Tại Bộ Tài chính Australia

Một phần của tài liệu Hoạt động thanh tra tài chính đối với các doanh nghiệp nhà nước của thanh tra bộ tài chính (Trang 42)

4. Kết cấu luận văn

1.4.3. Tại Bộ Tài chính Australia

Là một cơ quan trung ương của Chính phủ Australia, Bộ Tài chính đóng một vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ Chính phủ trên một loạt các lĩnh vực chính sách để đảm bảo kết quả của nó được đáp ứng, đặc biệt là liên quan đến chi phí, quản lý tài chính với các hoạt động của Chính phủ.

Tại Bộ Tài chính có Ủy ban Kiểm toán nội bộ (các Bộ không tổ chức cơ quan Thanh tra) có trách nhiệm báo cáo Bộ Tài chính việc chi tiêu của tất

33

cả các đơn vị thuộc Bộ. Trưởng Ban Kiểm toán nội bộ (là Phó tổng thư ký Ủy ban Kiểm toán nội bộ), cấp điều hành, lập kế hoạch, có thể báo cáo trực tiếp cho Bộ trưởng nếu được yêu cầu, có nhiệm vụ phát triển và quản lý quá trình thực hiện kế hoạch kiểm toán nội bộ hàng năm thực hiện bởi kiểm toán độc lập, báo cáo kết quả mỗi cuộc họp Uỷ ban kiểm toán cho Bộ trưởng Bộ Tài chính và Ban điều hành.

Phương pháp kiểm toán nội bộ: Chủ yếu sử dụng phương pháp tiếp cận là xác định và quản lý rủi ro. Các thông điệp chính: Xác định rủi ro và quản lý củng cố mọi hoạt động, quản lý nhà nước, quản lý dự án, các kế hoạch kinh doanh và cung cấp kiểm toán nội bộ. Công việc kiểm toán được tập trung vào các rủi ro, hạn chế được các rủi ro và phát hiện được những rủi ro mới.

Bài học đối với Việt Nam: Tăng cường công tác thanh tra tài chính đối với các các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Tài chính, đặc biệt chú trọng đến các DNNN thuộc Bộ quản lý; áp dụng phương pháp tiếp cận rủi ro trong hoạt động thanh tra tài chính.

34 CHƯƠNG 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Phương pháp nghiên cứu được sử dụng

2.1.1. Phương pháp phân tích

Phân tích là mổ xẻ, đi sâu vào chi tiết của vấn đề, hiện tượng kinh tế - xã hội, quá trình diễn biến, thực hiện hành vi... để tìm ra mối liên quan của các thành phần bên trong và tác động từ bên ngoài đến vấn đề đó. Phân tích trước hết là phân chia cái toàn thể của đối tượng nghiên cứu thành những bộ phận, những mặt, những yếu tố cấu thành giản đơn hơn để nghiên cứu, phát hiện ra từng thuộc tính và bản chất của từng yếu tố đó, và từ đó giúp chúng ta hiểu được đối tượng nghiên cứu một cách rõ ràng, mạch lạc hơn, nắm và hiểu được cái chung phức tạp và từng yếu tố, bộ phận ấy.

Khi phân chia đối tượng nghiên cứu cần phải: Xác định tiêu thức để phân chia; Chọn điểm xuất phát để nghiên cứu; Xuất phát từ mục đích nghiên cứu để tìm thuộc tính riêng và chung.

Trong Luận văn của mình, tác giả đã sử dụng phương pháp phân tích trong quá trình tiếp cận với đối tượng nghiên cứu là hoạt động thanh tra tài chính đối với các DNNN. Để hiểu được hoạt động thanh tra tài chính đối với DNNN là gì, trước tiên chúng ta cần phải hiểu được các khái niệm về DNNN và thế nào là thanh tra, thanh tra tài chính.

Phương pháp phân tích không chỉ được tác giả sử dụng triệt để trong Chương 1 khi đề cập đến các vấn đề mang tính lý luận mà còn được tác giả sử dụng trong hầu hết các phần còn lại của Luận văn.

2.1.2. Phương pháp tổng hợp

Tổng hợp là quá trình ngược lại với phân tích, nhưng lại hỗ trợ tích cực cho quá trình phân tích để tìm ra cái chung, cái khái quát. Từ những kết quả nghiên cứu từng mặt, từng sự kiện, từng tình tiết... chúng ta phải tổng hợp lại

35

để có nhận thức đầy đủ, đúng đắn cái chung, tìm ra được bản chất, quy luật vận động, phát sinh, phát triển của đối tượng nghiên cứu.

