0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Phân tích tình hình cho vay theo mục đích sử dụng vốn trong lĩnh vực

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÀNH PHỐ CẦN THƠ (Trang 68 -81 )

lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông thôn tại chi nhánh

Mục đích sử dụng vốn trong lĩnh vực cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn rất đa dạng, nhƣng tại NHNo & PTNT thành phố Cần Thơ thì có một số mục đích sử dụng vốn điển hình nhƣ: trồng trọt, chăn nuôi; nuôi trồng thủy sản; đánh bắt hải sản; thu mua lƣơng thực thực phẩm; chế biến, bảo quản nông nghiệp; phát triển nông nghiệp, nông thôn; làm đƣờng nông thôn… Để thấy rõ tỷ trọng của mỗi mục đích sử vốn trong nông nghiệp, nông thôn. Đề tài xin trình bày tình hình tỷ trọng DSCV qua biểu bảng sau:

Bảng 4.2: Tỷ trọng DSCV NoNT theo mục đích sử dụng vốn trong tổng DSCV NoNT của ngân hàng từ năm 2011-2013

Đơn vị: phần trăm (%) Các mục đích sử dụng vốn 2011 2012 2013 TT, CN 11,06 11,79 11,89 NT TS 13,34 12,06 10,37 ĐB HS 0,32 0,27 0,02 TM LT 22,57 20,59 21,49 TM café 0,05 0,03 0,09 CB, BQ No 19,78 21,01 6,51 Phát triển NoNT 2,26 3,65 3,98 Làm đƣờng nông thôn 0 0 0,01 XD TĐ 0 0 0,04 Khác 30,62 30,61 45,60

Nguồn: Phòng tín dụng NHNo & PTNT thành phố Cần Thơ từ năm 2011-2013

Từ biểu đồ trên ta có thể thấy rằng: tỷ trọng DSCV theo mục đích sử dụng vốn NoNT chiếm tỷ trọng cao là các lĩnh vực: trồng trọt, chăn nuôi (năm 2011 là 11,06%; năm 2012: 11,79%; năm 2013 11,89%); nuôi trồng thủy sản (năm 2011:13,34%; năm 2012:12,06%; năm 2013 là 10,37%); thu mua lƣơng thực (năm 2011: 22,57%; năm 2012:20,59%; năm 2013:21,49%); chế biến, bảo quản nông nghiệp (năm 2011:19,78%; năm 2012: 21,01%; năm 2013 là 6,51%) và cho vay khác liên quan đến NoNT chiếm tỷ trọng cao nhất qua các năm. Các mục đích sử dụng vốn NoNT trên vẫn chiếm tỷ trọng lớn qua các năm phân tích, dù có

54

chuyển biến nhƣng cũng không có sự chênh lệch quá lớn qua các năm.Chỉ có DSCV chế biến, bảo quản nông nghiệp là có sự giảm lớn trong giai đoạn 2012- 2013. Để hiểu chi tiết hơn về từng lĩnh vực, đề tài xin phân tích cụ thể những mục đích cho vay NoNT có tỷ trọng cao nhất trong DSCV NoNT, trừ mục đích cho vay khác vì bao gồm nhiều lĩnh vực có DSCV nhỏ gộp chung lại không cụ thể từng lĩnh vực nên không phân tích, thì còn lại các lĩnh vực sẽ đƣợc phân tích: cho vay trồng trọt, chăn nuôi; cho vay nuôi trồng thủy sản; cho vay thu mua lƣơng thực, cho vay chế biến, bảo quản nông nghiệp

4.1.2.1 Phân tích hoạt động cho vay trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi

Trồng trọt chăn nuôi đóng một vai trò quan trọng đối với nền kinh tế nói chung và kinh tế nông nghiệp Việt Nam nói riêng. Mỗi năm, sản lƣợng lúa gạo, ngô, khoai, sắn, cà phê, thịt heo, thịt bò, gia cầm… góp phần không nhỏ vào sự tăng trƣởng GDP hàng năm của nƣớc Việt Nam. Đồng bằng Sông Cửu Long, đƣợc xem là “vựa lúa” của cả nƣớc với sản lƣợng năm 2013 là 24.850.000 tấn chiếm 56,3% trong tổng sản lƣợng lúa của cả nƣớc, là vùng trồng trái cây trọng điểm của cả nƣớc với sản lƣợng trái cây hơn 3 triệu tấn và là vùng đóng góp sản lƣợng thịt heo, bò, gia cầm lớn trong cả nƣớc. Nên ngân hàng rất chú trọng nên những đối tƣợng khách đi vay với mục đích kinh doanh sản xuất trồng trọt chăn nuôi. Sau đây là bảng tình hình hoạt động cho vay lĩnh vực này

