THỰC TRẠNG NHÂN LỰC DƢỢC BỆNH VIỆN

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng nguồn nhân lực dược bệnh viện và xác định nhu cầu nhân lực dược sĩ tại các bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh, huyện trong giai đoạn hiện nay (Trang 118)

4.1.1. Cơ cấu nhân lực dƣợc BV

Theo nhiều báo cáo và kết quả nghiên cứu, trong cơ cấu nhân lực dược Việt Nam nói chung và tại các BV nói riêng hiện nay, loại hình nhân lực dược chiếm tỷ lệ cao nhất vẫn là DTC, tỷ lệ DS chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ [1], [4], [29]. Điều này cũng thể hiện rõ nét ở kết quả của nghiên cứu này.Năm 2004, các nhà lãnh đạo y tế toàn cầu đã cùng hợp tác để phân tích thực trạng về nhân lực y tế và xác định các chiến lược tăng cường NNL cho y tế. 1 trong 5 năm vấn đề lớn bất cập và thách thức chung toàn cầu đối với sự phát triển nguồn lực y tế được tổng kết và xác định là sự mất cân đối trong cơ cấu NNL theo trình độ và năng lực chuyên môn, điều này sẽ dẫn đến kết quả làm việc kém hiệu quả [92].

a. Cơ cấu nhân lực dƣợc BVĐK tuyến tỉnh

BVĐK tuyến tỉnh là tuyến BV có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao nhất của địa phương, tỷ lệ DS tuyến tỉnh cũng chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ (cụ thể DSSĐH 5,8%, DSĐH 13,8%). Chiếm phần lớn NNL dược tại tuyến tỉnh là DTC (71,3%).

Tính theo hạng BV, tại tuyến tỉnh, BV hạng I có tỷ lệ DTC lớn nhất cả nước (76,5%), và BV có tỷ lệ DT lớn nhất thuộc BV hạng II (10,4%). BV hạng I là BV được đầu tư quy mô hơn về cả con người và cơ sở vật chất, tuy nhiên, tỷ lệ DS (16,4%) lại thấp nhất trong các BV. Chiếm tỷ lệ DS cao nhất thuộc BV hạng II (21,8%), tỷ lệ này cao hơn khá nhiều so với BV hạng I. So sánh số DS và DTC của các BVĐK tuyến tỉnh theo hạng BV cho thấy tỷ số DS/DTC tại BV hạng I (1/4,7) là thấp nhất, các hạng BV còn lại cũng không đạt quy định của TT08. Điều này cho thấy, sự đầu tư về yếu tố con người tại các BV lớn, được xếp hạng cao chưa thực sự hợp lý.

106

Phân tích cơ cấu nhân lực dược theo khu vực địa lí cho thấy tỷ lệ DS cao nhất cả nước là khu vực ĐBSH và thấp nhất là khu vực TN. Tỷ lệ DS tại khu vực ĐBSH (26,5%) cao gần gấp đôi tỷ lệ DS tại khu vực TN (14,5%). Các khu vực còn lại, tỷ lệ DS dao động từ 16,9% - 23,4%. Mất cân đối trong phân bố nhân lực theo khu vực địa lí là vấn đề thường gặp ở các nước đang phát triển và tình trạng này đang trở nên trầm trọng hơn do sự dịch chuyển tự do của CBYT [92].

Tỷ lệ DTC luôn chiếm tỷ lệ cao ở tất cả các khu vực trong cả nước, tỷ lệ DTC cao nhất thuộc khu vực ĐBSCL (74,2%). Tỷ số DS/DTC tại tuyến tỉnh là 1/3,6, tỷ số này chưa đáp ứng được tiêu chuẩn theo quy định của TT08 1/2-2,5 [19]. So với Thái Lan, tỉ số này ở nước ta còn khá thấp. Ở Thái Lan, tỉ số DS/KTV dược ước tính là 1:2 (1995); 1:1,75 (2000); 1:1.50 (2005); 1:1.25 (2010) và 1:1 (2015) [105]. Tính theo khu vực, tỷ số DS/DTC dao động từ 1/4,7-1/2,4. Như vậy, ngoại trừ khu vực ĐBSH là đáp ứng được quy định của TT08, còn lại tất cả các khu vực khác tỷ số này đều thấp hơn yêu cầu.