Phân tích và tổng hợp là hai phương pháp gắn bó chặt chẽ, quy định và bổ sung cho nhau trong nghiên cứu. Phương pháp tổng hợp giúp tác giả đưa ra những nhận định và đánh giá khái quát về vấn đề nghiên cứu trong luận văn của mình. Ngay từ Chương 1, khi giới thiệu tổng quan về tình hình nghiên cứu, từ việc đề cập đến các công trình nghiên cứu về công tác thanh tra, tác giả đã tóm tắt, tổng hợp lại những vấn đề chính có liên quan về công tác thanh tra, kiểm tra tài chính nói chung và công tác thanh tra của Thanh tra Bộ Tài chính nói riêng. Các nhận định, đánh giá rút ra từ quá trình tổng hợp là cơ sở cho việc đổi mới và hoàn thiện công tác tài chính nói chung và hoạt động thanh tra tài chính đối với các DNNN nói riêng.

2.1.3. Phương pháp thống kê mô tả và nghiên cứu tài liệu

Thống kê là một hệ thống các phương pháp bao gồm thu thập, tổng hợp, trình bày số liệu, tính toán các đặc trưng của đối tượng nghiên cứu nhằm phục vụ cho quá trình phân tích, dự đoán và ra quyết định.

Thống kê mô tả là phương pháp có liên quan đến việc thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán và mô tả các đặc trưng khác nhau để phản ánh một cách tổng quát đối tượng nghiên cứu, ở đây chính là hoạt động thanh tra tài chính đối với các DNNN của Thanh tra Bộ Tài chính. Các phương pháp thống kê mô tả, thống kê phân tích được sử dụng trong quá trình nghiên cứu luận văn để phân tích thực trạng hoạt động thanh tra tài chính đối với các DNNN của Thanh tra Bộ Tài chính nhằm phản ánh chân thực và chính xác đối tượng nghiên cứu. Các phương pháp này cũng giúp cho việc tổng hợp tài liệu, tính toán các số liệu được chính xác, phân tích tài liệu được khoa học, phù hợp, khách quan, phản ánh được đúng nội dung cần phân tích.

36

Phương pháp nghiên cứu tài liệu: là phương pháp thu thập thông tin hoàn toàn gián tiếp, không tiếp xúc với đối tượng khảo sát.

- Các số liệu thứ cấp được sắp xếp theo từng nội dung nghiên cứu của luận văn.

- Số liệu thứ cấp dạng thô được tổng hợp từ các nguồn tài liệu sẵn có của Bộ Tài chính và Thanh tra Bộ Tài chính thông qua các văn bản hướng dẫn; kế hoạch công tác; báo cáo tổng kết công tác trong giai đoạn từ 2010- 2014 của Bộ Tài chính, Thanh tra Bộ Tài chính; Kế hoạch thanh tra được phê duyệt hàng năm của Thanh tra Bộ Tài chính; Báo cáo tại các Hội nghị ngành Tài chính, Hội nghị tổng kết công tác thanh tra ngành Tài chính...

Các tài liệu này được sử dụng để chắt lọc số liệu, thông tin nhằm phân tích thực trạng hoạt động thanh tra tài chính đối với các DNNN của Thanh tra Bộ Tài chính.

2.1.4. Phỏng vấn chuyên gia:

Phỏng vấn là đưa ra câu hỏi với người đối thoại để thu thập thông tin. Trong phỏng vấn, người đối thoại là các chuyên gia có trình độ chuyên môn, có kinh nghiệm về hoạt động thanh tra tài chính đối với DNNN tại cơ quan Thanh tra Bộ Tài chính, bao gồm: Lãnh đạo Phòng Thanh tra tài chính doanh nghiệp và một số cán bộ, công chức là Trưởng đoàn, thành viên các Đoàn Thanh tra tài chính tại các DNNN thực hiện trong giai đoạn 2010-2014. Các vấn đề thảo luận, phỏng vấn là thực trạng và những vấn đề vướng mắc, bất cập trong quá trình thực hiện công tác thanh tra tài chính đối với các DNNN tại cơ quan Thanh tra Bộ Tài chính. Phỏng vấn chuyên gia được thực hiện theo hình thức phỏng vấn trực tiếp.