Bảng 4.3: Tình hình hoạt động cho vay trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi từ năm 2011-2013 của NHNo & PTNT thành phố Cần Thơ

ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu Năm So sánh 2012-2011 So sánh 2013-2012 2011 2012 2013 Tuyệt đối Tƣơng đối (%)

Tuyệt đối Tƣơng đối (%) DSCV 578.647 753.647 810.064 175.000 30,24 56.417 7,49 DSTN 509.026 633.860 710.211 124.834 24,52 76.351 12,05 DN 515.177 617.462 761.430 102.285 19,85 143.968 23,32 NQH 51.194 26.927 26.359 (24.267) (47,40) (568) (2,11)

Nguồn: Phòng tín dụng NHNo & PTNT thành phố Cần Thơ từ năm 2011-2013

Doanh số cho vay

Ngành trồng trọt chăn nuôi tiếp tục phát triển qua các năm, với tốc độ đô thị hóa nhanh chóng, các cơ sở trồng trọt, chăn nuôi đang giảm dần mô hình canh tác nhỏ lẻ, từng bƣớc hình thành các cơ sở canh tác tập trung theo hƣớng an toàn sinh học, công nghiệp hóa hiện đại hóa. Năm 2011, DSCV là 578 tỉ đồng. Đến

55

năm 2012 ngành trồng trọt chăn nuôi, đƣợc đánh giá là thành công trong ngành nông nghiệp khi sản lƣợng và giá trị vẫn tăng ổn định, đặc biệt là sự bức phá trong sản lƣợng lúa gạo, với dấu hiệu tăng trƣởng liên tục không có biến động lớn giá cả đầu ra cũng nhƣ đầu vào trong giai 2011-2012; ngành trồng trọt, chăn nuôi tạo niềm tin lớn đối với ngân hàng nên các hợp đồng tín dụng diễn ra dễ dàng. Do đó, tốc độ tăng DSCV trồng trọt, chăn nuôi tăng đến 30,24% so với năm 2011, tăng 175 tỉ đồng, DSCVnăm 2012 là 753,6 tỉ đồng,.

Đến năm 2013, tình hình thời tiết bất thƣờng, dịch bệnh lở mồm lông móng ở heo bò, dịch cúm ở gà, bệnh vàng lùn xoắn lá lúa và một số bệnh dịch khác thƣờng xuyên xảy ra hơn. Hơn nữa, giá cả nguyên liệu, thức ăn chăn nuôi, con giống có chiều hƣớng tăng cao, nhất là con giống tăng mạnh nhƣng giá đầu ra sản phẩm lại không tăng tƣơng xứng, nhất là gà, vịt và một số gia cầm khác.Ảnh hƣởng đến lợi nhuận và khả năng tái đầu tƣ sản xuất của các nông hộ và trang trại. Điều này đã làm không ít đối tƣợng canh tác trồng trọt, chăn nuôi phải chuyển đổi cơ cấu sản xuất qua lĩnh vực khác.Tình hình trên đã làm nhu cầu vốn sản xuất lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi giảm. Bên cạnh đó, ban lãnh đạo ngân hàng ra quyết định chắt lọc cho vay đối với đối tƣợng canh tác lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi cho những khách hàng có những phƣơng án sản xuất có thể vƣợt qua tình hình khó khăn này, đủ khả năng phòng chống dịch bệnh và thời tiết. Do tình hình trên, DSCV năm 2013 vẫn tăng nhƣng với tốc độ chậm hơn khá nhiều so với giai đoạn vừa rồi. DSCV trồng trọt, chăn nuôi là hơn 810 tỉ đồng, tăng 56,4 tỉ đồng, tƣơng đƣơng 7,49% so với năm trƣớc.

