CÁC NGHIỆP VỤ CHÍNH CỦA NGÂN HÀNG

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÀNH PHỐ cần THƠ (Trang 39)

3.4.1 Huy động vốn

Đây là nghiệp vụ cơ bản của NHTM. Ngân hàng huy động vốn bằng cách nhận tiền gửi từ các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp, tiền gửi của cá nhân hoặc là qua việc phát hành các loại giấy tờ có giá. Ngân hàng nhận đƣợc tiền gửi của khách hàng dƣới các hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm và một số hình thức khác.

3.4.2 Tín dụng

Đây là nghiệp vụ quan trọng nhất, vì sử dụng phần lớn nguồn vốn và tạo ra thu nhập. Có thể nói rằng sự tồn tại của Ngân hàng phụ thuộc vào rất nhiều nghiệp vụ này. Do đó, trong những năm gần đây, định hƣớng chung cho sự phát triển của NHNo & PTNT Việt Nam là không ngừng cải thiện, mở rộng quy mô của hình thức nghiệp vụ này và không ngừng nâng cao để đáp ứng nhu cầu kinh tế. Bao gồm các loại hình tiêu biểu sau:

- Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn đối với các thành phần kinh tế trên tất cả các lĩnh vực.

- Cho vay ngắn hạn đối với các đối tƣợng sản xuất kinh doanh, cho vay ƣu đãi theo nghị định của Chính phủ đối với các hộ nông dân

- Chiết khấu các giấy tờ có giá

- Cho thuê tài sản dƣới hình thức thuê mua tín dụng - Các hình thức cho vay khác

3.4.3 Thanh toán

Thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ giữa các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp trong nƣớc và ngoài nƣớc thông qua trung gian ngân hàng giúp cho việc thanh toán thuận tiện hơn, chi phí liên quan đến vận chuyển, kiểm tra tiền thấp hơn rất nhiều so với thanh toán tiền trực tiếp, nhất là với các đối tƣợng tập đoàn, doanh nghiệp lớn. Hiện nay NHNo & PTNT chi nhánh Cần Thơ đang dùng những hình thức thanh toán sau: Thanh toán ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi; bằng séc; bằng thẻ ngân hàng; bằng thƣ tín dụng

Ngoài những nghiệp vụ trên, NHNo & PTNT thành phố Cần Thơ còn thực hiện các nghiệp vụ nhƣ cầm cố, làm dịch vụ ủy thác cho các tổ chức tài chính, tín dụng, cá nhân trong và ngoài nƣớc, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh thanh toán…

25

3.5 QUY TRÌNH CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG 3.5.1 Sơ đồ quy trình cho vay 3.5.1 Sơ đồ quy trình cho vay

ĐỀ XUẤT TÍN DỤNG

THỦ TỤC HỒ SƠ & GIẢI NGÂN

Nguồn: sổ tay tín dụng NHNo & PTNT Việt Nam

Hình 3. 2: Sơ đồ quy trình tín dụng chung

Xác định thị trƣờng và các thị trƣờng mục tiêu NHU CẦU KHÁCH HÀNG  Tiếp nhận yêu cầu khách hàng  Tìm hiểu triển vọng  Tham khảo ý kiến bên ngoài

THẨM ĐỊNH  Mục đích vay  Hoạt động kinh doanh  Quản lý  Số liệu THƢƠNG LƢỢNG  Kỳ hạn  Thanh toán  Các điều khoản  Bảo đảm tiền vay  Các vấn đề khác PHÊ DUYỆT  Cán bộ quản trị rủi ro  Giám đốc/Tổng giám đốc THỦ TỤC HỒ SƠ  Dự thảo hợp đồng  Xem xét hồ sơ

 Kiểm tra tài sản bảo đảm  Miễn bỏ giấy tờ pháplý  Các vấn đề khác GIẢI NGÂN  Thủ tục hồ sơ hoàn tất  Chuyển tiền QUẢN LÝ TÍN DỤNG  Số liệu  Các điều khoản  Bảo đảm tiền vay  Thanh toán  Đánh giá tín dụng Trả nợ đúng hạn Dấu hiệu bất thƣờng  Nhận biết sớm  Chính sách xử lý  Quản lý

