Nội dung, phương pháp và quy trình thanh tra tài chính đối với DNNN

Một phần của tài liệu Hoạt động thanh tra tài chính đối với các doanh nghiệp nhà nước của thanh tra bộ tài chính (Trang 29 - 37)

4. Kết cấu luận văn

1.3.2. Nội dung, phương pháp và quy trình thanh tra tài chính đối với DNNN

DNNN

Thanh tra tài chính đối với DNNN được hiểu là công tác thanh tra được tiến hành đối với các hoạt động tài chính của DNNN. Thanh tra tài chính

20

doanh nghiệp có thể được tiến hành bởi bản thân doanh nghiệp - thanh tra nội bộ, hoặc có thể được tiến hành bởi các tổ chức thanh tra chuyên nghiệp (Thanh tra Bộ Tài chính, Thanh tra Sở Tài chính, Thanh tra Chính phủ, Thanh tra thuế...) - thanh tra từ bên ngoài. Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn chỉ đề cập đến hoạt động thanh tra tài chính của tổ chức thanh tra chuyên nghiệp - Thanh tra Bộ Tài chính.

1.3.2.1. Nội dung, phương pháp thanh tra

Nội dung của thanh tra tài chính đối với các DNNN là các hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Các hoạt động tài chính của doanh nghiệp bao gồm rất nhiều nội dung chứa đựng các quan hệ kinh tế đa dạng giữa doanh nghiệp với các chủ thể khác trong xã hội và quan hệ trong nội bộ doanh nghiệp nảy sinh trong quá tình tiến hành sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Tiêu chuẩn (hay căn cứ) để đánh giá các hoạt động tài chính của DNNN trong khi tiến hành thanh tra tài chính là các quy định quản lý nói chung, nhưng trước hết và trực tiếp là các chính sách, chế độ tài chính của nhà nước có liên quan đến DNNN và các quyết định về nhiệm vụ tài chính mà doanh nghiệp phải thực hiện trước Nhà nước và trong nội bộ doanh nghiệp.

Thanh tra tài chính đối với DNNN được tiến hành xem xét tại chỗ (tại doanh nghiệp) và tiến hành sau khi các vụ việc (các hoạt động tài chính của DNNN) đã phát sinh với đòi hỏi phải phân định rõ tính đúng đắn hay sai trái của các hoạt động đó so với quy định của Nhà nước trong các chính sách, chế độ quản lý tài chính đối với DNNN.

Thanh tra tài chính đối với DNNN có thể được thực hiện theo các nội dung cụ thể khác nhau, có thể được tiến hành trong diện hẹp (một DNNN) hay trên diện rộng (một số DNNN), có thể được tiến hành đột xuất hay định kỳ và nhằm những mục đích cụ thể khác nhau của mỗi cuộc thanh tra cụ thể.

21

Các nội dung và phương pháp thanh tra tài chính đối với DNNN cụ thể như sau:

Một là, thanh tra việc xây dựng và ban hành Điều lệ, các quy chế quản lý nội bộ, các tiêu chuẩn, định mức của doanh nghiệp: Xác định danh mục

phải ban hành; thẩm quyền ban hành, thời hạn ban hành; những danh mục, nội dung chưa ban hành, nội dung ban hành không phù hợp, trái với quy định của pháp luật. Xác định các qui chế, tiêu chuẩn, định mức đã ban hành nhưng thực tế không áp dụng hoặc áp dụng không đúng.

Hai là, thanh tra nguồn vốn, bao gồm:

- Thanh tra tình hình vốn chủ sở hữu

+ Về vốn đầu tư của chủ sở hữu: xác định vốn điều lệ của doanh nghiệp, xác định sự tăng, giảm vốn đầu tư của chủ sở hữu.; đánh giá khả năng về vốn đầu tư của chủ sở hữu.

+ Việc trích lập và sử dụng các Quỹ tài chính, các nguồn vốn khác: đối chiếu quy định về trích lập, sử dụng, tiếp nhận các quỹ tài chính, các nguồn vốn khác với thực tế để xác định việc trích lập, tiếp nhận và sử dụng các quỹ, các nguồn vốn không đúng quy định.

