0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (176 trang)

Thực trạng nhân lực dƣợc tại Việt Nam

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC DƯỢC BỆNH VIỆN VÀ XÁC ĐỊNH NHU CẦU NHÂN LỰC DƯỢC SĨ TẠI CÁC BỆNH VIỆN ĐA KHOA TUYẾN TỈNH, HUYỆN TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY (Trang 26 -33 )

Theo Cục Quản lý dược, tính đến thời điểm 31/12/2010, cả nước có tổng số 15.176 DS đang công tác, trung bình 1,74 DS/10.000 dân [15].

Hình 1.1. Số lƣợng DSĐH tại Việt Nam qua cá c năm

Kết quả trên cho thấy có sự gia tăng về tỷ lệ DS/10.000 dân qua các năm. Năm 2007 tỷ lệ DS/10.000 dân là 1,1 nhưng đến năm 2010 tỷ lệ này đã tăng 1,74 DS/10.000 dân.

Một nghiên cứu về thực trạng nhân lực dược năm 2009 cho thấy nhân lực dược có trình độ đại học trở lên chủ yếu tập trung ở khu vực thành thị: tuyến trung ương và tuyến tỉnh có đến 69,29% nhân lực dược có trình độ đại học trở

9367 10421 10164 15176 1.1 1.2 1.19 1.74 0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 1.2 1.4 1.6 1.8 2 0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 14000 16000

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

DSĐH

DS/10000 dân

14

lên làm việc; 100% Tiến sĩ và 97,08% Thạc sĩ làm việc tại tuyến trung ương và tuyến tỉnh (Xem bảng 1.2) [10]. Bảng 1.2. Số lƣợng nhân lực dƣợc năm 2009 Loại hình nhân lực Tổng số Trung ƣơng Địa phƣơng Tuyến tỉnh Tuyến huyện Tuyến Y tế các ngành Tiến sỹ dược 244 234 5 5 0 0 0 Thạc sỹ dược 342 225 107 101 6 0 10 DSĐH 2.680 353 2.216 1.504 700 12 111 DTC& KTV dược 13.317 743 12.243 4.470 4.681 3.092 331 Dược tá 3.191 191 2.823 922 791 1.110 177 Tổng 19.769 1.746 17.394 7.002 6.178 4.214 629

Ghi chú: Địa phương=(tuyến tỉnh+tuyến huyện+tuyến xã)

Theo Cục Quản lý dược, tính đến thời điểm 31/12/2010, cả nước có tổng số 15.176 DS đang công tác, trung bình 1,74 DS/10.000 dân [15]. Tuy nhiên, việc phân bố DS không đồng đều, riêng Hà Nội và TPHCM đã có 7.823 DS, chiếm tỷ trọng xấp xỉ 52%, các tỉnh còn lại chỉ có 6.671DS chiếm tỷ trọng 48% [15].

Một nghiên cứu khác về nhân lực dược năm 2010 về nhân lực dược cũng chỉ ra sự bất cập về phân bố nhân lực cũng như sự thiếu hụt DS chưa được giải quyết đặc biệt trong lĩnh vực bệnh viện chỉ có xấp xỉ 1DS/BVĐK tuyến huyện [4], [7].

Số DS mới ra trường hàng năm đều tăng ở các cơ sở đào tạo. Thực tế, đang có sự chuyển dịch không thích hợp DS trong toàn quốc, tăng ở hệ thống tư nhân và giảm ở hệ thống nhà nước. Bởi lẽ, đa số DS khi ra trường đều muốn làm việc cho các công ty nước ngoài và công ty trách nhiệm hữu hạn, mà phần lớn tập trung ở các thành phố lớn như Hà Nội, TPHCM. Do vậy, có những tỉnh, nhiều năm, không có thêm DS về nhận công tác [15].