2.2. Địa điểm và thời gian thực hiện nghiên cứu

37

- Thời gian: Dữ liệu thông tin thu thập để phục vụ cho đề tài là dữ liệu phát sinh trong vòng 5 năm (từ năm 2010-2014). Các dữ liệu thu thập đảm bảo độ tin cậy và chính xác.

2.3. Các công cụ được sử dụng, các chỉ tiêu nghiên cứu và cách thức phân tích số liệu thức phân tích số liệu

2.3.1. Các công cụ được sử dụng

Nguồn dữ liệu thu thập được sắp xếp theo từng nội dung nghiên cứu. Số liệu được tổng hợp và phân tích, xử lý với sự hỗ trợ của phần mềm excel; kết quả tổng hợp, xử lý được tập hợp trên các bảng, biểu, hình vẽ, đồ thị phân tích, so sánh... nhằm thể hiện, làm rõ cho các đánh giá, nhận định về hoạt động thanh tra tài chính đối với các DNNN của Thanh tra Bộ Tài chính. Các nhận định qua phỏng vấn được xác minh, đối chiếu với thực tế thực hiện để rút ra các giả thiết, đánh giá và đề xuất.

2.3.2. Các bước thực hiện và thu thập số liệu

Tác giả thực hiện Luận văn theo tuần tự các bước nghiên cứu như sau :

Bước 1: Nghiên cứu tài liệu nhằm xác định khung lý thuyết, cơ sở lý

luận về hoạt động thanh tra tài chính đối với các DNNN.

Bước này chủ yếu phục vụ cho công tác nghiên cứu tại chương 1. Trong chương này tác giả chủ yếu thu thập tài liệu trên các văn bản, quy định về thanh tra, thanh tra tài chính và các quy định về DNNN.

Phần tổng quan tài liệu chủ yếu thu thập thông tin trên các tài liệu; đề tài khoa học, các bài viết, các luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ tham khảo trên thư viện luận văn…

Trong phần này tác giả chủ yếu sử dụng phương pháp thống kê mô tả, phân tích, tổng hợp… để liệt kê, trình bày những khái niệm cơ bản, những nội dung quan trọng liên quan đến hoạt động thanh tra tài chính được đề cập tại chương 1. Phân tích đánh giá những mặt làm được, chưa làm được của các

38

nghiên cứu trước đó để tìm ra những điểm mới mà các tác giả trước chưa thực hiện.

Bước 2: Thu thập tài liệu, số liệu phục vụ phân tích thực trạng công tác

thanh tra tài chính đối với các DNNN của Thanh tra Bộ Tài chính giai đoạn 2010-2014.

Bước này chủ yếu phục vụ cho chương 3. Trong bước này tác giả thu thập số liệu thứ cấp dạng thô trên các báo cáo tổng kết của ngành Tài chính; báo cáo hàng năm của Thanh tra Bộ Tài chính; Phòng Thanh tra tài chính doanh nghiệp, Phòng Xử lý sau thanh tra, Phòng Tổng hợp thuộc Thanh tra Bộ Tài chính. Các số liệu này được xử lý bằng phần mềm Exel.

Trong chương này tác giả sử dụng phương pháp thống kê mô tả, tổng hợp, phân tích để thu thập thông tin, phân tích số liệu về số lượng và chất lượng hoạt động thanh tra tài chính đối với các DNNN của Thanh tra Bộ Tài chính, kết hợp với phỏng vấn chuyên gia để đánh giá những mặt đạt được, hạn chế và tìm ra nguyên nhân của những hạn chế.

Bước 3: Trên cơ sở phân tích thực trạng công tác thanh tra tài chính đối

với các DNNN của Thanh tra Bộ Tài chính, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường hoạt động thanh tra tài chính đối với các DNNN của Thanh tra Bộ Tài chính.

39 CHƯƠNG 3

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TRA TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI CÁC DNNN CỦA THANH TRA BỘ TÀI CHÍNH

GIAI ĐOẠN 2010-2014 3.1. Khái quát về Thanh tra Bộ Tài chính

Thanh tra Bộ Tài chính được thành lập ngày 20/11/1945 theo Nghị định số 56/TC, trong đó Bộ trưởng Bộ Tài chính cử ông Lê Trần Đức làm Tổng Thanh tra Tài chính. Ngày 29/5/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 75-SL quy định tổ chức và bộ máy Bộ Tài chính, tại Điều 1 và Điều 6 quy định thành lập Nha Thanh tra Tài chính.

