0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (176 trang)

Sự phân bố D Sở BVĐK tuyến tỉnh và huyện

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC DƯỢC BỆNH VIỆN VÀ XÁC ĐỊNH NHU CẦU NHÂN LỰC DƯỢC SĨ TẠI CÁC BỆNH VIỆN ĐA KHOA TUYẾN TỈNH, HUYỆN TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY (Trang 121 -141 )

Nếu chỉ tính riêng DS trên toàn quốc, ĐBSCL có tỷ lệ DS lớn nhất (26%). Có được kết quả đó là nhờ sự nỗ lực rất lớn của ngành y tế. Từ đầu năm 2006, Bộ Y tế đã triển khai Dự án Hỗ trợ y tế vùng ĐBSCL thực hiện tại 13 tỉnh trực thuộc. Sau 6 năm thực hiện, kết quả là đã có gần 2000 cán bộ đại học y và dược bổ sung cho các cơ sở y tế trong vùng [46]. Khu vực có tỷ lệ DS thấp nhất cả nước là khu vực TN, chỉ bằng 1/6 so với khu vực ĐBSCL. Tính theo cơ cấu nhân lực dược, khu vực ĐBSH có tỷ lệ DS cao nhất cả nước, tuy nhiên nếu chỉ tính riêng số DS thì khu vực ĐBSH chỉ đứng thứ 3 về tỷ lệ DS. Số DS/BV có sự

109

chênh lệch lớn giữa các khu vực trong cả nước, ở BVĐK tuyến tỉnh dao động từ 3,6-8,8. Theo báo cáo của Bộ Y tế, DS cũng như các loại hình CBYT khác, tập trung ở tuyến tỉnh nhiều hơn tuyến huyện [16]. Khu vực BTB&DHMT và TN, trung bình 1BV có dưới 5DS, số lượng DS như vậy là khá thấp với 1 BVĐK tuyến tỉnh và khó đáp ứng được yêu cầu của 1 BV tuyến tỉnh. So với năm 2010, số DS/BV ở BVĐK tuyến tỉnh đã tăng từ 5,9 (năm 2010) lên 6,5, tuy nhiên vẫn chỉ ngang bằng với BVĐK trung ương (6,5 DS/BV) từ năm 2010 [4].

Tỷ số DS/GB trung bình tại BVĐK tuyến tỉnh là 1DS/108 GB. Tỷ số này ở nước ta là khá thấp so với nhiều nước trên thế giới. Tính đến năm 2011,Anh có 39.715 DS và có 6,6 DS/10000 dân. Trong lĩnh vực dược BV, Anh có 1DS/70,4GB và 0,075DS BV/1000 dân [107], [72]. Từ năm 2000, ở Nhật Bản, tỷ lệ nhân lực tại các BV công là 1DS/75GB [110]. 1DS/75GB là một áp lực đối với DS khi khối lượng công việc nhiều do đó ở Nhật công tác DLS trong BV cũng là một thách thức [121]. Theo tạp chí dược Châu Âu năm 2004, Estonia có tỷ số DS/GB cao nhất là gần 2DS/GB, tiếp theo là Na Uy với 1,75. Tuy nhiên, vẫn có một số nước có tỷ lệ này rất thấp như ở Thụy Sĩ, mỗi DS BV chịu trách nhiệm cho 305 GB [90].Trong lĩnh vực dược BV, năm 2011 Thụy Điển có 1DS/99GB [84]. Theo một nghiên cứu về dược BV của Pháp cho thấy có 1DS/115GB [122], [123]. Ngoài ra tại Đức trong lĩnh vực BV có 1DS/323GB và 0,02 DS BV/1000 dân [83], [117]. Nhận xét về mật độ lao động ngành dược giữa các quốc gia, WHO cho rằng tỷ lệ DS thường có liên quan đến dân số và chỉ số phát triển kinh tế quốc gia. Các quốc gia và vùng lãnh thổ có chỉ số kinh tế thấp hơn sẽ có xu hướng ít DS và KTV dược hơn [82].

Có sự dao động khá lớn về tỷ số DS/GB giữa các khu vực trong cả nước, khu vực MN&TDPB là cao nhất (1DS/86,2GB), trong khi khu vực TN là thấp nhất (1DS/162,4GB). Tại tất cả các hạng BV, trung bình 1DS phải phục vụ hơn 100GB, thậm chí tại BV hạng I, số GB phục vụ của 1DS là lớn nhất (121,7GB),

110

tiếp đến là BV hạng II và hạng III. Điều này có nghĩa là trên thực tế, BV càng lớn, hạng càng cao thì công việc của người DS càng vất vả, khó khăn.

Tại tuyến tỉnh, tỷ số DS/BS dao động từ 1/31,2-1/17,8, như vậy so với TT08, không có khu vực nào trong cả nước có tỷ số DS/BS đạt theo quy định của Bộ Y tế, thậm chí tại khu vực TN (1/31,2) mới chỉ đạt được 1/3-1/2 so với quy định. Mặc dù số DS/BV của BV hạng I là lớn nhất (8,3DS/BV) nhưng so với số BS thì tỷ số DS/BS ở BV hạng I lại là thấp nhất. Điều này thể hiện số lượng BS tại BV hạng cao là lớn, tuy nhiên số lượng DS chưa tương ứng và chưa đáp ứng được yêu cầu.

Theo Bộ Y tế đánh giá, một trong những bất cập trong phân bổ NNL theo địa lí hiện nay là số lượng CBYT tập trung nhiều ở tuyến trung ương, tỉnh, chủ yếu ở khu vực thành thị và sự phân bố bất cập thể hiện rõ nhất ở nhóm nhân lực y tế trình độ cao [16]. Tuy nhiên, ngay cả tại 5 thành phố lớn trực thuộc trung ương, cũng không có BVĐK tuyến tỉnh nào có tỷ số DS/BS đạt theo quy định của TT08, thậm chí tại TPHCM, tỷ lệ này chỉ có 1/42,1. Ở Hà Nội, tỷ số này cao nhất cũng chỉ có 1/20,4. Tính theo số GB, trong 5 thành phố lớn, chỉ có Hà Nội tỷ số DS/GB là thấp hơn 1/71, cao nhất là thành phố Đà Nẵng, 1 DS phải phục vụ tới 122,2GB.

b.Sự phân bố DS ở BVĐK tuyến huyện

ĐBSCL có tỷ lệ DS lớn nhất cả nước (25,6%). Số DS/BV có sự chênh lệch lớn giữa các khu vực trong cả nước, ở BVĐK tuyến huyện dao động từ 0,6-2, như vậy, tỷ lệ này ở tuyến huyện chỉ bằng 1/4- 1/6 tuyến tỉnh. Theo báo cáo của Bộ Y tế, DS cũng như các loại hình CBYT khác, tập trung ở tuyến tỉnh nhiều hơn tuyến huyện [16]. Hầu hết số DS/BV ở BVĐK tuyến huyện trên cả nước >1, riêng khu vực TN với 0,8 DS/BV cho thấy nhiều BVĐK tuyến huyện thuộc khu vực không có DS. Số DS/BV ở BVĐK tuyến huyện đã tăng từ xấp xỉ 1 (năm 2010) lên 1,5, trong đó đặc biệt có khu vực ĐBSCL tăng gấp đôi so với năm 2010 [5], [3]. Tuy nhiên dù số lượng DS đã có nhiều cải thiện nhưng để đáp ứng

111

được yêu cầu chuyên môn theo TT22, mỗi khoa dược BV cần tối thiểu 3-6 DS thì thực trạng DS như hiện nay vẫn còn thiếu rất nhiều.

Trung bình ở BVĐK tuyến tỉnh cả nước 1 DS phục vụ 92,4 GB, cao hơn so với quy định của TT08. Tỷ số DS/GB dao động từ 1/117,6 (khu vực TN) - 1/72,2 (khu vực ĐBSCL).

Tại tuyến huyện, tỷ số DS/BS dao động từ 1/19,1-1/12,5, như vậy so với TT08, vẫn còn 3/6 khu vực tỷ số này thấp hơn so với quy định.

Tại các BVĐK tuyến huyện, có 2/5 thành phố trực thuộc trung ương đạt tỷ số DS/BS theo quy định là Cần Thơ và TPHCM. Tại tuyến huyện, Cần Thơ là thành phố duy nhất tỷ số DS/GB thấp hơn 1/71, cao nhất là Hải Phòng, 1 DS phải phục vụ tới 152 GB.

Trong tổng số 674 BVĐK tuyến huyện toàn quốc vẫn còn xấp xỉ 20% số BV không có DS. 100% khu vực đều có BV không có DS, riêng khu vực TN, có tới 50% số BVĐK tuyến huyện của khu vực không có DS. Đây là con số khá lớn và thực trạng này đáng báo động về nhân lực dược cho ngành y tế. Các BV còn lại đa số cũng chỉ có 1DS, chiếm tới 37,2% tổng số BV, BV có hơn 3DS chiếm tỷ lệ khá nhỏ (14,4%). Số BV có hơn DS tập trung nhiều nhất ở khu vực ĐNB (26,5%) và ĐBSCL (24,6%), còn khu vực miền núi như MNTDPB và TN, số BV này rất ít. Như vậy, có sự chênh lệch khá lớn về tỷ lệ DS tại BVĐK tuyến huyện giữa các khu vực trong cả nước. Bên cạnh đó, trong cùng khu vực thì sự phân bố DS tại các BV cũng không đồng đều. Và thậm chí, tại tất cả các khu vực, trong cùng tỉnh nhưng sự phân bố DS trong cùng một tỉnh cũng thể hiện không đồng đều rõ nét, cụ thể:

Khu vực ĐBSH, số DS/BV huyện của khu vực dao động từ 0,5-2,5. Hà Nam và Hưng Yên là 2 tỉnh có trung bình <1DS/BV. Khu vực ĐBSH vẫn còn nhiều tỉnh có nhiều BVĐK tuyến huyện không có DS. Nhiều nhất là Hưng Yên có 5BV (50%) không có DS, 2/3 số BVĐK tuyến huyện ở Hà

112

Nam không có DS. Ngay cả thành phố lớn như Hải Phòng cũng vẫn còn 4 BVĐK tuyến huyện không có DS, hơn 50% số BV chỉ có 1DS.

Trung bình số DS/BV của khu vực MN&TDPB (1,2) nhỏ hơn so với khu vực ĐBSH (1,4), tuy nhiên mức độ dao động tỷ lệ này ở khu vực MN&TDPB từ 0,4-2,8 rộng hơn so với mức độ dao động của khu vực ĐBSH (0,5-2,5). Trong khu vực vẫn còn 5 tỉnh có số DS/BV <1. Đa số (11/14) tỉnh của khu vực vẫn còn BVĐK tuyến huyện không có DS, trong đó lớn nhất là ở Điện Biên 50% số BVĐK tuyến huyện không có DS, Hòa Bình 45,5% số BVĐK tuyến huyện cũng không có DS. Lai Châu có 1 BVĐK tuyến huyện không có DS nhưng tất cả các BVĐK tuyến huyện còn lại cũng chỉ có 1DS. Toàn khu vực chỉ có 5/14 tỉnh có BVĐK tuyến huyện có từ 3 DS trở lên.

Số DS/BV của khu vực BTB&DHMT dao động từ 0,3-2,3. Có 3/14 tỉnh thuộc khu vực có ít hơn 1DS/BV. Toàn khu vực với 166 BVĐK tuyến huyện, có tới gần 1/5 số BV không có DS, cao nhất Thanh Hóa (6BV), Quảng Nam (5BV). Khu vực BTB&DHMT là khu vực có số lượng BV huyện không có DS cao nhất cả nước. Trong đó, Ninh Thuận, 2/3 số BVĐK tuyến huyện không có DS, Khánh Hòa 50% số BVĐK tuyến huyện không có DS, số BV còn lại của 2 tỉnh này cũng chỉ có 1DS. 1/3 số BVĐK tuyến huyện Bình Định cũng không có DS. Cả khu vực, trừ Hà Tĩnh, Quảng Bình, TT Huế, tất cả các tỉnh đều có BV không có DS ở tuyến huyện. Số BV có hơn 3DS chiếm tỷ lệ thấp, chỉ có 12,7% tổng số BVĐK tuyến huyện.

Khu vực TN là khu vực có số DS/BV (0,6) thấp nhất cả nước. Trừ Lâm Đồng với trung bình 1DS/BV, tất cả các tỉnh còn lại tỷ lệ này đều nhỏ hơn 1. Tất cả các tỉnh thuộc khu vực đều có BV không có DS tại tuyến huyện, và tỷ lệ BVĐK tuyến huyện không có DS của các tỉnh là khá cao: Kon Tum 75%, Đăk Lăk 69,2%, Gia Lai 43,8%, Đăk Nông 42,9%. Khu vực TN là khu vực có tỷ lệ BV không có DS lớn nhất cả nước (50%), tỷ lệ này gấp gần 4 lần so với khu vực ĐBSCL (11,5%).

113

Khu vực ĐNB có số DS/BV là 1,8, cao thứ hai cả nước, chỉ sau khu vực ĐBSCL. Tuy nhiên, trong khu vực vẫn có tỉnh tỷ lệ này nhỏ hơn 1 là Bình Phước. Số DS/BV của khu vực dao động từ 0,7-2,2. 68 BVĐK tuyến huyện thuộc khu vực có 11,8% BV không có DS. Bình Phước có tới 66,7% BVĐK tuyến huyện không có DS và không có BV nào có từ 03 DS trở lên. Đây là khu vực có tỷ lệ BV có hơn 3DS cao nhất cả nước. TPHCM có tới 10BV có hơn 3DS, nhưng cũng có 1 BV không có DS. Như vậy, trong cùng tỉnh nhưng sự phân bố DS giữa các BV cũng không đồng đều.

Khu vực ĐBSCL có số DS/BV trung bình (2 DS/BV) cao nhất cả nước, mức độ chênh lệch tỷ lệ này giữa các tỉnh trong khu vực cũng lớn nhất cả nước, dao động từ 0,9-4,3. Trên toàn khu vực ĐBSCL, vẫn còn 7/13 tỉnh còn BVĐK tuyến huyện không có DS, trong đó cao nhất Tiền Giang 27,3% số BVĐK tuyến huyện không có DS, Kiên Giang 23,1%. Trong khi các BVĐK tuyến huyện thuộc khu vực đa phần có 1 - 2DS thì tại An Giang có tới 7 BV có hơn 3DS. Đây là tỉnh có nhiều DS nhất trong khu vực. Ngược lại, có tới 3 tỉnh trong khu vực không có BV nào có hơn 3DS là Vĩnh Long, Sóc Trăng và Bến Tre.

4.2. NHU CẦU DƢỢC SĨ TẠI CÁC BỆNH VIỆN

4.2.1. Xác định số DS cần bổ sung cho BVĐK tuyến tỉnh

Theo báo cáo của ngành y tế, số lượng nhân lực y tế cho lĩnh vực KCB còn thiếu so với định mức biên chế và nhu cầu thực tế.Hiện nay ngành y tế đang áp dụng chế độ làm việc theo giờ hành chính. Nếu chuyển sang chế độ làm việc theo ca, thì số CBYT ở các bệnh viện công lập sẽ cần tăng thêm khá nhiều.Theo dự báo nhu cầu của ngành, tuyến tỉnh và tuyến huyện có nhu cầu CBYT nhiều hơn. Y tế tuyến tỉnh phát triển tốt sẽ giảm thiểu quá tải cho tuyến trung ương. Y tế tuyến huyện phát triển sẽ làm giảm rất nhiếu số bệnh nhân từ cơ sở chuyển thẳng về tỉnh hoặc tuyến trung ương. Vì vậy cần tăng số lượng CBYT thích hợp cho tuyến tỉnh và tuyến huyện [16].

114

BVĐK tuyến tỉnh là tuyến chuyên môn cao nhất của địa phương, số lượng thuốc sử dụng trong điều trị lớn, rất cần có sự tư vấn hướng dẫn sử dụng thuốc của DS, do đó việc bổ sung DS là cần thiết, là nhiệm vụ cấp bách để đảm bảo công tác dược đặc biệt là việc hướng dẫn sử dụng thuốc trong bệnh viện hợp lí và hiệu quả.Tính đến hết 31/12/2012, số lượng DS công tác tại BVĐK tuyến tỉnh là 408 DS. Nhu cầu DS phải đảm bảo theo TT08, trước hết là tỉ số DS/BS ở BV phải đảm bảo là 1/15-1/8. Để đảm bảo chỉ số này, số lượng DS cả nước cần phải bổ sung ở tuyến tỉnh từ 171DS- 677DS. Do sự mất cân đối về cơ cấu nhân lực dược và sự phân bố không đồng đều tại các khu vực trong cả nước nên có sự chênh lệch về nhu cầu DS giữa các khu vực, số lượng DS tuyến tỉnh cần phải bổ sung nhiều nhất thuộc khu vực BTB&DHMT là 51 - 155DS. Khu vực TN là khu vực có số lượng (18DS) và tỷ lệ DS (14,5%) thấp nhất cả nước, tuy nhiên số DS cần bổ sung hiện tại (theo số lượng BS) thấp nhất (19 - 52DS) cả nước. Điều này là do số lượng BS công tác ở khu vực TN thấp nhất cả nước, bình quân 3,6BS/10.000 dân[44]. Nếu tính theo số GB, trung bình cả nước thì cứ 35 - 71GB có 1DS phục vụ, số lượng DS cần phải bổ sung ở BVĐK tuyến tỉnh toàn quốc là 220 – 865DS và có sự chênh lệch giữa các khu vực, khu vực BTB&DHMT cần bổ sung nhiều DS nhất 75 - 223DS, thấp nhất là TN 23-66DS. Số lượng DS cần bổ sung tính theo GB cao hơn số lượng DS cần bổ sung theo BS bởi nhìn chung số lượng BS ở các BVĐK tuyến tỉnh thường cũng không ổn định và vẫn còn thiếu, số lượng DS theo GB sẽ khách quan và ổn định hơn và đích cuối của điều trị là bệnh nhân.Hiện nay Bộ Y tế đang nghiên cứu “Đề án giảm quá tải bệnh viện giai đoạn 2012-2020”, trong đó số giường bệnh tuyến tỉnh sẽ bổ sung thêm 9000GB đến năm 2015 [9], điều này đòi hỏi số lượng DS cần được bổ sung hơn nữa để không chỉ đáp ứng nhu cầu hiện nay mà còn cả trong giai đoạn sắp tới.

Theo TT22 quy định tổ chức và hoạt động của khoa dược bệnh viện, một BV cơ bản cần phải có ít nhất 3-6 vị trí công việc cần trình độ tối thiểu là DS.

115

Điều này ở BVĐK tuyến tỉnh với trung bình 6,5DS/BV sẽ cơ bản đáp ứng được yêu cầu. Tuy nhiên, để đảm bảo công tác DLS và hướng dẫn điều trị bệnh nhân trên giường bệnh thì cách tính theo TT08 sẽ phù hợp với công tác dược ở tuyến tỉnh. Mặt khác nếu cộng thêm số lượng DS cần bổ sung theo cách tính DS/GB vào số DS hiện có thì số DS ở BVĐK tuyến tỉnh là 628- 1273 DS và giữ nguyên số lượng TCD hiện có thì tỷ lệ DS/TCD ở BVĐK tuyến tỉnh là 1/2,4 – 1/2 đáp ứng đúng theo quy định của TT08. Như vậy có thể khẳng định việc tính toán theo GB hợp lý hơn và có sự thiếu hụt DS ở BVĐK tuyến tỉnh

Nếu xét theo từng khu vực địa lí của cả nước cũng có sự chênh lệch trong từng BVĐK tuyến tỉnh.

-Khu vực ĐBSH

Tính theo cơ cấu nhân lực ở các BVĐK tuyến tỉnh khu vực ĐBSH là khu vực có tỷ lệ DS lớn nhất cả nước với 26,5%. Tuy nhiên, khu vực này vẫn thiếu DS và có sự khác nhau giữa các tỉnh, tình trạng này chưa được giải quyết nếu tính theo số BS, toàn khu vực cần phải bổ sung 35-132DS, Hải Phòng là thành phố có tỷ lệ DS ở tuyến tỉnh lớn nhất trên tổng số cơ cấu nhân lực trong 5 thành phố lớn trực thuộc trung ương nhưng Hải Phòng vẫn phải bổ sung nhiều DS nhất

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC DƯỢC BỆNH VIỆN VÀ XÁC ĐỊNH NHU CẦU NHÂN LỰC DƯỢC SĨ TẠI CÁC BỆNH VIỆN ĐA KHOA TUYẾN TỈNH, HUYỆN TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY (Trang 121 -141 )

×