15

Thiếu nhân lực dược gắn liền với phân bố không đồng đều. Cùng với xu thế đô thị hoá và tập trung hoá kinh tế - xã hội, dòng nhân lực dược trong những năm gần đây tiếp tục "chảy" về các thành phố lớn. 10 tỉnh có nhiều DS nhất: Hà Nội, TPHCM, Cần Thơ, Đồng Nai, Nam Định, Thanh Hoá, Đồng Tháp, Bình Dương, Nghệ An, Thừa Thiên - Huế, và Đà Nẵng có 9.143 DSĐH chiếm 65,6% so với toàn quốc. Trong khi 10 tỉnh có ít DS nhất: Kon Tum (11), ĐăkNong (21), Lai Châu, Điện Biên, Lào Cai, Bắc Kạn, Bình Phước, Ninh Thuận, Hậu Giang, Bình Thuận chỉ chiếm 2,2% so với toàn quốc [12].

Một nghiên cứu về thực trạng phân bố nhân lực dược trong cả nước năm 2010 cho thấy tình trạng mất cân đối và sự phân bố DS không đồng đều theo vùng miền [4].

Bảng 1.3. Phân bố DS theo các vùng địa lý Khu vực DS khu vực công Tổng DS DS/10000 dân (công lập) DS/10000 dân (tổng số) KV1 1026 4239 0,52 2,14 KV2 488 1186 0,44 1,06 KV3 502 1673 0,27 0,88 KV4 105 391 0,20 0,75 KV5 552 5580 0,38 3,83 KV6 946 2081 0,55 1,20 Tổng 3619 15150 0,42 1,74 (Số liệu năm 2010)

Sự phân bố DS theo các vùng miền là không đồng đều, cao nhất là khu vực ĐNB với 3,83 DS/10.000 dân, tiếp theo là khu vực ĐBSH với 2,14 DS/10.000 dân, thấp là khu vực BTB &DHMT với 0,88 DS/10.000 dân và thấp nhất là khu vực TN với 0,75 DS/10.000 dân.

16

Số lượng DS đang làm việc tại khu vực nhà nước là 3.619 DS, chiếm tỷ trọng 23,9%. Như vậy, đa số các DS đang làm việc tại khu vực tư nhân, chiếm tới 76,1%.

Bảng 1.4. Phân bố DS tại Hà Nội và TPHCM [4] TP DS khu vực công Tổng DS DS/10000dân

(công lập) DS/10000dân (Tổng số) Hà Nội 268 3359 0,41 5,12 TPHCM 292 3956 0,39 5,35 Tổng 560 7315 0,40 5,24 (Số liệu năm 2010)

Hà Nội và TPHCM là 2 địa phương có số DS đang công tác nhiều nhất với tổng số 7.315 DS, chiếm tỷ lệ 48,2% DS cả nước. Nếu tính theo dân số thì đây cũng là nơi có mật độ DS cao nhất, lần lượt là 5,12 DS/10.000 dân (Hà Nội) và 5,35 DS/10.000 dân (TPHCM). Chủ yếu các DS của 2 thành phố này làm việc trong khu vực tư với 6.755 DS, chiếm 92,34% tổng số DS đang công tác tại đây và so với khu vực tư cả nước thì chiếm hơn nửa (58,58%) tổng số DS.

Bảng 1.5. Phân bố DS theo cơ quan hành chính sự nghiệp

STT Tên đơn vị Số đơn

vị Số DS đang làm việc Số DS/đơn vị 1 Ban Lãnh đạo Sở 63 33 0,52 2 Phòng Quản lý dược 63 201 3,19 3 Phòng QLHNYDTN - 27 -

4 Thanh tra Dược 63 61 0,97

5 Trung tâm KNDPMP 62 316 5,10

6 Đơn vị có cán bộ hưởng lương

ngân sách - 8 -

7 Các đơn vị khác - 220 -

Tổng cộng 866

17

Nhìn chung, số lượng DS đang công tác trong cơ quan quản lý nhà nước còn rất hạn chế. Có ít nhất 30 Sở Y tế mà ban giám đốc sở chưa có DS (trung bình 0,52DS/đơn vị). Trung bình có khoảng 3,19 DS làm việc tại một phòng quản lý dược (hay phòng nghiệp vụ dược), và 0,97 DS làm việc trong đơn vị thanh tra của Sở Y tế. Đặc biệt, số DS công tác tại phòng y tế quận/huyện/thị xã còn rất khiêm tốn, mới chỉ có 80 DS trên tổng số 697 quận/huyện/thị xã (trung bình 0,11 người/đơn vị) [4].