Khu vực TN có ít DS nhất nhưng lại dẫn đầu về tỷ lệ DT (18,6%). Tỷ lệ DT ở khu vực TN cao gấp 9 lần tỷ lệ này ở khu vực ĐBSCL (4,4%). Một lãnh đạo ngành y tế đã nhận định rằng sự phân bố không đồng đều giữa các vùng miền cho thấy nghịch lý: những vùng khó khăn có nhu cầu chăm sóc y tế cao lại có ít CBYT hơn, đặc biệt BS, DSĐH [26].

5 thành phố lớn trực thuộc trung ương là 5 thành phố có điều kiện kinh tế phát triển nhất cả nước, tỷ lệ DSSĐH tại đây cao hơn hẳn so với tỷ lệ của toàn quốc nói chung. Hà Nội dẫn đầu với 17,2% DSSĐH, Cần Thơ có tỷ lệ DSSĐH thấp nhất. Hà Nội và TPHCM có số DS nói chung lớn nhất cả nước, chiếm hơn nửa số DS của cả nước [15], tuy nhiên, tính riêng trong lĩnh vực BV, số DS/BV ở đây vẫn thấp hơn Hải Phòng và Cần Thơ. Tỷ lệ DTC ở các thành phố lớn đều cao, dao động từ 52,8%-75%. Cần Thơ có tỷ lệ DTC thấp nhất ở cả tuyến tỉnh. Tỷ lệ DT giữa các thành phố chênh lệch khá lớn, Cần Thơ là 16,7% trong khi Đà

107

Nẵng là 2,5%. So sánh số DS và DTC thì trong 5 thành phố, Đà Nẵng và TPHCM chưa đạt quy định của TT08 do có DS/DTC là 1/3,3 và 1/3,1.

b.Cơ cấu nhân lực dƣợc BVĐK tuyến huyện

Tại tuyến huyện, trình độ dược chiếm chủ yếu là DTC, chiếm tỷ lệ 75,6% tổng số nhân lực dược. Tỷ lệ DSSĐH (2,8%) và DSĐH (12,5%) tại tuyến huyện khá thấp. DSSĐH tại tuyến huyện thấp nhưng tỷ lệ loại hình nhân lực này còn giảm hơn so với năm 2010 (3,2%) [5].

Khu vực có tỷ lệ DS cao nhất cả nước là khu vực ĐBSH và thấp nhất là khu vực TN. Tỷ lệ DS ở khu vực ĐBSH (18%) cao gần gấp đôi so với tỷ lệ DS của khu vực TN (9,8%). Các khu vực còn lại, tỷ lệ DS dao động từ 13,9%-16,3%.

Cơ cấu nhân lực dược BVĐK tuyến huyện mất cân đối giữa các khu vực trong cả nước. Khu vực ĐBSH có tỷ lệ DS cao nhất (18%), trong khi khu vực TN thấp nhất chỉ với 9,8%. Tính về số lượng DS, khu vực ĐBSCL lại là khu vực có số lượng DS lớn nhất (258 DS).

Khu vực TN có ít DS nhất nhưng lại dẫn đầu về tỷ lệ DT (38,3%)

Tỷ lệ DTC luôn chiếm tỷ lệ cao ở tất cả các khu vực trong cả nước, tỷ lệ DTC cao nhất thuộc khu vực ĐBSCL (80,5%). Khu vực ĐBSH có tỷ lệ DS cao nhất nhưng tỷ lệ DTC lại thấp nhất cả nước (64,3%).Từ năm 2010 đến nay, nếu tính riêng về tỷ lệ DTC tại các BVĐK tuyến huyện, khu vực ĐBSH vẫn luôn là khu vực thấp nhất và khu vực ĐBSCL là khu vực cao nhất [5]. So với năm 2010, tỷ lệ DTC tuyến huyện đã giảm từ 78,8% xuống còn 75,6%, DS tăng từ 11,9% lên 15,3%. Tỷ lệ DS/DTC tăng từ 1/7 lên 1/4,9 [5]. Như vậy là đã có sự tăng tỷ lệ DS trong hệ thống BV, có thể nói đây là một dấu hiệu đáng mừng bởi theo báo cáo về thực trạng nhân lực ngành y tế của Bộ Y tế năm 2008 cho thấy “đang có sự dịch chuyển không thích hợp nhân lực dược đại học trong toàn quốc, tăng đối với hệ thống tư nhân và không tăng hoặc giảm DSĐH trong hệ thống nhà nước” [17]. Cũng theo một báo cáo năm 2010 cho thấy, với tình hình đào tạo như hiện nay, nguồn nhân lực DS đã được cải thiện nhiều nhưng thực tế vẫn

