Phƣơng pháp thu thập, xử lý và phân tích số liệu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng nguồn nhân lực dược bệnh viện và xác định nhu cầu nhân lực dược sĩ tại các bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh, huyện trong giai đoạn hiện nay (Trang 52 - 59)

a. Khảo sát thực trạng nhân lực dƣợc

Sử dụng phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: Xây dựng biểu mẫu thu thập số liệu (Phụ lục 1), tiến hành thu thập số DS, DTC, DT, BS, GB của từng bệnh viện từ các báo cáo tổng hợp về nhân lực bệnh viện tại Cục Quản lý Khám chữa bệnh Bộ Y tế (tính đến ngày 31/12/2012). Các DS, DTC, DT, BS là những đối tượng đang công tác tại các BVĐK tuyến tỉnh, tuyến huyện trong cả nước (không tính những đối tượng ngoài biên chế). Số lượng GB là số giường kế hoạch.

Số liệu thu thập được của từng bệnh viện được mã hóavà nhập vào chương trình Exel để phân tích theo các chỉ số.

Bảng 2.3. Chỉ số phân tích thực trạng nhân lực dƣợc

TT Chỉ số Cách tính

1 Tỷ trọng DS Tỷ lệ % của DS trên tổng số nhân lực dược

( DS+ DTC + DT)

2 Tỷ trọng DTC Tỷ lệ % của DTC trên tổng số nhân lực dược

( DS+ DTC + DT)

3 Tỷ trọng DT Tỷ lệ % của DT trên tổng số nhân lực dược

( DS+ DTC + DT)

40 TT Chỉ số Cách tính 5 Tỷ số DS/DTC Giá trị số DS/ số DTC hiện có 6 Tỷ số DS/GB Giá trị số DS/ số GB hiện có 7 Tỷ số DS/BV Giá trị số DS/ số BV hiện có 8 Tỷ trọng phân bố của DS theo khu vực địa lý

Tỷ lệ % của DS trong từng khu vực trên tổng số DS trong cả nước 9 Tỷ trọng phân bố của DS ở 05 thành phố trực thuộc TW so với tổng số DS trong cả nước Tỷ lệ % của DS ở 05 thành phố trực thuộc TW trên tổng số DS trong cả nước

10 Tỷ trọng phân bố của DS ở 58 tỉnh còn lại so với tổng DS trong cả nước Tỷ lệ % DS ở 58 tỉnh còn lại trên tổng số DS trong cả nước b. Xác định nhu cầu dƣợc sĩ Tính toán số DS cần có của BV:

- Căn cứ vào số liệu thực trạng nhân lực dượcvà số lượng BS, GB của 63 BVĐK tuyến tỉnh và 674 BVĐK tuyến huyện trên toàn quốc và quy định củaTT08/2007/BYT - BNV về hướng dẫn định mức biên chế sự nghiệp trong các cơ sở y tế nhà nước[19]. Từ đó toán số lượng DS cần có cho mỗi BV.

Cách tính số lượng DS cần bổ sung theo BS:

Số lượng DS tối thiểu cần bổ sung tính theo tỷ số 1DS/15BS là:

Số lượng DS cần bổ sung = ((số lượng BS hiện có)/15) - (Số lượng DS hiện có)

Số lượng DS tối đa cần bổ sung tính theo tỷ số 1DS/8BS là:

Số lượng DS cần bổ sung = ((số lượng BS hiện có)/8) - (Số lượng DS hiện có) Cách tính số lượng DS cần bổ sung theo GB:

41

Số lượng DS tối thiểu cần bổ sung tính theo GB là:

Số lượng DS cần bổ sung = ((số lượng GB thực kê)/71) - (Số lượng DS hiện có)

Số lượng DS tối đa cần bổ sung tính theo GB là:

Số lượng DS cần bổ sung = ((số lượng GB thực kê)/35) - (Số lượng DS hiện có) - Ngoài ra đề tài căn cứ vào chức năng nhiệm vụ của khoa dược BV được Bộ Y tế quy định tại Thôngtư 22/2011/TT-BYT về quy định tổ chức và hoạt động của khoa dược bệnh viện với 06 chức năng và 14 nhiệm vụ của khoa dược, để bàn luận rõ số DS cần thiết phải bổ sung ở khoa dược BVĐK tuyến tỉnh và tuyến huyện.

 Xác định số DS thực tế cần bổ sung để đáp ứng yêu cầu công việc của 16 BVĐK tuyến huyện:

- Tại mỗi BV, tiến hành phỏng vấn sâu 01 lãnh đạo BV (GĐBV hoặc Phó GĐBV hoặc Trưởng phòng TCCB) và Trưởng/Phụ trách khoa dược. Thời gian mỗi cuộc phỏng vấn khoảng từ 45-60 phút. Nội dung phỏng vấn (xem Phụ lục 4), thông tinphỏng vấn được thu thập bằng cách ghi âm kết hợp với ghi chép.