Trong lĩnh vực bệnh viện, công tác cán bộ còn nhiều bất cập, NNL DS còn hạn chế. Hiện nay, số công trình nghiên cứu về thực trạng nhân lực dược khá ít, hầu hết các nghiên cứu chủ yếu hướng tớiNNLy tế nói chung trong đó có đề cập nhân lực dược. Các báo cáo tổng kết của Bộ Y tế, Cục Quản lý Dược có đánh giá thực trạng nhân lực dược và mới đưa ra chỉ số nhân lực dược nói chung [4], [15], [53].

Cho đến nay, hiện chưa có một nghiên cứu cụ thể nào về thực trạng nhân lực dược bệnh viện và nhu cầu nhân lực dược ở lĩnh vực bệnh viện. Mặt khác, theo báo cáo của các Sở Y tế thì tình trạng thiếu nhân lực dược trong nhiều năm nay vẫn chưa được cải thiện. Thiếu nhân lực dược trước hết ở hệ thống quản lý hành chính; ở nông thôn, miền núi thì tình trạng thiếu DS ở tất cả mọi khu vực, đặc biệt là tuyến huyện và tỉnh [11], [17].

Tổ chức mạng lưới bệnh viện ở Việt Nam được phân theo các tuyến trung ương, tuyến tỉnh và tuyến quận/huyện. Các báo cáo tổng kết của Bộ Y tế đều chỉ rõ thực trạng: quá tải bệnh viện xảy ra ở các tuyến trung ương có xu hướng gia tăng, trang thiết bị thiếu, nhiều kỹ thuật y tế chưa đáp ứng nhu cầu, đặc biệt nhân lực y tế thiếu, mất cân đối [11].

Nghiên cứu về thực trạng nhân lực dược năm 2010 cho thấy số DS công tác tại các bệnh viện còn khiêm tốn trung bình chỉ có 1,6 DS/BV trong cả nước.

18

Bảng 1.6. Phân bố DS tại các bệnh viện công

STT Tên đơn vị Số đơn vị Số DS đang công tác DS/đơn vị 1 Bệnh viện TW 35 228 6,5 2 BVĐK tuyến tỉnh 63 358 5,9

3 BV chuyên khoa tuyến tỉnh 168 252 1,5

4 BVĐK quận, huyện 697 684 ~ 1,0

Tổng số 963 1522 1,6

(Số liệu năm 2010)

DS tập trung chủ yếu ở BVĐK trung ương 6,5 DS/BV và BVĐK tuyến tỉnh 5,9 DS/BV, đặc biệt chưa tới 1 DS/BVĐK quận/huyện [4]. Điều đó có nghĩa là vẫn còn rất nhiều bệnh viện còn thiếu, thậm chí là không có DS [1], [4], [5].

1.3. THỰC TRẠNG NHU CẦU DƢỢC SĨ 1.3.1.Nhu cầu dƣợc sĩ ở một số nƣớc

Ở Mỹ, một trang web được hỗ trợ bởi dự án nguồn nhân lực Dược định kỳ báo cáo một chỉ số tổng cầu (ADI).ADI là một cuộc khảo sát hàng tháng thể hiện nhu cầu DS chưa được đáp ứng. Dự án ADI được khởi xướng năm 1999 để đáp ứng tình trạng thiếu DS ngày càng gia tăng tại thời điểm đó. Dữ liệu kết quả cho phép theo dõi các xu hướng việc làm của DS trên quốc gia, theo vùng lãnh thổ và khu vực. Các dữ liệu được báo cáo trên trang web của ADI ( www.pharmacymanpower.com). Chỉ số tổng cầu (ADI) sử dụng thang từ 1 đến 5 để đánh giá mức độ nghiêm trọng của mối quan hệ cung cầu. Giá trị ADI càng lớn, tình trạng thiếu hụt càng nghiêm trọng [95]. Mỹ đang đối mặt với tình trạng thiếu nhân lực dược,theo một dự án nhu cầu nhân lực dược ở Mỹ (2009) cũng có sự thiếu hụt DS do sự thay đổi của mô hình bệnh tật [75], [113], [114]. Theo dự báo của các chuyên gia quản lý nhân sự nước Mỹ cần tới 165.000 - 358.000 DS vào năm 2020 [96].