Doanh số thu nợ

Khách hàng cho vay ở lĩnh vực này đa số là trồng lúa gạo, cây ăn trái, nuôi bò, heo, gia cầm với quy mô chiếm đa số là vừa và nhỏ nên có thể thu hồi vốn rất nhanh chính vì thế nên đa số khách hàng vay chủ yếu là ngắn hạn. Nhìn chung, tình hình thu nợ ngành trồng trọt, chăn nuôi không có nhiều sự biến động. DSTN qua các năm vẫn tăng, nhƣng tốc độ tƣơng đối không ổn định vì tốc độ tăng DSTN giai đoạn 2012-2013 chậm hơn so với giai đoạn 2012-2011. DSTN năm 2011 là 509 tỉ đồng, đến năm 2012 DSTN lên đến gần 634 tỉ đồng, tăng gần 125 tỉ đồng, tức tăng 24,52% so với năm 2011, có đƣợc tình hình này giá gạo trong giai đoạn 2011-2012 rất ổn định nhƣng sản lƣợng lại tăng, giá trái cây ăn quả vẫn tăng với tốc độ bình ổn nên tình hình kinh doanh sản xuất của các nông hộ rất khả quan mang lại lợi nhuận và có khả năng thanh toán nợ đúng thời hạn hoặc trƣớc hạn cho ngân hàng.

56

Đến năm 2013, DSTN tăng với tốc độ chậm lại vì giá gạo bắt đầu xuống thấp, giá trị xuất khẩu cũng giảm, mà sản lƣợng vẫn tăng, “bài ca đƣợc mùa mất giá” là điều không mong muốn của Nhà nƣớc và với ngƣời nông dân, chi phí đầu tƣ lớn nhƣng thu nhập từ đầu ra lại thấp, ảnh hƣởng đến khả năng trả nợ của họ. Nhƣng DSTN năm nay là 710 tỉ đồng, vẫn tăng 76,3 tỉ đồng vì giá cả thịt heo, bò tăng trở lại. Đặc biệt là thịt heo, giá heo hơi liên tục tăng mạnh trong giai đoạn này, heo giống “sốt” hàng, mức giá cao nhất trong hơn 2 năm vừa qua, tạo động lực giúp nhiều hộ chăn nuôi đẩy mạnh tái đàn, phục vụ nhu cầu đang tăng vì dịch cúm gia cầm đang có chiều hƣớng quay lại, nên ngân hàng thu nợ rất tốt đối với các đối tƣợng chăn nuôi heo, bù lại cho những đối tƣợng khó thu nhƣ trồng lúa gạo, hay chăn nuôi gia cầm. Tốc độ tăng DSTN của trồng trọt, chăn nuôi là 12,05% so với năm trƣớc đó.

Dư Nợ

Ngành trồng trọt, chăn nuôi có tỷ trọng không chiếm ƣu thế trong tổng DN của ngân hàng nhƣng lại có tốc độ tăng rất ổn định qua các năm phân tích. Năm 2011, tổng DN là 515 tỉ đồng, đến năm 2012 con số đó lên đến 617,4 tỉ đồng, tăng 102 tỉ đồng, tức tăng 19,85%. Sang năm 2013, tổng DN là 761,4 tỉ đồng, tăng gần 144 tỉ đồng, tƣơng đƣơng 23,32% so với năm trƣớc đó. Mặc dù tốc độ tăng DSCV trong giai đoạn 2012-2013 giảm nhƣng một phần thời hạn trong những hợp đồng tín dụng khác nhau và một phần một số ngành trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi kinh doanh không hiệu quả nên rất ít khách hàng trả nợ trƣớc hạn hoặc xin gia hạn nợ làm cho dƣ nợ trong lĩnh vực này có xu hƣớng tăng qua các năm phân tích

Nợ quá hạn

Ngành trồng trọt, chăn nuôi là ngành có tỷ lệ rủi ro tín dụng khá cao, nhƣng với kinh nghiệm và nghiệp vụ chuyên môn nhƣ thẩm định và quản lý món vay của các CBTD ngân hàng rất hiệu quả, nắm bắt tình hình thị trƣờng kinh tế nên việc chắt lọc khách hàng trong lĩnh vực này khá hiệu quả. Bên cạnh đó, trong những năm phân tích thì mỗi năm đều có những mặt hàng kinh doanh hiệu quả. Năm 2012, giá trị xuất khẩu gạo tăng cao và thị trƣờng tiêu thụ trong và ngoài nƣớc không hề giảm trong tình trạng giá gạo tăng. Năm 2013, thịt heo tăng giá trở lại sao một năm mất giá, thêm vào đó là thị trƣờng trong nƣớc tăng mạnh tiêu thụ vì dịch cúm gia cầm trở lại. Nhìn chung tổng quát ngành trồng trọt, chăn nuôi kinh doanh, sản xuất tƣơng đối hiệu quả. Đa số các đối tƣợng khách hàng vay vốn trong ngành này đủ khả năng thanh toán nợ biểu hiện là NQH ngành này giảm