Kết quả đã phỏng vấn được: + 01 GĐBV

+ 09 Phó GĐBV

+ 06 trưởng phòng TCCB + 12 Trưởng khoa dược + 04 Phụ trách khoa dược

Số liệu sau khithu thập được, tiến hành mã hóa, gỡ băng và phân tích theo một số chủ đề sau:

- Ý kiến của lãnh đạo BV (GĐ, phó GĐ hoặc trưởng phòng TCCB). Trưởng/Phụ trách khoa dược cho rằng BV không cần bổ sung DS.

- Ý kiến của lãnh đạo BV, Trưởng/Phụ trách khoa dược cho rằng BV thiếu DS và những khó khăn trong quá trình tuyển dụng DS.

42

c. Đánh giá sự hài lòng của dƣợc sĩ

Xây dựng Bộ câu hỏi nghiên cứu:

- Bộ công công cụ đánh giá sự hài lòng của DS trong nghiên cứu này được xây dựng trên cơ sở tham khảo các bộ công cụ của một số nghiên cứu đánh giá sự hài lòng của DS, BS và nhân viên y tế [31], [33], [63], [79].

- Sau khi xây dựng xong bộ câu hỏi nghiên cứuban đầu gồm 36 câu hỏi (chưa tính câu hỏi phần thông tin chung và phần câu hỏi mở). Được tiến hành phỏng vấn thử (Pretest) ,thực hiện với cỡ mẫu 28 DS, bằng cách phỏng vấn trực tiếp các dược sĩ đang công tác tại các BVĐK tuyến huyện ở Hải Dương và Hưng Yên và đang theo học các lớp chuyên khoa I đại học dược Hà Nội tại Hải Dương, có tham khảo ý kiến của các DS này. Sau đó bộ câu hỏi được chỉnh sửa hoàn thiện cho phù hợp, bỏ những câu hỏi có sự trùng lặp (4 câu), chỉnh sửa các câu Q5, Q11, Q18, Q21 về mặt câu chữ cho dễ hiểu tránh hiểu sai khi trả lời. Như vậy bộ câu hỏi hoàn chỉnh để tiến hành khảo sát gồm 32 câu hỏi (Phụ lục 2).

Để việc tiến hành thu thập số liệu của phỏng vấn được thuận lợi và thu đủ cỡ mẫu cần thiết. Đầu tiên gửi phiếu phỏng vấn tới các dược sĩ qua đường bưu điện thông qua địa chỉ bệnh viện, kết hợp phỏng vấn trực tiếp các dược sĩ đang công tác tại các BVĐK tuyến huyện và nhờ các dược sĩ này giới thiệu tới các dược sĩ khác. Kết quả thực hiện cụ thể như sau:

- Tiến hành gửi 468 phiếu phỏng vấn qua đường bưu điện tới 274 BVĐK tuyến huyện. Kết quả thu về thấp chỉ được 62 phiếu. Trong đó có 59 phiếu điền đầy đủ thông tin, 3 phiếu không hợp lệ. Tính từ tháng 2/2013- 6/2013. Do đó phải phỏng vấn bằng cách trực tiếp cụ thể:

- Phỏng vấn trực tiếp 25 DS đang làm việc tại 16 BVĐK tuyến huyện trong mẫu nghiên cứu phỏng vấn sâu ở trên và nhờ các DS này giới thiệu tới các DS đang công tác tại các BVĐK tuyến huyện khác để phỏng vấn. Thời gian nghiên cứu từ tháng 2 - 7/2013.

43

- Phỏng vấn trực tiếp 61 DS là học viên DSCK I khóa 12-14 của Trường đại học Dược Hà Nội tổ chức tại Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh, Phú Thọ, Hà Nội(các DS này đang làm việc tại các BVĐK tuyến huyện các tỉnh Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Phú Thọ, Hà Tĩnh, Hà Giang, Quảng Ninh, Nam Định, Thanh Hóa, Hà Nội, Hòa Bình, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hòa Bình). Thời gian từ tháng 3- 10/2013.

- Tiếp tục thông qua của các DS ở các lớp chuyên khoa ở trên giới thiệu để phỏng vấn trực tiếp 68 DS làm việc tại các BVĐK tuyến huyện các tỉnh/thành phố (Hải Dương 02 BV, Hưng Yên 06 BV, Quảng Ninh 03, Bắc Ninh 04, Hà Nam 02 BV, Thái Bình 04 BV, Hà Nội 02BV, Hòa Bình 03 BV, Bắc Giang 02 BV, Hà Giang 02BV, Hà Tĩnh 02 BV, Thanh Hóa 02 BV, Thừa Thiên Huế 03BV, Đà Nẵng 7 BV). Thời gian từ tháng 4/2013- 1/2014.

Tổng số phiếu đủ điều kiện phân tích, đánh giá là 213 phiếu của 172 BVĐK tuyến huyện.

Bảng 2.4. Kết quả thu thập phiếu phỏng vấn dƣợc sĩ Khu vực Số phiếu gửi Số phiếu hợp lệ thu

thập đƣợc TL(%)

KV1 170 56 33

KV2 169 98 58

KV3 129 49 38

Tổng 468 213 46

Phiếu được gọi là hợp lệ có thể dùng để phân tích là những phiếu đầy đủ thông tin, hoặc có đầy đủ thông tin từ câu Q1- Q32.