- Thanh tra nợ phải trả dài hạn: Tổng hợp số nợ vay dài hạn; Phân loại nợ phải trả (nợ trong hạn, đến hạn trả, quá thời hạn thanh toán...); Xem xét các mục đích vay, việc sử dụng đảm bảo theo các mục đích vay không? Xác định số phải trả nợ (nợ gốc và lãi vay phải trả) và xem xét khả năng trả nợ.

- Thanh tra nợ phải trả ngắn hạn: Tổng hợp các khoản nợ phải trả; Phân loại các khoản nợ (nợ trong hạn, đến hạn trả, quá thời hạn thanh toán...). Chọn mẫu (hoặc toàn bộ) các khoản nợ phải trả ngắn hạn để xác định nợ không có đối tượng trả, nợ hạch toán không đúng, nợ quá hạn trả. Xác định nguyên nhân, trách nhiệm và kiến nghị xử lý.

22

- Thanh tra tài sản cố định: Xác định tổng giá trị tài sản cố định; Xem xét hiệu quả việc sử dụng; Xác định nguyên nhân sử dụng không hiệu quả, xem xét việc trích khấu hao tài sản cố định theo quy định. Đánh giá việc thực hiện trình tự, thủ tục các dự án đầu tư, bố trí vốn đầu tư và việc thanh quyết toán khối lượng hoàn thành của các dự án đầu tư.

- Đầu tư tài chính dài hạn: Tập hợp các khoản đầu tư vào công ty con,

công ty liên kết, góp cổ phần, mua trái phiếu... Xem xét thủ tục đầu tư tài chính (thẩm quyền phê duyệt, nguồn vốn đầu tư tài chính, tiến độ đầu tư, thực tế góp vốn...). Đánh giá hiệu quả đầu tư, khả năng bảo toàn và thu hồi vốn đầu tư, việc trích lập dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài hạn theo quy định.

- Các khoản phải thu: Tập hợp các khoản phải thu dài hạn, phải thu ngắn hạn. Đối chiếu toàn bộ hoặc chọn mẫu các hợp đồng, thỏa thuận đã ký kết giữa doanh nghiệp với khách nợ về thời hạn thanh toán, các điều khoản về xử lý vi phạm để xác định các khoản nợ quá hạn, các khoản tiền phạt do chậm thanh toán (nếu có). Xem xét việc trích lập và sử dụng dự phòng nợ phải thu khó đòi của doanh nghiêp, đối chiếu với quy định của nhà nước. Khi có sự chênh lệch, xác định nguyên nhân và kiến nghị xử lý.

- Hàng tồn kho: Xem xét các phương pháp hạch toán hàng tồn kho doanh nghiệp đang áp dụng, đối chiếu với thực tế tính toán giá trị hàng tồn kho. Xem xét căn cứ trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho; đối chiếu với qui định của nhà nước. Nếu phát hiện doanh nghiệp áp dụng không đúng hoặc không phù hợp các quy định thì xác định rõ nguyên nhân, mức độ sai phạm, kiến nghị xử lý theo quy định.

- Tài sản ngắn hạn, tài sản dài hạn khác: Đối chiếu xác định tính chính xác, thống nhất giữa số liệu trên báo cáo tài chính, sổ kế toán với các căn cứ, tài liệu để làm cơ sở hạch toán đối với từng loại tài sản.

23

Bốn là, thanh tra việc báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, bao gồm:

- Thanh tra việc hạch toán, báo cáo doanh thu và thu nhập khác: Xem xét tính hợp lý, tính thống nhất về doanh thu và thu nhập khác phát sinh trong kỳ. Căn cứ các Luật thuế và qui định của Nhà nước có liên quan để xác định doanh nghiệp đã hạch toán và báo cáo đầy đủ các khoản doanh thu, thu nhập phát sinh trong kỳ. Xác định rõ nguyên nhân chênh lệch (nếu có), kiến nghị xử lý theo qui định.

- Thanh tra việc hạch toán chi phí, gồm: Thanh tra giá vốn hàng bán; Chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí tài chính: Xem xét các căn cứ để hạch toán chi phí, đối chiếu với các qui định pháp luật để xác định tính hợp pháp của mỗi loại chi phí. Đối với các loại chi phí như khấu hao tài sản, chi phí có tỷ lệ khống chế; chi phí trực tiếp cho người lao động cần xem xét, đối chiếu với các qui định pháp luật hiện hành.