108

chưa thể giải quyết được bài toán về cân đối nhân lực dược giữa các vùng miền, giữa các lĩnh vực dược, hiện còn nhiều lĩnh vực không thể lấy được DS chính quy về công tác.Tỷ lệ DS tăng không chỉ ở nước ta mà còn thấy cả ở một số nước trên thế giới. Theo một báo cáo ở Mỹ, DS đăng ký tăng 19,8% từ năm 2006 tới 2011, tỷ lệ DS BV thiếu hụt ở Mỹ đã giảm xuống 2,4% trong năm 2011 [68].

Tỷ lệ DS/DTC là 1/4,9. Tuy nhiên, tỷ số này chưa đáp ứng được quy định của TT08 1/2-2,5 [19]. Tính theo khu vực, tỷ số DS/DTC dao động từ 1/5,5- 1/4,1. Như vậy, tất cả các khu vực tỷ số này đều thấp hơn yêu cầu. Tại các tỉnh phía nam (khu vực ĐNB và ĐBSCL), tỷ số DS/DTC là 1/5,5-1/5,3. Tỷ số này tính riêng trong lĩnh vực BV ở phía nam là khá thấp. Theo nhận định của GS. TS Đặng Vạn Phước sơ bộ về tình hình nhân lực y tế các tỉnh – thành phố phía nam cho thấy tỷ số DS/DTC trung bình của cả khu vực này năm 2008 đã đạt 1/4 [17]. Tại 5 thành phố lớn trực thuộc trung ương, tính riêng theo tỷ lệ DS, Cần Thơ dẫn đầu tuyến huyện với tỷ lệ 21,7%, TPHCM là thành phố có tỷ lệ DS thấp nhất. Tỷ lệ DTC ở các thành phố lớn đều cao, dao động từ 72,9%-82,4%. Cần Thơ có tỷ lệ DTC thấp nhất. Tỷ lệ DT giữa các thành phố chênh lệch khá lớn, Hải Phòng có 12,9% trong khi Đà Nẵng chỉ có 2%.

4.1.2. Sự phân bố DS ở BVĐK tuyến tỉnh và huyện a. Sự phân bố DS ở BVĐK tuyến tỉnh a. Sự phân bố DS ở BVĐK tuyến tỉnh

Nếu chỉ tính riêng DS trên toàn quốc, ĐBSCL có tỷ lệ DS lớn nhất (26%). Có được kết quả đó là nhờ sự nỗ lực rất lớn của ngành y tế. Từ đầu năm 2006, Bộ Y tế đã triển khai Dự án Hỗ trợ y tế vùng ĐBSCL thực hiện tại 13 tỉnh trực thuộc. Sau 6 năm thực hiện, kết quả là đã có gần 2000 cán bộ đại học y và dược bổ sung cho các cơ sở y tế trong vùng [46]. Khu vực có tỷ lệ DS thấp nhất cả nước là khu vực TN, chỉ bằng 1/6 so với khu vực ĐBSCL. Tính theo cơ cấu nhân lực dược, khu vực ĐBSH có tỷ lệ DS cao nhất cả nước, tuy nhiên nếu chỉ tính riêng số DS thì khu vực ĐBSH chỉ đứng thứ 3 về tỷ lệ DS. Số DS/BV có sự

109

chênh lệch lớn giữa các khu vực trong cả nước, ở BVĐK tuyến tỉnh dao động từ 3,6-8,8. Theo báo cáo của Bộ Y tế, DS cũng như các loại hình CBYT khác, tập trung ở tuyến tỉnh nhiều hơn tuyến huyện [16]. Khu vực BTB&DHMT và TN, trung bình 1BV có dưới 5DS, số lượng DS như vậy là khá thấp với 1 BVĐK tuyến tỉnh và khó đáp ứng được yêu cầu của 1 BV tuyến tỉnh. So với năm 2010, số DS/BV ở BVĐK tuyến tỉnh đã tăng từ 5,9 (năm 2010) lên 6,5, tuy nhiên vẫn chỉ ngang bằng với BVĐK trung ương (6,5 DS/BV) từ năm 2010 [4].