57

qua các năm nhƣng với tốc độ không đều, năm 2012-2011 có tốc độ giảm nhanh, nhƣng giai đoạn 2013-2012 tốc độ chậm lại khá nhiều. Năm 2011, NQH là 51,2 tỉ đồng; đến năm 2012, NQH chỉ còn 27 tỉ đồng, giảm hơn 24 tỉ đồng, tức giảm 47,4% so với năm 2011. Năm 2013, NQH giảm không đáng kể, NQH năm này là 26,3 tỉ đồng, giảm 568 triệu đồng, tƣơng đƣơng giảm 2,11%.

4.1.2.2 Phân tích hoạt động cho vay trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản

Hiện nay, ngành nuôi trồng thủy sản đƣợc xem là một trong những ngành mũi nhọn của nƣớc Việt Nam vì giá trị xuất khẩu thủy sản đóng góp một phần quan trọng vào tổng thu nhập quốc dân của cả nƣớc. Nhà nƣớc luôn khuyến khích các tổ chức tín dụng tập trung vào ngành có nhiều tiềm năng phát triển này. NHNo & PTNT thành phố Cần Thơ cũng không ngoại lệ, sau đây là tình hình hoạt động tín dụng tại ngân hàng trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản từ năm 2011- 2013

Bảng 4.4: Tình hình hoạt động cho vay trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản từ năm 2011-2013 của NHNo & PTNT thành phố Cần Thơ

ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu

Năm So sánh 2012-2011 So sánh 2013-2012

2011 2012 2013 Tuyệt

đối đối (%) Tƣơng Tuyệt đối đối (%) Tƣơng DSCV 697.573 770.713 706.793 73.140 10,48 (63.920) (8,29) DSTN 721.155 685.513 678.014 (35.642) (4,94) (7.499) (1,09) DN 493.725 566.176 602.487 72.451 14,67 36.311 6,41 NQH 96.367 41.180 38.453 (55.187) (57,27) (2.727) (6,62)

Nguồn: Phòng tín dụng NHNo & PTNT thành phố Cần Thơ từ năm 2011-2013

Doanh số cho vay

Ngành nuôi trồng thủy sản tuy có đa dạng về mặt sản phẩm nhƣng 2 mặt hàng có giá trị xuất khẩu và chiếm tỷ trọng cao nhất đó là tôm và cá tra. Do đó tình hình biến động sản xuất, kinh doanh 2 loại sản phẩm này tác động mạnh mẽ đến hoạt động cho vay của ngành nuôi trồng thủy sản. Năm 2011 các đối tƣợng kinh doanh cá tra chia thành 2 khuynh hƣớng rõ rệt đó là doanh nghiệp lớn thì có lãi; doanh nghiệp vừa và nhỏ hay ngƣời nông dân thì lỗ nặng. Các tỉnh thành nhƣ: An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ là những địa điểm có sản lƣợng cá tra cao nhất nƣớc Việt Nam, trong những năm vừa qua thì có sản lƣợng đều bằng hay vƣợt chỉ tiêu đề ra. Tuy số lƣợng hộ canh tác sản xuất thì nhiều nhƣng giá cả thị trƣờng trong nƣớc luôn bấp bên mà giá cả nguyên liệu đầu vào lại có chiều hƣớng tăng