- Thanh tra việc hạch toán lợi nhuận và phân phối lợi nhuận: Căc cứ kết quả thanh tra về doanh thu, chi phí, xác định lại lợi nhuận thực hiện trong kỳ, trong đó: Tổng hợp lợi nhuận thực hiện và phân phối lợi nhuận theo báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Tổng hợp lợi nhuận thực hiện và phân phối lợi nhuận theo kết quả thanh tra. Xem xét việc phân phối lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp có phù hợp với các qui định của pháp luật. Nếu có sự khác biệt, xác định rõ nguyên nhân, kiến nghị xử lý theo qui định.

Năm là, thanh tra việc thực hiện nghĩa vụ với Ngân sách Nhà nước, bao gồm:

- Thanh tra việc tự kê khai, tự nộp thuế của doanh nghiệp: Xác định số thuế doanh nghiệp đã kê khai và nộp theo từng loại thuế; Xác định các khoản chậm nộp vào NSNN, nguyên nhân chậm nộp, kiến nghị xử lý. Thực hiện thanh tra toàn bộ/hoặc chọn mẫu hồ sơ khai thuế, phí để phát hiện doanh nghiệp kê khai và nộp thiếu về thuế và các khoản phải nộp khác.

24

- Thanh tra việc hoàn thuế, miễn giảm thuế và các khoản phải nộp NSNN khác: Xem xét tính đúng đắn của các quyết định và các hồ sơ đề nghị hoàn thuế, miễn giảm thuế. Trường hợp doanh nghiệp kê khai được miễn, giảm thuế, cần kiểm tra các điều kiện được miễn, giảm thuế theo qui định của pháp luật, đối chiếu với mức độ đáp ứng của doanh nghiệp để xác định doanh nghiệp có được hưởng ưu đãi hay không.

Khi phát hiện những vi phạm về hoàn thuế, miễn giảm các nghĩa vụ thu nộp NSNN, xác định nguyên nhân, trách nhiệm, kiến nghị xử lý hoặc báo cáo với cơ quan có thẩm quyền xử lý.

Những nội dung thanh tra nêu trên là những nội dung chủ yếu của thanh tra tài chính đối với DNNN. Tùy theo yêu cầu và tính chất từng cuộc thanh tra có thể áp dụng đầy đủ hoặc một trong những nội dung thanh tra nêu trên. Những nội dung thanh tra được xác định như vậy vừa không tách rời các hoạt động tài chính của doanh nghiệp, vừa không tách rời các chính sách và cơ chế quản lý tài chính của nhà nước đối với doanh nghiệp. Thực hiện có kết quả các nội dung kể trên, thanh tra tài chính đối với DNNN sẽ thực sự phát huy được tác dụng quan trọng của nó trong việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước về mặt tài chính đối với doanh nghiệp, đồng thời, góp phần làm lành mạnh tình hình tài chính của các DNNN.

1.3.2.2. Quy trình thanh tra

Quy trình thực hiện công việc một cuộc thanh tra tài chính đối với DNNN tuân thủ theo quy trình chung gồm 4 bước (được mô tả theo Sơ đồ 1.1), cụ thể:

Bước 1: Chuẩn bị và quyết định thanh tra, bao gồm:

- Thu thập thông tin về đối tượng thanh tra từ: kho dữ liệu của cơ quan; từ các báo cáo, phản ánh của các cơ quan truyền thông; thông tin từ các cơ quan quản lý nhà nước trong ngành Tài chính, cơ quan quản lý cấp trên và các

25

cơ quan khác có liên quan; thông tin từ quá trình khảo sát trực tiếp tại đối tượng thanh tra.

- Lập báo cáo khảo sát: bao gồm các thông tin chung về đối tượng thanh tra; thông tin về tình hình tài chính, tài sản và kết quả kinh doanh; nhận định, xác định những nội dung trọng tâm.

- Lập kế hoạch thanh tra: bao gồm mục đích, yêu cầu cuộc thanh tra; nội dung thanh tra, thời kỳ thanh tra, thời hạn thanh tra, đối tượng thanh tra, lực lượng thanh tra và phân công thực hiện.

- Ra quyết định, phê duyệt kế hoạch thanh tra: Chánh Thanh tra Bộ Tài chính hoặc Bộ trưởng Bộ Tài chính xem xét, ký ban hành Quyết định thanh tra và thành lập Đoàn Thanh tra, phê duyệt kế hoạch tiến hành thanh tra.