 Dấu hiệu cảnh báo  Cố gắng thu hồi nợ  Biện pháp pháp lý  Tái cơ cấu

THANH TOÁN  Trả đủ gốc  Trả đủ lãi TỔN THẤT  Không trả nợ gốc  Không trả nợ lãi

26

3.5.2 Quy trình cho vay đối với hộ nông dân

3.5.2.1Hướng dẫn hộ nông dân về điều kiện tín dụng và lập hồ sơ vay vốn

CBTD yêu cầu những hồ sơ phù hợp với mục đích vay vốn của nông dân (vay vốn cho tiêu dùng hay vay vốn sản xuất kinh doanh). Những hồ sơ cần có nhƣ:

BỘ HỒ SƠ PHÁP LÝ

- Đối với nông hộ vay vốn mục đích tiêu dùng:Sổ hộ khẩu, chứng minh thƣ. Các hộ nông dân cần xuất trình bản chính để CBTD xem xét đối chiếu, CBTD sẽ lƣu bản sao; Xác nhận của chính quyền địa phƣơng về chữ ký và thƣờng/ tạm trú tại địa phƣơng và các giấy tờ cần thiết khác theo quy định của pháp luật

- Đối với nông hộ vay vốn mục đích sản xuất kinh doanh: Ngoài những giấy tờ, hồ sơ giống nhƣ mục đích vay vốn tiêu dùng, hồ sơ vay vốn mục đích sản xuất có những giấy tờ khác nhƣ là:Biên bàn thành lập tổ vay vốn; giấy đăng ký kinh doanh (nếu có); giấy phép hành nghề ( nếu ngành nghề cần giấy phép); giấy tờ xác nhận đƣợc giao, thuê, sử dụng đất, mặt nƣớc; giấy phép đánh bắt thủy sản, hải sản, đăng kiểm toàn thuyền (đối với hộ đánh bắt thủy hải sản)

Các hộ nông dân vay vốn lần thứ hai trở đi không phải gửi các tài liệu trên, trừ trƣờng hợp có sự thay đổi, bổ sung vốn, địa chỉ… phải bổ sung hồ sơ cho ngân hàng.

BỘ HỒ SƠ KHOẢN VAY (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Vay vốn mục đích tiêu dùng:Giấy đề nghị vay vốn; các giấy tờ hỗ trợ khác chứng minh về việc mục đích, nhu cầu sử dụng vốn, kế hoạch trả nợ…

- Vay vốn mục đích sản xuất kinh doanh. Ngoài những giấy tờ, hồ sơ giống nhƣ mục đích vay vốn tiêu dùng, hồ sơ vay vốn mục đích sản xuất có những giấy tờ khác nhƣ là:Kế hoạch sản xuất kinh doanh; báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh, năng lức tài chính, tình hình đã vay nợ ở các tổ chức tín dụng, các tổ chức, cá nhân khác và các nguồn thu nhập để trả nợ; báo cáo kết quả kinh doanh dự tính cho ba năm tới và cơ sở tính toán và các hồ sơ khác.

BỘ HỒ SƠ BẢO ĐẢM TIỀN VAY

Với nghị định số 41/2010/NĐ-CP thì đối tƣợng khách hàng là cá nhân, hộ gia đình, hộ sản xuất kinh doanh ở nông thôn, các hợp tác xã, chủ trang trại đƣợc xem xét cho vay không bảo đảm tài sản theo các mức nhƣ sau: 1/ các cá nhân các hộ nông dân sản xuất nông, lâm, ngƣ, diêm nghiệp đƣợc vay tối đa đến 50 triệu

27

đồng 2/ các hộ kinh doanh, sản xuất ngành nghề hoặc làm dịch vụ phục vụ nông nghiệp, nông thôn đƣợc vay tối đa đến 200 triệu đồng 3/ đối tƣợng là hợp tác xã, chủ trang trại đƣợc vay tối đa đến 500 triệu đồng.Kèm theo là giấy tờ cam kết của các đối tƣợng trên về việc thực hiện bảo đảm tài sản khi đƣợc đơn vị trực tiếp cho vay yêu cầu.