19

Bảng 1.7. Dự kiến nhu cầu nhân lực dƣợc ở Mỹ

Năm 2001 (Ƣớc tính) Năm 2020 (Nhu cầu dự kiến)

Đơn pha chế 136.400 100.000 Bệnh nhân 48.000 295.000 Khác 12.300 22.000 Tổng cầu DS 196.700 417.000 Tổng cung DS 260.000 Dự kiến chênh lệch 157.000

Tính đến năm 2011,Anh có 39.715 DS và trung bình 6,6 DS/10.000 dân. Trong lĩnh vực dược bệnh viện, có 1,42DS/100GB và 0,75DS bệnh viện/10.000 dân[72], [107]. Theo một nghiên cứu về mô hình nhu cầu nhân lực dược cộng đồng ở Anh năm 2003, mô hình sử dụng dữ liệu sẵn có để tính toán tổng số giờ toàn bộ các hiệu thuốc ở Vương quốc Anh mở cửa theo lý thuyết. Trong mô hình nêu trên, nước Anh cần 26.234 DS, tuy nhiên khả năng cung ứng có thể là 24.528 DS, do đó thiếu hụt khoảng 1.715 DS [96].

Ở Úc, một dự án nghiên cứu được tiến hành để dự báo sự tăng trưởng của lực lượng lao động đến năm 2025. Một số yếu tố có khả năng góp phần vào kế hoạch NNL dược trong tương lai ở Úc bao gồm:

- Sự gia tăng về số lượng các trường dược ở Úc và gia tăng về số lượng các chương trình đào tạo đại học và sau đại học.

- Sự gia tăng của lực lượng lao động là nữ giới với tỉ lệ 47,6% vào năm 1996 lên 56% vào năm 2006.

- Sự gia tăng vai trò của các kỹ thuật viên dược và công nghệ. - Sự thiếu hụt của dược sĩ bệnh viện.

- Tỉ lệ hao hụt lực lượng lao động.

20

- Sự lão hóa dân số và gánh nặng ngày càng tăng của các bệnh nhân mắc bệnhmãn tính.

- Sự khác biệt về y tế giữa người dân bản địa và người nhập cư. - Sự thiếu hụt DS ở khu vực nông thôn và vùng sâu vùng xa Úc.

Tại một số nước khu vực Đông Nam Á, chỉ số số DS/10.000 dân của Singapore là 3,7DS/10.000 dân và Malaysia là 2,4 DS/10.000 dân [113]. Tính đến 2010, Thái Lan có 1DS/3.500 người [94]. DS tốt nghiệp chủ yếu công tác tại thành phố (96%) và tại cơ sở y tế công lập (89,1%) [109], [112]. Nhân lực dược ở Thái Lan chủ yếu gồm DS và KTV với tỷ lệ khá đồng đều, tỉ lệ DS/KTV dược ước tính là 1/2 (năm 1995); 1/1,75 (năm 2000); 1/1,5 (năm 2005); 1/1,25 (năm 2010) và 1/1 (năm 2015) [105]. Để xác định nhu cầu nhân lực dược đến năm 2015,Thái Lan sử dụng phương pháp dự báo chuyên gia: tập hợp 9 - 10 DS là các chuyên gia trong lĩnh vực dược. Nguồn cung tương lai ước tính từ dự đoán tỷ lệ tốt nghiệp, và tỷ lệ tổn thất hàng năm. Nhu cầu được ước tính bằng sự kết hợp của tỷ lệ dân số, nhu cầu sức khỏe và mục tiêu. Dự kiến đến 2015, Thái Lan có 1DS/2.869 dân và nhu cầu cần 32.761DS, trong đó khả năng cung cấp tối đa là 25.864DS, do vậy Thái Lan thiếu hụt khoảng 6.915 DS (21,1%) [64], [105].

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC DƯỢC BỆNH VIỆN VÀ XÁC ĐỊNH NHU CẦU NHÂN LỰC DƯỢC SĨ TẠI CÁC BỆNH VIỆN ĐA KHOA TUYẾN TỈNH, HUYỆN TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY (Trang 26 -33 )

×