- Chuẩn bị triển khai thanh tra: Thông báo cho đối tượng thanh tra về kế hoạch triển khai thanh tra; họp Đoàn Thanh tra quán triệt kế hoạch thanh tra và chuẩn bị phương tiện, kinh phí, thiết bị và những điều kiện vật chất cần thiết khác phục vụ cho hoạt động của Đoàn Thanh tra.

Bước 2: Tiến hành thanh tra, bao gồm:

- Công bố quyết định thanh tra: chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày ký quyết định thanh tra. Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm công bố quyết định thanh tra với đối tượng thanh tra. Việc công bố Quyết định thanh tra phải được lập thành Biên bản, ký giữa Trưởng đoàn thanh tra và Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra.

- Thực hiện thanh tra theo các nội dung và phương pháp thanh tra đã trình bày trên. Thực hiện thanh tra do Đoàn thanh tra tiến hành, cụ thể gồm: Thu thập thông tin; nghiên cứu, phân tích, xem xét, xử lý thông tin và số liệu để phát hiện những vấn đề có mâu thuẫn; nhận định những việc làm đúng, những sai phạm, làm rõ bản chất, nguyên nhân và trách nhiệm của tập thể, cá nhân đối với từng sai phạm; ký biên bản làm việc về tình hình, số liệu theo

26

từng nội dung, sự việc dự kiến kết luận với đối tượng thanh tra; đối chiếu tình hình, số liệu đã ký xác nhận, đã thu thập được với chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức và diễn biến thực tế, đưa ra dự kiến kết luận về sự việc được phát hiện; củng cố chứng cứ qua yêu cầu giải trình, đối thoại chất vấn, thẩm tra xác minh, làm việc với các cơ quan liên quan nếu cần thiết.

- Lập Biên bản thanh tra với thủ trưởng đơn vị được thanh tra, trong đó nêu rõ kết quả từng nội dung thanh tra; nguyên nhân và chứng cứ.

Bước 3: Kết thúc thanh tra

- Báo cáo kết quả thanh tra: chậm nhất là 15 ngày, kể từ ngày kết thúc cuộc thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra lập, ký và gửi người ra quyết định thanh tra báo cáo kết quả thanh tra. Báo cáo kết quả thanh tra nêu rõ kết quả công việc theo kế hoạch thanh tra đã được duyệt, những ý kiến giải trình của đối tượng thanh tra; đề xuất những nội dung kiến nghị xử lý về kinh tế, hành chính, pháp luật với đối tượng thanh tra.

- Dự thảo kết luận thanh tra: do Trưởng đoàn lập theo chỉ đạo của Chánh Thanh tra Bộ Tài chính. Trưởng đoàn thanh tra tổ chức lấy ý kiến tham gia của các thành viên Đoàn Thanh tra vào báo cáo Kết quả thanh tra và dự thảo Kết luận thanh tra.

- Kết luận thanh tra và lưu hành kết luận thanh tra:

Chậm nhất 15 ngày kể từ ngày nhận được Báo cáo kết quả thanh tra, người ra quyết định thanh tra (Chánh Thanh tra Bộ Tài chính hoặc Bộ trưởng Bộ Tài chính) phải ra văn bản kết luận thanh tra.

Kết luận thanh tra phản ánh kết quả kiểm tra, xác minh về từng nội dung thanh tra; kết luận về việc thực hiện chính sách, pháp luật; xác định rõ tính chất, mức độ vi phạm, nguyên nhân, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm; kiến nghị các biện pháp xử lý vi phạm pháp luật; kiến nghị sửa đổi, bổ sung, ban hành hoặc hủy bỏ quy định cho phù hợp với yêu cầu quản lý (nếu có).

27 Bước 4: Xử lý sau thanh tra

- Bàn giao, lưu trữ hồ sơ thanh tra. - Họp rút kinh nghiệm Đoàn Thanh tra.

- Theo dõi, đôn đốc, xử lý các kiến nghị qua công tác thanh tra của Đoàn Thanh tra.

Một phần của tài liệu Hoạt động thanh tra tài chính đối với các doanh nghiệp nhà nước của thanh tra bộ tài chính (Trang 29 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)