9. Cấu trúc của luận văn
3.5. Phân tích hồi quy
Đối với mỗi thư viện nói chung và TVTT – ĐHQG-HCM nói riêng thì sự hài lòng của sinh viên đối với chất lượng phục vụ của thư viện là cực kỳ quan trọng. Mục tiêu của các thư viện đó là có thể thỏa mãn tốt nhất sự hài lòng của sinh viên,
60
do vậy mà việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới sự hài lòng của sinh viên là việc làm vô cùng cần thiết. Chính vì vậy, phân tích hồi quy sẽ được nhóm nghiên cứu sử dụng để phân tích sự tác động của các biến độc lập (4 biến) tới biến phụ thuộc (sự hài lòng của sinh viên) trong phần này.
Phân tích hồi quy là một phân tích thống kê để xác định xem các biến độc lập (biến thuyết minh) quy định các biến phụ thuộc (biến được thuyết minh) như thế nào. Mô hình phân tích hồi quy sẽ mô tả hình thức của mối liên hệ và qua đó giúp dự đoán được giá trị của biến phụ thuộc khi biết trước giá trị của biến độc lập.
Đặt giả thiết về những nhân tố tác động đến sự hài lòng của sinh viên:
Bảng 3.15: Giả thiết về những nhân tố tác động đến sự hài lòng của sinh viên
GIẢ THIẾT NỘI DUNG
H1 Dịch vụ thư viện không ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên H2 Bộ sưu tập tài liệu không ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh
viên
H3 Nguồn lực thư viện không ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên
H4 Thái độ và cách phục vụ của cán bộ thư viện không ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên
Áp dụng phân tích hồi quy vào mô hình, tiến hành phân tích hồi quy đa biến với 4 nhân tố đã được kiểm định hệ số tương quan (X1, X2, X3, X4) và biến phụ thuộc (Y). Phương pháp phân tích được chọn là phương pháp đưa vào một lượt Enter.
Bảng tổng hợp kết quả phân tích hồi quy được trình bày như sau:
Bảng 3.16: Kết quả phân tích hồi quy
Nhân tố Beta chuẩn hóa Sig. Tolerance VIF Giá trị So sánh Giá trị So sánh X1 0.212 0.000 0.887 0.887>0.0001 1.128 1.128<10
61
X2 0.253 0.000 0.891 0.891>0.0001 1.123 1.123<10 X3 0.197 0.000 0.857 0.857>0.0001 1.167 1.167<10 X4 0.019 0.037 0.867 0.867>0.0001 1.154 1.154<10
(Chi tiết xin xem Phụ lục 5)
Sau quá trình thực hiện phân tích hồi quy, tất cả các biến đều đạt mức ý nghĩa 5% (giá trị Sig. đều nhỏ hơn 0.05), do đó bác bỏ các giả thiết H1, H2, H3, H4 có nghĩa là “Dịch vụ thư viện”, “Bộ sưu tập tài liệu, “Nguồn lực thư viện”, “Thái độ và cách phục vụ của cán bộ thư viện” thực sự có ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên về chất lượng phục vụ của TVTT – ĐHQG-HCM.
Với kết quả thống kê, tất cả các biến đều có Sig. < 0.05; đều đạt được tiêu chuẩn chấp nhận Tolerance > 0,0001; đều có hệ số phóng đại phương sai VIF < 10. Như vậy các biến độc lập này là hoàn toàn phù hợp trong mô hình. Phương trình hồi quy chuẩn hóa lúc này:
Y = 0.212X1 + 0.253X2 + 0.197X3 + 0.019X4.
Bảng 3.17: Kết quả thống kê sau khi phân tích hồi quy
Yếu tố cần đánh giá Giá trị
R 0.460
R2 0.612
R2 hiệu chỉnh 0.601
Sig của kiểm định F 0,000
Phương trình hồi quy chuẩn hóa Y = 0.212X1 + 0.253X2 + 0.197X3 + 0.019X4.
(Chi tiết xin xem Phụ lục 5)
Kiểm định F sử dụng trong phân tích phương sai là một phép kiểm định giả thuyết về độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính tổng thể để xem xét biến phụ thuộc có liên hệ tuyến tính với toàn bộ tập hợp của các biến độc lập. Trong trường
62
hợp này, ta thấy rằng trị thống kê F có giá trị Sig. = 0.000 < 0.05 cho thấy mô hình sử dụng là phù hợp. Giá trị R2 hiệu chỉnh = 0.612 = 61.20%. Nghĩa là trong 100% sự biến động của biến phụ thuộc Sự hài lòng thì có 61.20% sự biến động là do các biến độc lập ảnh hưởng, còn lại là do sai số ngẫu nhiên hoặc các các yếu tố khác ngoài mô hình, như vậy mô hình đưa ra chỉ giải thích được thực tế ở mức độ “khá tốt”.
Trong đó, yếu tố “Bộ sưu tập tài liệu” tác động đến sự hài lòng của sinh viên mạnh nhất (Hệ số Beta chuẩn hóa là 0.253); thứ hai là yếu tố “Dịch vụ thư viện” (Hệ số Beta chuẩn hóa là 0.212); thứ ba là yếu tố “Nguồn lực thư viện” (Hệ số Beta chuẩn hóa là 0.197); thứ tư là yếu tố “Thái độ và cách phục vụ của cán bộ thư viện” (Hệ số Beta chuẩn hóa là 0.019).
Từ phương trình hồi quy, chúng ta có thể thấy rằng các Hệ số Beta chuẩn hóa đều lớn hơn 0 cho thấy các biến độc lập tác động thuận chiều với sự hài lòng của sinh viên. Có nghĩa là khi những biến này (Bộ sưu tập tài liệu, Dịch vụ thư viện, Nguồn lực thư viện, Thái độ và cách phục vụ của cán bộ thư viện) phát triển theo hướng tích cực, thì sự hài lòng của sinh viên sẽ tăng lên theo chiều thuận. Như vậy, TVTT cần phải nỗ lực cải tiến, phát triển các nhân tố được này hơn nữa để nâng cao sự hài lòng của sinh viên.
3.6. Phân tích phương sai ANOVA (ANOVA – Analysis of Variance) Giả thiết H1: