Mẫu nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng nguồn nhân lực dược bệnh viện và xác định nhu cầu nhân lực dược sĩ tại các bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh, huyện trong giai đoạn hiện nay (Trang 50 - 52)

a. Khảo sát thực trạng nhân lực dƣợc

Mẫu nghiên cứu bao gồm 63/120BVĐK tuyến tỉnh. Cách chọn mẫu mỗi tỉnh chỉ có một BVĐK tuyến tỉnh ở những tỉnh/thành phố có nhiều BVĐK tuyến tỉnh chọn 1 bệnh viện có quy mô giường bệnh lớn nhất làm đại diện. Lấy toàn bộ 674/674 BVĐK tuyến huyện công lập trên toàn quốc được phân chia theo 06 khu vực địa lí [54], cụ thể như sau:

Bảng 2.2. Khu vực địa lý đƣợc khảo sát thực trạng nhân lực dƣợc

STT KH Khu vực Tỉnh/ thành phố trực thuộc TW

1 KV1 ĐBSH

Hà Nội, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Hải Phòng, Thái Bình, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình

2 KV2 MN&TDPB

Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hoà Bình, Cao Bằng, Lạng Sơn, Yên Bái, Lào Cai, Hà Giang, Tuyên Quang, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang.

3 KV3 BTB và

DHMT

Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế (TT Huế), TP Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận.

4 KV4 TN Gia Lai, Kon Tum, Đăk Lăk, Đăk Nông, Lâm

Đồng.

5 KV5 ĐNB TPHCM, Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh,

Đồng Nai, Bà Rịa- Vũng Tàu.

6 KV6 ĐBSCL

Long An, Đồng Tháp, An Giang, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, TP Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau.

38

b. Xác định nhu cầu nhân lực DS

- Tính toán số DS cần bổ sung theo quy định của TT08/2007/BYT- BNV về hướng dẫn định mức biên chế sự nghiệp trong các cơ sở y tế nhà nước ban hành ngày 05/07/2007 của Bộ Y tế và Bộ Nội vụ [19] của 63 BVĐK tuyến tỉnh và 674 BVĐK tuyến huyện trên toàn quốc.

- Xác định nhu cầu DS cần thiết tại các đơn vị thông qua phỏng vấn sâu các đối tượng gồm: Lãnh đạo/Trưởng phòng TCCB BV và Trưởng/Phụ trách khoa dược của 16 BVĐK tuyến huyện (Phụ lục 3) được chọn mẫu thuận tiện để xác định số DS còn thiếu cần bổ sung theo nhu cầu của BV. Mỗi BV sẽ phỏng vấn sâu 1 GĐ/Phó GĐ hoặc Trưởng phòng TCCB và 1 Trưởng khoa dược hoặc Phụ trách khoa dược.

c. Đánh giá sự hài lòng của DS đang công tác tại các BVĐK tuyến huyện

- Để đánh giá sự hài lòng của DS đề tài có sử dụng phương pháp phân tích nhân tố và phân tích hồi quy.Để đảm bảo độ tin cậy của nghiên cứu thì việc lựa chọn cỡ mẫu thích hợp là rất cần thiết. Nhiều tác giả đưa ra các con số khác nhau về cỡ mẫu. Theo Maccallum và cộng sự (1999) đã tóm tắt các quan điểm của các nhà nghiên cứu trước đó về cỡ mẫu tối thiểu để phân tích nhân tố. Theo Kline (1979) con số tối thiểu là 100, theo Guiford (1954) là 200, Comrey và Lee (1992) đưa ra cỡ mẫu với quan điểm tương ứng 100= tệ, 200= khá, 300= tốt, 1.000 hoặc hơn= tuyệt vời[28].

Một số nhà nghiên cứu không đưa ra con số cụ thể nào mà đưa ra mối liên hệ giữa số lượng biến quan sát và kích thước mẫu. Theo Trọng và Ngọc (2008) sử dụng quy tắc nhân 5, tức là số biến quan sát nhân 5 sẽ ra cỡ mẫu tối thiểu của nghiên cứu đảm bảo tính tin cậy [49], [55].

Trong nghiên cứu này do điều kiện hạn chế về nguồn lực và thời gian, thực hiện lấy mẫu theo quy tắc của Comrey và Lee đồng thời tham khảo quy tắc của Trọng và Ngọc với 32 biến quan sát, cỡ mẫu tối thiểu là 32*5= 160. Mặt khác

39

dựa vào các nghiên cứu đánh giá sự hài lòng của cán bộ y tế đã được thực hiện [31], [33], [63], [79], cỡ mẫu cần thiết để phân tích đánh giá sự hài lòng tối thiểu là 200. Như vậy, cỡ mẫu 200 là cỡ mẫu khá theo Comrey và Lee, đồng thời nó cũng thỏa mãn quy tắc nhân 5 của Trọng và Ngọc về kích thước mẫu tối thiểu. Vì vậy, trong nghiên cứu này, cỡ mẫu tối thiểu được xác định là 200 DS. Để đảm bảo thực hiện được tối thiểu 200 DS. Mẫu nghiên cứu được xác định bổ sung thêm 10% và tổng số DS được phỏng vấn dự kiến là 220 DS đang công tác tại khoa dược BVĐK tuyến huyện.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng nguồn nhân lực dược bệnh viện và xác định nhu cầu nhân lực dược sĩ tại các bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh, huyện trong giai đoạn hiện nay (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)