Ngoài những trƣờng hợp đối tƣợng trên thì những đối tƣợng khác phải đảm bảo bằng tài sản của chính mình qua những hồ sơ sau:Giấy tờ pháp lý chứng nhận quyền sở hữu tài sản; giấy chứng nhận bảo hiểm tài sản (nếu có); các loại giấy tờ khác liên quan

Trƣờng hợp bằng tài sản bên thứ ba: ngoài những giấy tờ, hồ sơ trên thì cần phải có giấy tờ cam kết bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba để khách hàng vay vốn

Trƣờng hợp hồ sơ thế chấp quyền sử dụng đất: Hợp đồng thế chấp giá trị quyền sử dụng đất; giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; trích lục bản đồ thửa đất;

chứng từ nộp tiền thuê đất và các giấy tờ có liên quan khác

3.5.2.2 Kiểm tra hồ sơ và điều tra thực tế để thu thập, tổng hợp thông tin

về nông dân và phương án vay vốn

CBTD phải điều tra các bộ hồ sơ về tính xác thực, hợp pháp, hợp lệ. Sau đó, phải đi thực tế nơi đối tƣợng đi vay để tìm hiểu thông tin về khách hàng vay vốn và phƣơng án sản xuất kinh doanh nếu đối tƣợng vay vốn vào mục đích sản xuất kinh doanh. Tiếp theo, CBTD phân tích và thẩm định các loại thông tin trên

3.5.2.3 Phân tích, thẩm định khách hàng vay vốn

- Tìm hiểu, phân tích và đánh giá các thông tin về tƣ cách và năng lực pháp luật, năng lực về hành vi nhân sự; mô hình tổ chức, bố trí lao động của các hộ nông dân vay ( đối với mục đích vay vốn đầu tƣ sản xuất) và khả năng quản trị của ngƣời chủ hộ, lãnh đạo hợp tác xã, chủ trang trại.

- Phân tích đánh giá khả năng tài chính. Bƣớc 1, kiểm tra tính chính xác của báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh. Bƣớc 2, Phân tích tình hình hoạt động và khả năng tài chính qua việc xem xét và thẩm định tình hình sản xuất, tình hình kinh doanh, khả năng tài chính của khách hàng của các nông hộ.

- Tìm hiểu tình hình quan hệ tín dụng và quan hệ tiền gửi của các hộ nông dân với ngân hàng

28

3.5.2.4 Lập báo cáo thẩm định cho vay và tái thẩm định

Trên cơ sở phân tích trên, CBTD chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng theo nội dung hệ thống chấm điểm tín dụng đã đƣợc đề ra bởi NHNo & PTNT Việt Nam. Kết quả sẽ đƣợc đƣa vào báo cáo thẩm định cho vay. Với báo cáo thẩm định cho vay, lãnh đạo chi nhánh và trung tâm điều hành xem xét. Vì quy định của tổng giám đốc NHNo & PTNT Việt Nam nên từng thời kỳ bắt buộc phải tái thẩm định bởi một tổ tái thẩm định trong đó có ít nhất một trƣởng và một phó phòng tín dụng là thành viên và trong tổ thẩm định không có CBTD đã lập báo cáo thẩm định cho vay. Và nếu có sự khác biệt nào giữa kết quả thẩm định và tái thẩm định đều có thể dẫn đến các quyết định khác nhau và phải trình qua Giám đốc NHCV

3.5.2.5 Xem xét khả năng nguồn vốn và điều kiện thanh toán của chi nhánh

3.5.2.6 Phê duyệt khoản vay

Sau khi hoàn thành các thủ tục trên, ban lãnh đạo NHCV phê duyệt và phán quyết gồm những trƣờng hợp nhƣ sau:

