (giảm 2,76%) so với cùng kỳ năm 2012, trong đó chi phí lãi giảm 686 triệu đồng (giảm 3,75%) so với cùng kỳ

năm 2012 là do NHNN tiếp tục duy trì chính sách mở rộng tiền tệ nên đã 2 lần hạ trần lãi suất huy động trong 6 tháng đầu năm 2013 làm cho lãi suất huy

động giảm. Tuy nhiên, chi phí ngoài lãi tăng 95 triệu đồng (tăng 3,06%) và đạt 3.199 triệu đồng là do sự cạnh tranh gay gắt với các ngân hàng cùng địa bàn như: Sacombank, MHB, Vietinbank,… thông qua các chương trình dự thưởng, khuyến mãi để thu hút khách hàng giao dịch nên đã làm chi phí này tăng.

3.2.3 Lợi nhuận

Lợi nhuận là một chỉ tiêu điển hình giúp ngân hàng đánh giá chính xác kết quả hoạt động kinh doanh, biểu hiện nguồn thu thực tế ngân hàng nhận

được sau khi bỏ ra một khoản chi phí. Lợi nhuận của NHNo & PTNT Bình Minh qua giai đoạn phân tích không ngừng gia tăng với mức tăng không đồng

đều. Cụ thể là: năm 2010, lợi nhuận của ngân hàng đạt 7.818 triệu đồng, sau

đó tăng lên đến 9.839 triệu đồng vào năm 2011, tăng 25,85% so với năm 2010. Nguyên nhân là do ngân hàng đã đưa ra những sản phẩm, dịch vụ mới lạ, tiện ích,... kết hợp với việc tăng cường hoạt động cho vay, giám sát, đôn đốc thu nợ và quản lý tốt chi phí nên làm tăng lợi nhuận. Đến năm 2012, lợi nhuận của ngân hàng tăng nhẹ mặc dù khủng hoảng kinh tế tài chính, tái cơ cấu ngành, nợ xấu tăng cao, lạm phát cao,… Cụ thể, lợi nhuận đạt 10.658 triệu đồng, giảm 8,32% so với 2011.

Như đã phân tích, doanh thu và chi phí của ngân hàng 6 tháng đầu năm 2013 đều giảm nhẹ do NHNN hạ trần lãi suất huy động, đặc biệt là NHNN tiếp tục thực hiện tái cơ cấu ngành, loại bỏ các TCTD yếu kém nên gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT Bình Minh. Tuy nhiên, lợi nhuận vẫn tăng 305 triệu đồng (tăng 5,08%) so với cùng kỳ năm 2012 và

CHƯƠNG 4

THỰC TRẠNG VÀ HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NHNo & PTNT - CHI NHÁNH THỊ XÃ BÌNH MINH - VĨNH LONG 4.1 PHÂN TÍCH TỔNG QUÁT TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG

4.1.1 Phân tích tổng quát tình hình nguồn vốn của NHNo & PTNT Bình Minh giai đoạn 2010 - 2012 Bình Minh giai đoạn 2010 - 2012

Vốn luôn là một yếu tố quan trọng cho sự tồn tại và phát triển của ngân hàng. Vì thế, bất cứ ngân hàng nào cũng rất chú trọng việc làm thế nào để huy

động được nguồn vốn nhiều nhất với chi phí thấp nhất để đáp ứng nhu cầu hoạt động của mình. Tuy nhiên, cơ cấu vốn của mỗi ngân hàng là khác nhau, tùy thuộc vào điều kiện kinh doanh cũng như chính sách của mỗi ngân hàng. Do nằm trong hệ thống NHNo & PTNT Việt Nam nên việc cân đối vốn huy

động và cho vay được thực hiện dễ dàng. Nếu vốn huy động của ngân hàng chi nhánh cao hơn cho vay thì sẽ chuyển phần chênh lệch về ngân hàng cấp trên theo qui định và ngược lại phần vốn huy động thấp hơn nhu cầu cho vay sẽ được điều chỉnh vốn cấp trên theo qui định. Vì vậy, cơ cấu vốn của NHNo và PTNT Bình Minh được chia ra hai phần: vốn huy động, vốn điều chuyển. Tình hình biến động về cơ cấu vốn của NHNo & PTNT Bình Minh trong giai

đoạn 2010 - 2012 được trình bày qua bảng 4.1.

Tổng nguồn vốn của ngân hàng có xu hướng tăng trong giai đoạn 2010 - 2012, năm 2010 tổng nguồn vốn là 445.060 triệu đồng, đến năm 2011 là 453.828 triệu đồng, tăng 1,97% so với năm 2010. Đến năm 2012, tổng nguồn vốn của ngân hàng là 485.550 triệu đồng tăng 6,99% so với năm 2011, tương

đương tăng 31.722 triệu đồng. Cụ thể là:

Vốn huy động

Trong cơ cấu tổng nguồn vốn của ngân hàng, vốn huy động luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn vốn, chiếm 60,96% vào năm 2010 và 77,51% vào năm 2011 và cao nhất là vào năm 2012 chiếm tỷ trọng 83,93% do

đây là nguồn vốn chủ yếu trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Năm 2011, nguồn vốn huy động tăng cao với mức tăng là 29,66% (tăng 80.467 triệu

đồng) so với năm 2010. Mặc dù, năm 2011 là năm đầy biến động của thị

Một phần của tài liệu phân tích và đánh giá hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thị xã bình minh tỉnh vĩnh long (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)