4. Kết cấu luận văn
3.3.2. Những tồn tại trong hoạt động thanh tra tài chính đối với DNNN của Thanh
DNNN của Thanh tra Bộ Tài chính
Kết quả công tác tài chính đối với các DNNN của Thanh tra Bộ Tài chính giai đoạn 2010-2014 đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, đóng góp không nhỏ trong thành tích công tác thanh tra nói chung của Thanh tra Bộ Tài chính. Tuy nhiên, bên cạnh những thành quả đã đạt được, cũng cần phải kể đến một số những tồn tại, hạn chế cần khắc phục:
3.3.2.1. Về lựa chọn đối tượng lập kế hoạch thanh tra hàng năm
- Việc lựa chọn đối tượng lập kế hoạch thanh tra hàng năm là các DNNN của Thanh tra Bộ Tài chính còn mang tính hình thức, dựa vào cảm tính, kinh nghiệm của cán bộ đảm nhiệm công tác xây dựng kế hoạch. Số liệu về tình hình tài chính của các DNNN do Thanh tra Bộ Tài chính nắm chưa đầy đủ, toàn diện và mang tính tổng thể.
- Việc thu thập thông tin về các DNNN từ các bên liên quan vẫn còn rất hạn chế, Thanh tra Bộ chưa có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ và chia sẻ dữ liệu từ các cơ quan, đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ để cập nhật kịp thời về tình hình tài chính của các DNNN. Hiện tại, chỉ trong giai đoạn lập Kế hoạch thanh tra, khi cần thông tin về DNNN nào thì Thanh tra Bộ mới đề nghị Cục Tài chính doanh nghiệp cung cấp các báo cáo của doanh nghiệp và số liệu quản lý của Cục Tài chính doanh nghiệp.
- Việc lựa chọn đối tượng thanh tra chưa có sự phân tích kết quả giám sát về tình hình tài chính và kết quả hoạt động của các DNNN. Thời gian trình phê duyệt Kế hoạch thanh tra hàng năm thường kéo dài hơn so với quy định. Thời điểm Bộ duyệt Kế hoạch thanh tra hàng năm của Thanh tra Bộ Tài chính trong những năm gần đây đều chậm hơn so với quy định vài ngày.
65
- Việc xử lý chồng chéo, trùng lắp đối tượng thanh tra trong kế hoạch thanh tra với các đơn vị liên quan còn bị động, chạy theo kế hoạch kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước và Kế hoạch thanh tra của Thanh tra Chính phủ.
3.3.2.2. Trùng lắp, chồng chéo đối tượng trong quá trình thực hiện thanh tra
Mặc dù đã có Kế hoạch thanh tra được phê duyệt, nhưng trong quá trình triển khai thực hiện công tác thanh tra tài chính hàng năm của Thanh tra Bộ Tài chính vẫn phát sinh trùng lắp, chồng chéo về đối tượng thanh tra giữa Thanh tra Bộ Tài chính với các cơ quan thanh tra, kiểm tra khác của Nhà nước như Thanh tra Chính phủ, Kiểm toán Nhà nước, Thanh tra Tổng cục Thuế... Một số trường hợp khi có sự trùng lắp buộc phải hủy bỏ kế hoạch thanh tra đối với một số đối tượng, gây biến động trong công tác thanh tra của Thanh tra Bộ Tài chính.
Bảng 3.4. Số cuộc thanh tra tài chính đối với DNNN của Thanh tra Bộ Tài chính giai đoạn 2010-2014
Đơn vị tính: cuộc
Năm Kế hoạch phê duyệt Số thực hiện Tỷ lệ
Năm 2010 5 3 60%
Năm 2011 7 5 71%
Năm 2012 6 5 83%
Năm 2013 7 6 86%
Năm 2014 4 3 75%
Nhìn bảng 3.4 ta có thể thấy: Tỷ lệ đơn vị tiến hành thanh tra so với Kế hoạch thanh tra hàng năm đã được phê duyệt trong một số năm rất thấp. Trong năm 2010, số cuộc thanh tra đối với các DNNN được phê duyệt là 5 đơn vị, số
66
cuộc thanh tra đã thực hiện trong năm là 3 đơn vị, đạt tỷ lệ 60%. Năm 2011, thực hiện được 5 cuộc thanh tra trên tổng số 7 DNNN được phê duyệt, đạt tỷ lệ 71%. Năm 2012, thực hiện được 5 cuộc thanh tra đối với DNNN trên tổng số 6 đơn vị được phê duyệt, đạt tỷ lệ 83%. Năm 2013, thực hiện thanh tra được 6 DNNN trên tổng số 7 cuộc thanh tra được phê duyệt, đạt tỷ lệ 86%. Năm 2014, thực hiện thanh tra được 3 cuộc thanh tra trên tổng số 4 cuộc thanh tra được phê duyệt, đạt tỷ lệ 75%. Số cuộc thanh tra không thực hiện được một số do có sự trùng lắp đối tượng với Thanh tra Chính phủ, hoặc Thanh tra Bộ Xây dựng. Một số đơn vị sau khi nhận được thông báo kế hoạch thanh tra của Thanh tra Bộ Tài chính có đơn đề nghị xin được hoãn thanh tra sang thời gian khác vì các lý do khách quan như đang trong thời gian sắp xếp để cổ phần hóa, hoặc đang trong giai đoạn cơ cấu nợ...