Tỷ số DS/GB trung bình tại BVĐK tuyến tỉnh là 1DS/108 GB. Tỷ số này ở nước ta là khá thấp so với nhiều nước trên thế giới. Tính đến năm 2011,Anh có 39.715 DS và có 6,6 DS/10000 dân. Trong lĩnh vực dược BV, Anh có 1DS/70,4GB và 0,075DS BV/1000 dân [107], [72]. Từ năm 2000, ở Nhật Bản, tỷ lệ nhân lực tại các BV công là 1DS/75GB [110]. 1DS/75GB là một áp lực đối với DS khi khối lượng công việc nhiều do đó ở Nhật công tác DLS trong BV cũng là một thách thức [121]. Theo tạp chí dược Châu Âu năm 2004, Estonia có tỷ số DS/GB cao nhất là gần 2DS/GB, tiếp theo là Na Uy với 1,75. Tuy nhiên, vẫn có một số nước có tỷ lệ này rất thấp như ở Thụy Sĩ, mỗi DS BV chịu trách nhiệm cho 305 GB [90].Trong lĩnh vực dược BV, năm 2011 Thụy Điển có 1DS/99GB [84]. Theo một nghiên cứu về dược BV của Pháp cho thấy có 1DS/115GB [122], [123]. Ngoài ra tại Đức trong lĩnh vực BV có 1DS/323GB và 0,02 DS BV/1000 dân [83], [117]. Nhận xét về mật độ lao động ngành dược giữa các quốc gia, WHO cho rằng tỷ lệ DS thường có liên quan đến dân số và chỉ số phát triển kinh tế quốc gia. Các quốc gia và vùng lãnh thổ có chỉ số kinh tế thấp hơn sẽ có xu hướng ít DS và KTV dược hơn [82].

Có sự dao động khá lớn về tỷ số DS/GB giữa các khu vực trong cả nước, khu vực MN&TDPB là cao nhất (1DS/86,2GB), trong khi khu vực TN là thấp nhất (1DS/162,4GB). Tại tất cả các hạng BV, trung bình 1DS phải phục vụ hơn 100GB, thậm chí tại BV hạng I, số GB phục vụ của 1DS là lớn nhất (121,7GB),

110

tiếp đến là BV hạng II và hạng III. Điều này có nghĩa là trên thực tế, BV càng lớn, hạng càng cao thì công việc của người DS càng vất vả, khó khăn.

Tại tuyến tỉnh, tỷ số DS/BS dao động từ 1/31,2-1/17,8, như vậy so với TT08, không có khu vực nào trong cả nước có tỷ số DS/BS đạt theo quy định của Bộ Y tế, thậm chí tại khu vực TN (1/31,2) mới chỉ đạt được 1/3-1/2 so với quy định. Mặc dù số DS/BV của BV hạng I là lớn nhất (8,3DS/BV) nhưng so với số BS thì tỷ số DS/BS ở BV hạng I lại là thấp nhất. Điều này thể hiện số lượng BS tại BV hạng cao là lớn, tuy nhiên số lượng DS chưa tương ứng và chưa đáp ứng được yêu cầu.

Theo Bộ Y tế đánh giá, một trong những bất cập trong phân bổ NNL theo địa lí hiện nay là số lượng CBYT tập trung nhiều ở tuyến trung ương, tỉnh, chủ yếu ở khu vực thành thị và sự phân bố bất cập thể hiện rõ nhất ở nhóm nhân lực y tế trình độ cao [16]. Tuy nhiên, ngay cả tại 5 thành phố lớn trực thuộc trung ương, cũng không có BVĐK tuyến tỉnh nào có tỷ số DS/BS đạt theo quy định của TT08, thậm chí tại TPHCM, tỷ lệ này chỉ có 1/42,1. Ở Hà Nội, tỷ số này cao nhất cũng chỉ có 1/20,4. Tính theo số GB, trong 5 thành phố lớn, chỉ có Hà Nội tỷ số DS/GB là thấp hơn 1/71, cao nhất là thành phố Đà Nẵng, 1 DS phải phục vụ tới 122,2GB.