Số liệu về đánh giá sự hài lòng sau khi thu thập về được làm sạch loại bỏ các phiếu không hợp lệ được nhập và xử lý bằng phần mềm SPSS 19.0 để phân tích;

44

Để xác định các nhân tố tác động tới sự hài lòng với công việc của DS và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tác động tới sự hài lòng của DS, đề tài đã sử dụng các phương pháp phân tích theo quy trình dưới đây.

Hình 2.1. Quy trình phân tích dữ liệu nghiên cứu sự hài lòng với công việc

Nội dung cụ thể được diễn giải như sau:

Thống kê mô tả đặc trưng của mẫu nghiên cứu. Sau đó phân tích nhân tố (Factors Analysis) được áp dụngđể đánh giá tính giá trị của thang đo sự hài lòng đối với công việc. Chỉ những tiểu mục có hệ số tải nhân tố (Factor Loading) lớn hơn 0,5 được xem là có giá trị đánh giá sự hài lòng đối với công việc của DS. Trên cơ sở những nhân tố được phát hiện, hệ số Cronbach‟s alpha được sử dụng để đánh giá sự nhất quán bên trong của từng nhân tố về sự hài lòng đối với công việc của DS. Những nhân tố có hệ số Cronbach‟s alpha lớn hơn 0,6 thì thang đo của những tiểu mục mới được xem là có độ tin cậy với mẫu nghiên cứu [104]. Chỉ những tiểu mục/các nhân tố có giá trị dự đoán sự hài lòng đối với công việc của DS và có độ tin cậy mới được sử dụng để đánh giá sự hài lòng đối với công việc trong mẫu nghiên cứu. Sau khi kiểm định độ tin cậy của thang đo với hệ số Cronbach‟s alpha, tiến hành phân tích nhân tố khám phá (EFA).

Thống kê mô tả

• Thực hiện các thôngkê mô tả mẫu nghiên cứu theo các biến phân loại (giới tính, học vấn, vị trí công tác, thời gian công tác...)

Cronbach' s Alpha

• Kiểm định sự tin cậy của các thang đo nghiên cứu bằng hệ số Cronbach's alpha và hệ số tương quan biến tổng

EFA

• Phân tích khám phá nhân tố để tìm ra các biến tiềm ẩn (nhân tố) bằng các hệ số KMO, Phương sai giải thích, hệ số tải nhân tố

ANOVA

• Phân tích phương trình hồi quy để đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố

45

Thang điểm Likert (1: Rất không hài lòng; 2: Không hài lòng; 3: Nửa hài lòng nửa không hài lòng; 4: Hài lòng; 5: Rất hài lòng) sẽ được mã hóa thành nhóm chưa hài lòng (1 - 3 điểm) và nhóm hài lòng (4-5 điểm) đối với từng tiểu mục, từ đó tính tỷ lệ hài lòng đối với công việc theo từng tiểu mục. Điểm của nhân tố bằng tổng điểm của các tiểu mục thành phần, mã hóa lại các nhân tố thành nhóm hài lòng (≥50% số điểm) và nhóm chưa hài lòng (còn lại). Mức điểm hài lòng tổng thể bằng tổng điểm của các nhân tố và mã hóa thành nhóm hài lòng (≥50% số điểm) và nhóm chưa hài lòng (còn lại) [32].

Để xác định có hay không sự khác biệt giữa các nhóm chỉ số về đặc điểm cá nhân của đối tượng tham gia nghiên cứu với việc đánh giá mức độ hài lòng, đề tài có sử dụng test χ2

. Phân tích ANOVA được sử dụng để kiểm định mối tương quan giữa các nhân tố hài lòng công việc với sự hài lòng chung của DS. Để đánh giá mức độ tác động của từng nhân tố đối với sự hài lòng, đề tài tiến hành phân tích tương quan hồi quy. Giá trị β của từng nhân tố sẽ phản ánh mức độ ảnh hưởng của nhân tố và mức ý nghĩa thể hiện qua giá trị Sig.

2.3. HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU, SAI SỐ VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC

- Thời gian và nguồn lực có hạn nên nghiên cứu chỉ tiến hành phỏng vấn sâu với một số BVĐK tuyến huyện tại 3 khu vực, không thể thực hiện được trên toàn quốc.

- Trước khi tiến hành phỏng vấn chính thức bằng bộ công cụ đánh giá sự hài lòng của DS công tác tại bệnh viện (Phụ lục 2), chúng tôi tiến hành phỏng vấn thử (Pretest) để kiểm tra tính logic và sự phù hợp của bộ câu hỏi. Chỉnh sửa bộ câu hỏi theo các phát hiện trong quá trình thử nghiệm để có bộ câu hỏi phỏng vấn hoàn chỉnh.

- Những thông tin không rõ ràng được rõ bằng cách kiểm tra lại thông tin. Trường hợp không xác định được thông tin thì loại bỏ phiếu.

46

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng nguồn nhân lực dược bệnh viện và xác định nhu cầu nhân lực dược sĩ tại các bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh, huyện trong giai đoạn hiện nay (Trang 52 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)