- Duyệt đồng ý cho vay - Duyệt cho vay có điều kiện - Không đồng ý

- Triệu tập hội đồng tƣ vấn tín dụng với những khoản vay phức tạp

Nếu trƣờng hợp khoản vay vƣợt quyền phán quyết NHCV phải trình lên ban thẩm định dự án Ngân hàng cấp trên phê duyệt. Nội dung duyệt cho vay của lãnh đạo phải xác định rõ: Số tiền vay, lãi suất cho vay, thời hạn vay, các điều kiện khác (nếu có)

3.5.2.7 Ký kết hợp đồng tín dụng/ sổ vay vốn, hợp đồng bảo

đảm tiền vay, giao nhận giấy tờ và tài sản bảo đảm

Khoản vay đƣợc phê duyệt, NHCV và khách hàng vay sẽ lập hợp đồng tín dụng/ sổ vay vốn và hợp đồng bảo đảm tiền vay (nếu có). Bao gồm các bƣớc sau:

- CBTD soạn thảo nội dung hợp đồng/ sổ vay vốn trình lên TPTD kiểm soát - Ký kết hợp đồng tín dụng/sổ vay vốn, hợp đồng bảo đảm tiền vay. TPTD kiểm tra lại theo đúng nội quy điều kiện đã đƣợc duyệt, nếu đúng thì trình lên lãnh đạo ký duyệt hợp đồng tín dụng, nếu chƣa đúng thì chỉnh sửa lại (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

29

- Các giấy tờ cần kiểm tra sau khi ký hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay

- Công chứng và đăng ký giao dịch bảo đảm

- Lƣu giữ hồ sơ tín dụng. Các hồ sơ tín dụng cần thiết có liên quan đến hợp đồng đƣợc lƣu giữ tại kho theo quy định Tổng Giám đốc NHNo & PTNT Việt Nam. Thời hạn và tổ chức lƣu giữ đƣợc thực hiện theo quy định của NHNN và hƣớng dẫn của Tổng Giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam lƣu giữ hồ sơ chứng từ.

3.5.2.8 Giải ngân

- Bƣớc 1: CBTD yêu cầu khách hàng cung cấp các hồ sơ, chứng từ về mục đích sử dụng tiền vay để giải ngân và hƣớng dẫn khách hàng hoàn chỉnh nội dung chứng từ

- Bƣớc 2: Trình duyệt giải ngân. Trình duyệt giải ngân theo tiến trình sau: CBTD trình lên TPTD, TPTD trình lên lãnh đạo. Nếu đủ điều kiện thì sẽ đƣợc lãnh đạo ký duyệt, nếu có vấn đề nào trong tiến trình đó thì sẽ đƣợc yêu cầu chỉnh lại hoặc không đƣợc trình duyệt

- Bƣớc 3: Nạp thông tin dữ liệu của khoản vay theo hợp đồng nhận nợ qua mạng máy tính của ngân hàng và luân chuyển những chứng từ đã đƣợc lãnh đạo ký duyệt cho các phòng kế toán và phòng nguồn vốn (nếu có)

3.5.2.9 Kiểm tra, giám sát khoản vay

Đây là công việc sau khi cho vay nhằm hƣớng dẫn, đôn đốc ngƣời vay sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả số tiền vay; hoàn trả nợ gốc và lãi đúng hạn. Đồng thời sẽ có những phản ứng kịp thời, thích hợp nếu ngƣời đi vay không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình

3.5.2.10Thu nợ gốc, lãi và xử lý những phát sinh

- Thu nợ gốc và lãi bằng cách ngƣời đi vay đến trực tiếp hoặc sẽ có tổ thu nợ lƣu động đến thu trực tiếp. CBTD không đƣợc phép thu nợ gốc và lãi trực tiếp ngƣời đi vay