Trải qua quá trình hoạt động, Thanh tra Bộ Tài chính luôn hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao, góp phần tích cực đóng góp vào thành tích chung của ngành Tài chính. Với bề dày truyền thống, với sự chủ động, sáng tạo, vững vàng trước khó khăn và thử thách, toàn thể cán bộ, công chức Thanh tra Bộ Tài chính luôn đoàn kết, quyết tâm cao trong công tác thanh tra, phát hiện và xử lý vi phạm trong việc chấp hành kỷ luật tài chính.

Ghi nhận những đóng góp tích cực và những kết quả nổi bật của Thanh tra Bộ Tài chính trong hơn 60 năm qua, Chính phủ, Thanh tra Chính phủ, Bộ Tài chính đã tặng thưởng cho Thanh tra Bộ Tài chính nhiều danh hiệu cao quý, trong đó danh hiệu cao quý nhất mà Thanh tra Bộ Tài chính đã đạt được là Huân chương lao động hạng nhất năm 2005, Huân chương độc lập hạng nhì năm 2010, Cờ thi đua Chính phủ năm 2014... và nhiều cán bộ, công chức Thanh tra Bộ Tài chính được công nhận là chiến sỹ thi đua cơ sở, chiến sỹ thi đua ngành Tài chính, chiến sỹ thi đua toàn quốc...

Được sự quan tâm chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ Tài chính, Thanh tra Bộ Tài chính đã thật sự khẳng định được vai trò là công cụ quan trọng, thiết yếu trong công tác quản lý kinh tế - tài chính của ngành.

40

3.1.1. Chức năng, nhiệm vụ của Thanh tra Bộ Tài chính

- Thanh tra Bộ Tài chính là đơn vị thuộc Bộ Tài chính, có chức năng

tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính thống nhất quản lý nhà nước về thanh tra, giải quyết khiếu nại tố cáo, phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; thực hiện thanh tra hành chính đối với các tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý trực tiếp của Bộ Tài chính và thanh tra chuyên ngành trong phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tài chính.

Thanh tra Bộ Tài chính chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ trưởng Bộ Tài chính, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn về công tác, tổ chức và nghiệp vụ của Thanh tra Chính phủ.

- Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Bộ Tài chính được ghi nhận tại

Điều 18 Luật Thanh tra năm 2010, bao gồm:

Thứ nhất, trong quản lý nhà nước về thanh tra thuộc phạm vi quản lý

nhà nước của Bộ Tài chính, Thanh tra Bộ Tài chính có nhiệm vụ, quyền hạn: - Xây dựng kế hoạch thanh tra hàng năm trình Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt; tổ chức thực hiện kế hoạch thanh tra đã được phê duyệt.

- Hướng dẫn nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành đối với các Tổng cục thuộc Bộ Tài chính, Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm, Thanh tra Sở Tài chính.

- Yêu cầu Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc Bộ báo cáo về công tác thanh tra; tổng hợp, báo cáo kết quả về công tác thanh tra thuộc phạm vi quản lý quản lý nhà nước của Bộ.

- Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra của Bộ trưởng Bộ Tài chính, Chánh Thanh tra Bộ Tài chính.

Thứ hai, trong hoạt động thanh tra, Thanh tra Bộ có các nhiệm vụ,

quyền hạn sau:

- Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật và nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý trực tiếp của Bộ Tài chính; thanh tra đối với DNNN do Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định thành lập.

41

- Thanh tra việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn - kỹ thuật, quy tắc quản lý ngành, lĩnh vực của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý nhà nước của ngành, lĩnh vực do Bộ Tài chính phụ trách.

- Thanh tra vụ việc khác do Bộ trưởng Bộ Tài chính giao.

Thứ ba, giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính quản lý nhà nước về công tác giải

quyết khiếu nại, tố cáo; thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

Thứ tư, giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính quản lý nhà nước về công tác

phòng, chống tham nhũng; thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.

Ngoài những nhiệm vụ, quyền hạn trên đây, theo Nghị định số 86/2011/NĐ-CP ngày 22/9/2011 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thanh tra, Nghị định số 82/2012/NĐ-CP ngày 9/10/2012 của

Một phần của tài liệu Hoạt động thanh tra tài chính đối với các doanh nghiệp nhà nước của thanh tra bộ tài chính (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)