Phân tích tình hình huy động vốn theo kỳ hạn

Một phần của tài liệu phân tích và đánh giá hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thị xã bình minh tỉnh vĩnh long (Trang 47 - 50)

Phân loại theo kỳ hạn, nguồn vốn huy động của NHNo & PTNT Bình Minh được chia thành hai loại: tiền gửi có kỳ hạn (ngắn hạn và dài hạn) và tiền gửi không kỳ hạn. Tình hình biến động của hai loại tiền gửi này được trình bày qua bảng 4.4.

Tiền gửi có kỳ hạn

Năm 2010, tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn vốn, đạt 168.281 triệu đồng, trong khi đó, tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ, đạt 10.078 triệu đồng. Trong loại tiền gửi ngắn hạn, đa số khách hàng đều chọn kỳ hạn gửi tiền là 1 tháng, 3 tháng và 12 tháng. Năm 2011, tổng tiền gửi có kỳ hạn tại ngân hàng tăng lên 41,78%, đạt 252.877 triệu đồng. Do năm 2011, lãi suất tăng cao gần 18%/năm, do khách hàng muốn tạo ra lợi nhuận cho số tiền nhàn rỗi của mình. Đồng thời, lãi suất trên thị trường có xu hướng tăng do tỷ lệ lạm phát ngày càng cao, lãi suất các khoản tiền gửi của các kỳ hạn dưới 12 tháng đều bằng nhau, nếu có nhu cầu sử dụng tiền đột xuất thì khi rút ra khách hàng phải chịu thiệt do

37

Bảng 4.4: Vốn huy động theo kỳ hạn tại NHNo & PTNT Bình Minh giai đoạn 2010 - 2012 và 6 tháng đầu năm 2013

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 6 tháng đầu năm Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 6 tháng đầu năm 2013/2012 2010 2011 2012 2012 2013 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Tiền gửi không kỳ hạn 92.950 98.899 96.036 81.775 93.356 5.949 6,4 (2.863) (2,89) 11.581 14,16 Tiền gửi có kỳ hạn: 178.359 252.877 311.495 288.211 305.115 74.518 41,78 58.618 23,18 16.904 5,87 - Dưới 12 tháng 168.281 245.684 308.382 285.577 303.850 77.403 46 62.698 25,52 18.273 6,4 - Từ 12 tháng trở lên 10.078 7.193 3.113 2.634 1.265 (2.885) (28,63) (4.080) (56,72) (1.369) (51,97) Tổng vốn huy động 271.309 351.776 407.531 369.986 398.471 80.467 29,66 55.755 15,85 28.485 7,7

phải hưởng lãi suất không kỳ hạn, do đó khách hàng ưu tiên lựa chọn gửi tiền

ở những kỳ hạn ngắn để khi hết hạn thì số tiền đó sẽđược chuyển sang kỳ hạn mới với lãi suất. mới. Trong khi đó, tiền gửi có kỳ hạn dài chỉđạt 7.193 triệu

đồng, giảm 28,63% so với 2010. Nguyên nhân là do lạm phát tăng lên 18,13% trong năm 2011, đồng tiền mất giá, nên người dân hạn chế việc gửi tiền vào ngân hàng, nhất là gửi tiền trong dài hạn. Đến năm 2012, tổng lượng tiền gửi có kỳ hạn đạt 311.495 triệu đồng, tăng 58.618 triệu đồng so với năm 2011. Trong giai đoạn tình hình tài chính khó khăn này, những lĩnh vực đầu tư khác gặp nhiều rủi ro, do đó các tổ chức và cá nhân lựa chọn gửi tiền vào ngân hàng với những kỳ hạn theo nhu cầu. Một bộ phận khách hàng do có nhu cầu sử

dụng vốn thường xuyên nên chỉ lựa chọn kỳ hạn ngắn hạn. Bên cạnh đó, NHNN liên tục hạ trần lãi suất huy động nên đa số khách hàng lựa chọn gửi tiền với kỳ hạn dưới một năm nhằm mục đích được hưởng lãi suất cao trong suốt thời hạn gửi trong khi lãi suất tiền gửi trên thị trường ngày càng giảm nên lượng tiền huy động ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao nhất (99%) và đạt 308.382 triệu đồng, tăng 62.698 triệu đồng, tương đương tăng 25,52% so với năm 2011. Tiền gửi với kỳ hạn dài hạn trong giai đoạn này chỉđạt 3.113 triệu đồng, giảm 56,72% so với năm 2011.