- Bên cạnh việc thu nợ gốc, lãi sẽ có những trƣờng hợp phát sinh nhƣ trả nợ trƣớc hạn; điều chỉnh kỳ hạn nợ, gia hạn nợ hoặc cho vay thêm. Tùy các trƣờng hợp mà CBTD xử lý theo quy định bởi NHNo & PTNT Việt Nam

3.5.2.11Thanh lý hợp đồng tín dụng

- Tất toán khoản vay: Khi ngƣời đi vay trả hết nợ, CBTD phối hợp với bộ phận kế toán đối chiếu, kiểm tra.. để tất toán khoản vay

- Thanh lý hợp đồng tín dụng: Khi bên vay trả xong nợ thì hợp đồng tín dụng đƣơng nhiên hết hiệu lực (thời gian hiệu lực đã đƣợc thỏa thuận trong hợp

30

đồng tín dụng đã đƣợc ký kết) và các bên không cần lập biên bản thanh lý hợp đồng. Trƣờng hợp bên vay yêu cầu, CBTD soạn thảo biên bản thanh lý hợp đồng trình lên TPTD kiểm soát và TPTD trình lên lãnh đạo ký biên bản thanh lý.

3.5.2.12Giải tỏa tài sản bảo đảm: Kiểm tra và làm thủ tục xuất kho giấy tờ,

tài sản thế chấp, cầm cố

3.6 PHÂN TÍCH NGUỒN VỐN VÀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGÂN HÀNG AGRIBANK CẦN THƠ QUA 3 NĂM 2011- DOANH NGÂN HÀNG AGRIBANK CẦN THƠ QUA 3 NĂM 2011- 2013

3.6.1 Tình hình nguồn vốn

Nếu tƣởng tƣợng rằng, nền kinh tế nhƣ một cơ thể sống động, thì vốn nhƣ là máu của nền kinh tế. Cơ thể cần máu để sống, còn nền kinh tế cần vốn để tồn tại. Trong quá trình hoạt động kinh doanh, nguồn vốn là yếu tố rất quan trọng đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, vì nó thể hiện sức mạnh tài chính của một chủ thể nền kinh tế và cũng là yếu tố pháp lý cơ bản trong việc đảm bảo hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó một doanh nghiệp nào muốn hoạt động đƣợc thì điều cần thiết hơn hết là phải có vốn, thế nên một doanh nghiệp mà hoạt động kinh doanh tiền tệ thì nguồn vốn còn có ý nghĩa vô cùng quan trọng, nó quyết định sự sống còn của ngân hàng. Ngân hàng phải tạo vốn ổn định để đáp ứng phù hợp với nhu cầu vốn của nền kinh tế, nếu muốn hoạt động kinh doanh hiệu quả. Nguồn vốn ngân hàng phần lớn đến từ nguồn vốn huy động từ thu nhập của ngƣời dân, các thành phần trong xã hội và nền kinh tế tạm thời nhàn rỗi trong sản xuất kinh doanh, gửi vào ngân hàng với nhiều mục đích khác nhau. Ngân hàng có nhiệm vụ tập trung nguồn vốn nhàn rỗi đó để chuyển đến các nhà đầu tƣ có nhu cầu về vốn để phục vụ cho hoạt động kinh doanh sản xuất qua đó thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế. Các hoạt động về nguồn vốn của ngân hàng chi phối mạnh mẽ đến sự tồn tại và phát triển của ngân hàng.Vì vậy, NHNo & PTNT thành phố Cần Thơ luôn chú trọng công tác huy động vốn làm cho nguồn vốn tăng trƣởng ổn định bằng cách khai thác triệt để các nguồn vốn nhàn rỗi từ dân cƣ và các thành phần kinh tế để có thể đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển của nền kinh tế. Trong thời gian qua, kinh tế nƣớc ta gặp phải nhiều thách thức và biến động, ảnh hƣởng không hề nhỏ đến hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT thành phố

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÀNH PHỐ cần THƠ (Trang 39)