3.3.2.2. Quy trình thanh tra đối với DNNN chưa phù hợp
Hiện nay, Thanh tra Bộ Tài chính đã xây dựng, trình Bộ trưởng Bộ Tài chính và đã được Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Quy trình thanh tra tài chính tại cac doanh nghiệp (ban hành kèm theo Quyết định số 3140/QĐ-BTC ngày 17/12/2011 của Bộ trưởng Bộ Tài chính). Quy trình này quy định nội dung, trình tự tiến hành thanh tra tài chính đối với mỗi cuộc thanh tra doanh nghiệp, áp dụng chung cho các loại hình doanh nghiệp, bao gồm cả DNNN.
Tuy nhiên, theo các quy định hiện hành thì DNNN có những điểm đặc thù riêng, có những quy định riêng trong công tác quản lý tài chính. Do vậy, những quy định tại Quy trình thanh tra tài chính tại các doanh nghiệp hiện nay đang được áp dụng tại Thanh tra Bộ Tài chính chưa đưa ra được những nội dung chi tiết, trình tự các bước công việc cần thực hiện đối với DNNN, là loại hình doanh nghiệp có đặc thù riêng về quản lý tài chính. Các mẫu biểu tại Quy trình không phù hợp với các quy định mẫu biểu hiện hành do Thanh tra Chính phủ ban hành.
67
3.3.2.3. Số lượng các cuộc thanh tra còn hạn chế, chất lượng các cuộc thanh tra còn chưa cao
- Số lượng các cuộc thanh tra đối với các DNNN của Thanh tra Bộ Tài chính chiếm tỷ lệ rất thấp so với số cuộc thanh tra hàng năm Thanh tra Bộ Tài chính thực hiện.
Bảng 3.5. Số cuộc thanh tra tài chính đối với DNNN của Thanh tra Bộ Tài chính giai đoạn 2010-2014
Đơn vị tính: cuộc
Năm
Số cuộc thanh tra
thực hiện trong năm
Số cuộc thanh tra
DNNN đã thực hiện Tỷ lệ Năm 2010 113 3 3% Năm 2011 112 5 4% Năm 2012 73 5 7% Năm 2013 38 6 16% Năm 2014 51 3 6%
Nhìn vào bảng 3.5 có thể thấy: Năm 2013 là năm mà số cuộc thanh tra DNNN chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng số cuộc thanh tra Thanh tra Bộ Tài chính đã thực hiện nhưng mới chỉ là 16%. Năm 2010, số cuộc thanh tra đối với DNNN của Thanh tra Bộ Tài chính chỉ chiếm 3% trong tổng số các cuộc thanh tra mà Thanh tra Bộ Tài chính đã triển khai thực hiện trong năm.
- Quá trình thực hiện thanh tra trực tiếp tại các DNNN của Thanh tra Bộ Tài chính chưa áp dụng các kỹ thuật phân tích, đánh giá qua các phần mềm hỗ trợ. Việc sử dụng các kỹ năng phân tích các chỉ tiêu trong báo cáo tài chính và phân tích theo các tỷ suất còn chưa được nghiên cứu, đưa vào áp
68
dụng. Việc đánh giá rủi ro và trọng yếu trong cuộc thanh tra DNNN của Thanh tra Bộ Tài chính cũng chưa được xem xét, áp dụng. Việc triển khai các ứng dụng tin học vào phục vụ công tác thanh tra vẫn còn chậm. Đại bộ phận công việc phục vụ cho công tác thanh tra vẫn là các phần mềm thủ công (Excel, Word), chưa có các phần mềm nghiệp vụ hữu hiệu.
- Về số lượng và tỷ lệ thực hiện kiến nghị qua thanh tra tài chính tại các DNNN chưa cao. Công tác xử lý kết luận sau thanh tra chưa quyết liệt: Việc thực hiện công tác xử lý sau thanh tra là vấn đề quan trọng mà các năm qua Thanh tra Bộ Tài chính đã có sự quan tâm, đầu tư nhưng việc đôn đốc thực hiện kiến nghị sau thanh tra cũng còn hạn chế và không đồng đều, dẫn tới sức mạnh của hoạt động thanh tra bị ảnh hưởng, kém hiệu quả. Thời gian thực hiện kiến nghị thanh tra còn kéo dài.
Bảng 3.6. Số thực hiện kiến nghị về tài chính đối với DNNN giai đoạn 2010-2014
Đơn vị tính: triệu đồng
Năm Số kiến nghị Số thực hiện Tỷ lệ
Năm 2010 585.262 215.456 37% Năm 2011 227.311 113.085 50% Năm 2012 419.856 244.701 58% Năm 2013 263.260 128.817 49% Năm 2014 1.255.646 757.250 60% Tổng cộng 2.751.335 1.459.309 53%
69 0 200000 400000 600000 800000 1000000 1200000 1400000 2010 2011 2012 2013 2014 Số kiến nghị Số thực hiện
Biểu đồ 3.2. Số thực hiện kiến nghị về tài chính đối với DNNN giai đoạn 2010-2014
3.2.2.5. Về nội dung thanh tra
- Công tác thanh tra tài chính đối với DNNN của Thanh tra Bộ Tài chính chủ yếu là thanh tra tuân thủ chấp hành các quy định về quản lý tài chính. Việc thực hiện các nội dung thanh tra của cuộc thanh tra tài chính đối với các DNNN hiện nay vẫn đang chú trọng tập trung xác định những sai phạm trong công tác quản lý tài chính của doanh nghiệp để kiến nghị xử lý về tài chính, thu nộp NSNN các khoản thuế và lợi nhuận.
Chưa chú trọng thanh tra đánh giá hiệu quả chính sách quản lý tài chính đối với DNNN. Do vậy, chưa có đề xuất hiệu quả trong việc sửa đổi, bổ sung cơ chế chính sách quản lý tài chính đối với các DNNN.
- Kết quả thanh tra và kết quả chấp hành kết luận thanh tra tài chính đối với DNNN chưa được công khai rộng rãi.