Bước sang 6 tháng đầu năm 2013, tiền gửi có kì hạn tăng nhẹ, đạt mức 305.115 triệu đồng, với mức tăng 5,87%. Với người dân, gửi tiền có kỳhạn tại ngân hàng vẫn là giải pháp được lựa chọn trong bối cảnh thị trường hiện nay. Thị trường bất động sản chưa thể khởi sắc, bởi gói vốn 30.000 tỷ đồng chỉ

dành cho phân khúc nhà ở xã hội. Thị trường vàng diễn biến khó lường, dù

đang giảm giá, nhưng chênh lệch giá vàng trong nước và quốc tế vẫn ở mức cao (trên 2 triệu đồng/lượng). Đó là cơ sở cho nguồn tiền gửi có kì hạn tăng 16.904 triệu đồng. Tiền gửi ngắn hạn vẫn chiếm tỷ trọng vượt trội với 99,58% trong nguồn vốn có kỳ hạn. Cụ thể tiền gửi ngắn hạn đạt 303.850 triệu đồng, tiền gửi dài hạn đạt 1.265 triệu đồng với sự biến động lần lượt là tăng 6,4%, giảm 51,97% so với cùng kỳnăm 2012. Lý do là để đảm bảo tính thanh khoản cho ngân hàng vào những tháng cuối năm 2013 nên ngân hàng đã tăng cường công tác huy động vốn. Mặt khác, người dân kì vọng là mức lãi suất sẽ tăng trở lại trong vài tháng tới nên đa phần là gửi tiền ngắn hạn để khi đáo hạn và bắt đầu kì hạn mới thì sẽ được hưởng lãi suất cao hơn. Ngoài ra, đa phần người dân gửi tiền là nông dân, thương gia nên lượng tiền nhàn rỗi trong thời gian dài là khó.

Tiền gửi không kỳ hạn

toán qua ngân hàng và một số lượng nhỏdân cư muốn đảm bảo an toàn cho số

tiền của mình nên họ gửi vào ngân hàng dưới hình thức TGTK không kỳ hạn. Loại tiền gửi này có sự biến động qua 3 năm, năm 2011, đạt 98.899 triệu

đồng tăng 6,4% so với 2010 (năm 2010 đạt 92.950 triệu đồng). Nguyên nhân do nhu cầu thanh toán qua ngân hàng của các tổ chức ngày càng tăng và dịch vụ thẻ ATM ngày càng phổ biến. Đến năm 2012, lượng tiền gửi này chỉ còn 96.036 triệu đồng, giảm 2.863 triệu đồng so với 2011. Do các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, cần vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, nhu cầu thanh toán qua ngân hàng giảm. Ngoài ra, loại hình tiền gửi này với lãi suất không cao như các khoản tiền gửi có kỳ hạn, cũng như không có nhiều ưu đãi như tiền gửi tiết kiệm. Bên cạnh đó, trên thị trường lại có nhiều sản phẩm để đầu tư nên đểđảm bảo nguồn tiền đầu tư có lãi và chủđộng trong kỳ hạn, lãi suất, sản phẩm đầu tư. Do đó góp phần làm cho nguồn tiền gửi không kỳ hạn tại ngân hàng sụt giảm.

Tiền gửi không kỳ hạn của 6 tháng đầu năm 2013 có xu hướng tăng và

đạt 93.356 triệu đồng, tăng 14,16% so với cùng kỳ năm 2012. Nguyên nhân là doanh nghiệp đã và đang vượt qua những khó khăn trong việc sản suất và tiêu thụ cho nên nhu cầu thanh toán tiền qua ngân hàng tăng trở lại. Ngoài ra, hệ

thống máy ATM đang dần hoàn thiện đáp ứng tối đa nhu cầu thanh toán cho khách hàng.

Một phần của tài liệu phân tích và đánh giá hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thị xã bình minh tỉnh vĩnh long (Trang 47 - 50)