b.Sự phân bố DS ở BVĐK tuyến huyện

ĐBSCL có tỷ lệ DS lớn nhất cả nước (25,6%). Số DS/BV có sự chênh lệch lớn giữa các khu vực trong cả nước, ở BVĐK tuyến huyện dao động từ 0,6-2, như vậy, tỷ lệ này ở tuyến huyện chỉ bằng 1/4- 1/6 tuyến tỉnh. Theo báo cáo của Bộ Y tế, DS cũng như các loại hình CBYT khác, tập trung ở tuyến tỉnh nhiều hơn tuyến huyện [16]. Hầu hết số DS/BV ở BVĐK tuyến huyện trên cả nước >1, riêng khu vực TN với 0,8 DS/BV cho thấy nhiều BVĐK tuyến huyện thuộc khu vực không có DS. Số DS/BV ở BVĐK tuyến huyện đã tăng từ xấp xỉ 1 (năm 2010) lên 1,5, trong đó đặc biệt có khu vực ĐBSCL tăng gấp đôi so với năm 2010 [5], [3]. Tuy nhiên dù số lượng DS đã có nhiều cải thiện nhưng để đáp ứng

111

được yêu cầu chuyên môn theo TT22, mỗi khoa dược BV cần tối thiểu 3-6 DS thì thực trạng DS như hiện nay vẫn còn thiếu rất nhiều.

Trung bình ở BVĐK tuyến tỉnh cả nước 1 DS phục vụ 92,4 GB, cao hơn so với quy định của TT08. Tỷ số DS/GB dao động từ 1/117,6 (khu vực TN) - 1/72,2 (khu vực ĐBSCL).

Tại tuyến huyện, tỷ số DS/BS dao động từ 1/19,1-1/12,5, như vậy so với TT08, vẫn còn 3/6 khu vực tỷ số này thấp hơn so với quy định.

Tại các BVĐK tuyến huyện, có 2/5 thành phố trực thuộc trung ương đạt tỷ số DS/BS theo quy định là Cần Thơ và TPHCM. Tại tuyến huyện, Cần Thơ là thành phố duy nhất tỷ số DS/GB thấp hơn 1/71, cao nhất là Hải Phòng, 1 DS phải phục vụ tới 152 GB.

Trong tổng số 674 BVĐK tuyến huyện toàn quốc vẫn còn xấp xỉ 20% số BV không có DS. 100% khu vực đều có BV không có DS, riêng khu vực TN, có tới 50% số BVĐK tuyến huyện của khu vực không có DS. Đây là con số khá lớn và thực trạng này đáng báo động về nhân lực dược cho ngành y tế. Các BV còn lại đa số cũng chỉ có 1DS, chiếm tới 37,2% tổng số BV, BV có hơn 3DS chiếm tỷ lệ khá nhỏ (14,4%). Số BV có hơn DS tập trung nhiều nhất ở khu vực ĐNB (26,5%) và ĐBSCL (24,6%), còn khu vực miền núi như MNTDPB và TN, số BV này rất ít. Như vậy, có sự chênh lệch khá lớn về tỷ lệ DS tại BVĐK tuyến huyện giữa các khu vực trong cả nước. Bên cạnh đó, trong cùng khu vực thì sự phân bố DS tại các BV cũng không đồng đều. Và thậm chí, tại tất cả các khu vực, trong cùng tỉnh nhưng sự phân bố DS trong cùng một tỉnh cũng thể hiện không đồng đều rõ nét, cụ thể:

Khu vực ĐBSH, số DS/BV huyện của khu vực dao động từ 0,5-2,5. Hà Nam và Hưng Yên là 2 tỉnh có trung bình <1DS/BV. Khu vực ĐBSH vẫn còn nhiều tỉnh có nhiều BVĐK tuyến huyện không có DS. Nhiều nhất là

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng nguồn nhân lực dược bệnh viện và xác định nhu cầu nhân lực dược sĩ tại các bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh, huyện trong giai đoạn hiện nay (Trang 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)