58

cao khiến nhiều đối tƣợng kinh doanh sản xuất cá tra phải “treo ao” do những ảnh hƣởng trên, rơi vào cảnh nợ nần không có vốn tái đầu tƣ, số hộ chịu lỗ ngày càng tăng cao khiến ngƣời nông dân mệt mỏi chán nản với ngành nghề này. Nhƣng đối với thị trƣờng ngoài nƣớc thì giá cả lại cao ngất ngƣởng (3-6 đô la Mỹ/ kg cá tra phi lê), trong những năm vừa qua thì các doanh nghiệp lớn có lợi thế về quy mô và chế biến lại “ăn lớn” trong khi các doanh nghiệp vừa và nhỏ hay các hộ nông dân lại “đói” trong ngành này. Tình hình trên cũng gây không ích khó khăn trong quyết định cho vay của ngân hàng, vì mục tiêu phát triển ngành nông nghiệp, nông thôn và mang lợi ích, giải phóng tình trạng “khát vốn”, tạo cơ hội tái đầu tƣ sản xuất đến các hộ nông dân và các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhƣng lại phải đảm bảo hạn chế rủi ro, mang lợi nhuận đến ngân hàng. Vì nếu thẩm định theo đúng tiêu chuẩn của ngân hàng đề ra thì chỉ có các doanh nghiệp lớn đƣợc cho vay, còn các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoặc các nông hộ thì không đủ điều kiện, quyết định cho vay cho những đối tƣợng này điều không dễ dàng đối với tình hình hoạt động cho vay nên tình hình này trong các năm phân tích có nhiều chuyển biến phức tạp. Ngành tôm trong giai đoạn 2011-2012, điêu đứng với dịch bệnh chết tôm sớm, hơn nữa các chi phí thuốc thú y tăng cao; ngành tôm cần một lƣợng vốn lớn để mƣớn các kỹ sƣ chăn nuôi tìm ra nguyên nhân của dịch bệnh và khống chế sự phát tán lan rộng của “hội chứng chết tôm sớm”. Năm 2011, DSCV là 697,5 tỉ đồng. Sang năm 2012, trong bối cảnh nền kinh tế thế giới tiếp tục bị ảnh hƣởng bởi khủng hoảng tài chính, kinh tế thế giới kéo dài, đặc biệt là các nƣớc thuộc khối Châu Âu (thị trƣờng xuất khẩu chính của thủy sản Việt Nam) nhiều nƣớc nhập khẩu dựng lên các hàng rào thƣơng mại, rào cản kỹ thuật nhằm hạn chế nhập khẩu đã gây ảnh hƣởng đến xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Bên cạnh đó, tình hình khó khăn của kinh tế trong nƣớc đã ảnh hƣởng đến sản xuất, giá vật tƣ, nguyên liệu đầu vào liên tục tăng, đây cũng là hiện tƣợng chung đối với hai mặt hàng cá tra và tôm. Do đó, nhu cầu vốn trong giai đoạn này tƣơng đối lớn, ngành nuôi trồng thủy sản cần sự hợp tác của các tổ chức tín dụng nhƣng với tình hình kinh tế và thị trƣờng thì ngân hàng cũng rất cẩn thận trong việc chọn lựa khách hàng.DSCV trong giai đoạn 2011-2012 tăng, tăng hơn 73 tỉ đồng, tức tăng 10,48% so với năm 2011, DSCV năm 2012 là 770,7 tỉ đồng.

Sang năm 2013, tổng quan của ngành nuôi trồng thủy sản đã chuyển biến khả quan trở lại, ngành tôm đã dần khởi sắc vì ngƣời dân đã tìm ra nguyên nhân dịch bệnh “Hội chứng chết tôm sớm” và giải quyết vấn đề này; nhờ đó mà ngành tôm bắt đầu khôi phục và phát triển mạnh trong những tháng cuối năm, nhƣng ngành cá tra vẫn tiếp tục “nằm dài” trong tình trạng khó khăn và chƣa có dấu hiệu

59

tích cực. Từ đầu năm, ngành nuôi cá tra liên tục gặp khó khăn, ngƣời nuôi cá tra nhỏ lẻ liên tục thua lỗ do giá thƣơng phẩm giảm thấp hơn giá thành sản xuất. Đến cuối quý III, giá có nhích lên nhƣng không cải thiện đƣợc tình hình. Hiệu quả sản xuất thấp, lợi nhuận cho doanh nghiệp và ngƣời nuôi không tƣơng xứng với vốn và công sức họ bỏ ra, giá vật từ đầu vào vẫn tăng, việc áp dụng tiến bộ khoa học

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÀNH PHỐ CẦN THƠ (Trang 68 -81 )

×