4. Kết cấu luận văn
3.3. Đánh giá hoạt động thanh tra tài chính đối với các DNNN của Thanh tra Bộ Tà
Thanh tra Bộ Tài chính giai đoạn 2010-2014
3.3.1. Kết quả đạt được
Qua tổng kết, đánh giá có thể nhận thấy, giai đoạn 2010-2014, hoạt động thanh tra tài chính đối với các DNNN của Thanh tra Bộ Tài chính đã đạt được các kết quả sau:
Thứ nhất, đánh giá theo từng nội dung thanh tra thì tại mỗi nội dung cụ
thể, Thanh tra Bộ Tài chính đã phát hiện được nhiều dạng sai phạm, tồn tại của DNNN trong công tác quản lý tài chính, cụ thể:
* Về thanh tra việc xây dựng và ban hành Điều lệ, các quy chế quản lý nội bộ, các tiêu chuẩn, định mức của doanh nghiệp
Việc xây dựng, ban hành Điều lệ tổ chức và hoạt động, các quy chế quản lý nội bộ, các tiêu chuẩn, định mức của các DNNN là căn cứ, cơ sở để doanh nghiệp thực hiện các hoạt động.
Thanh tra nội dung này tại các DNNN trong thời gian qua, Thanh tra Bộ Tài chính phát hiện: vẫn còn nhiều doanh nghiệp được thanh tra chưa xây dựng và ban hành các quy chế quản lý nội bộ như: Quy chế quản lý nợ phải thu, phải trả, Quy chế quản lý tài sản, Quy chế trả lương trả thưởng... theo quy định; một số Quy chế nội dung chưa đúng quy định. Một dạng sai phạm khác được phát hiện ở các doanh nghiệp là về ban hành định mức tiêu hao nguyên vật liệu. Một số đơn vị xây dựng định mức tiêu hao nguyên phụ liệu chưa sát với tiêu hao thực tế, có một số sản phẩm mức tiêu hao chỉ bằng 50% định mức tiêu hao nguyên phụ liệu đã được ban hành dẫn đến lãng phí, thất thoát vốn sản xuất kinh doanh.
52
* Về thanh tra nguồn vốn:
- Về tình hình vốn chủ sở hữu: Thực hiện nội dung thanh tra này, tại các cuộc thanh tra tài chính đối với các DNNN, Thanh tra Bộ Tài chính đều có đánh giá cụ thể về tình hình vốn chủ sở hữu. Đối với các DNNN, Nhà nước đòi hỏi các doanh nghiệp này phải có trách nhiệm bảo toàn và phát triển số vốn đó. Theo quy định:
Hệ số bảo toàn vốn (H) = Vốn chủ sở hữu kỳ báo cáo/Vốn chủ sở hữu kỳ trước liền kề. Hệ số H = 1 doanh nghiệp bảo toàn được vốn, H>1 doanh nghiệp phát triển được vốn.
Đánh giá về bảo toàn vốn và phát triển vốn là một trong những nội dung quan trọng khi thanh tra đối với các DNNN. Về cơ bản, các DNNN mà Thanh tra Bộ Tài chính tiến hành thanh tra trong giai đoạn 2010-2014 đều có hệ số bảo toàn vốn lớn hơn hoặc bằng 1, tức là các doanh nghiệp đều bảo toàn được vốn Nhà nước giao. Điển hình có Công ty mẹ - Tổng Công ty xây dựng công trình giao thông 1 có hệ số H = 1,03 lần (238 tỷ đồng/232 tỷ đồng); Công ty mẹ - Tập đoàn Cao su Việt Nam có hệ số H = 1,03; Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam có hệ số H = 2,21…
- Về quản lý nợ phải trả: rất nhiều DNNN qua thanh tra phát hiện các sai phạm như: Doanh nghiệp không thực hiện mở sổ theo dõi đầy đủ các khoản công nợ phải trả gồm cả các khoản lãi phải trả; doanh nghiệp hạch toán không đúng công nợ phải trả; công nợ doanh nghiệp hạch toán phải trả nhưng kiểm tra thực tế không có đối tượng trả; một số DNNN để công nợ quá hạn không trả được...
* Về thanh tra việc quản lý, sử dụng tài sản:
Qua thanh tra nội dung này, Thanh tra Bộ Tài chính đã phát hiện nhiều dạng sai phạm, trong đó phải kể đến các dạng sai phạm phổ biến như:
53
- Về tài sản cố định: các hành vi vi phạm thường phát hiện được bao gồm: hạch toán không đúng khấu hao tài sản cố định như: hạch toán thiếu tài sản cố định, hạch toán thiếu chi phí khấu hao tài sản cố định… làm ảnh hưởng tới việc xác định kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Hạch toán vào chi phí khoản khấu hao TSCĐ không đúng quy định: chi phí khấu hao của tài sản không phục vụ cho hoạt động SXKD, các khoản chi phí khấu hao TSCĐ của máy móc thiết bị trong thời gian không tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh. Chi phí khấu hao của TSCĐ không đủ hồ sơ theo quy định, tài sản không phải của doanh nghiệp nhưng vẫn trích khấu hao, trích khấu hao vượt quy định, công cụ dụng cụ dùng nhiều năm nhưng phân bổ một lần vào chi phí. Chi mua sắm tài sản cố định hoặc nâng cấp tài sản cố định nhưng hạch toán một lần vào chi phí mà không hạch toán tăng tài sản cố định và tính khấu hao theo qui định... Các sai phạm này làm ảnh hưởng đến việc đánh giá kết quả hoạt động của DNNN và số thu nộp NSNNN của doanh nghiệp.
- Về đầu tư tài chính dài hạn: Một số đơn vị thực hiện đầu tư tài chính nhưng không hiệu quả, đầu tư vốn ra ngoài doanh nghiệp bị thua lỗ không bảo toàn được vốn hoặc ảnh hưởng đến mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp, làm mất vốn góp của Nhà nước, nguyên nhân do buông lỏng quản lý nên cho vay và đầu tư tài chính không thu hồi được vốn, mất vốn; cán bộ chưa được đào tạo và có trình độ nghiệp vụ về hoạt động của các tổ chức tín dụng... Một số doanh nghiệp được thanh tra cho các doanh nghiệp khác vay vốn nhưng không có chức năng ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, điển hình trường hợp Công ty mẹ - Tập đoàn Cao su Việt Nam cho 6 doanh nghiệp vay số tiền là: 56.607 triệu đồng... Có doanh nghiệp không hạch toán hoặc hạch toán không chính xác kết quả kinh doanh của số vốn đầu tư ra ngoài doanh nghiệp.
54
- Về quản lý các khoản phải thu: việc đối chiếu đầy đủ nợ phải thu hoặc gửi bản xác nhận cho khách nợ xác nhận nợ chưa được các đơn vị thanh tra quan tâm thực hiện đúng. Tại Công ty mẹ - Tổng Công ty Xây dựng Công trình giao thông 1 khi Thanh tra Bộ Tài chính tiến hành thanh tra năm 2011 phát hiện hầu như không đối chiếu nợ phải thu của khách hàng thuộc các công trình đã thi công xong và nợ trả trước cho người bán…
- Về quản lý hàng tồn kho: một số đơn vị được thanh tra có lượng tồn kho thành phẩm lớn so với vốn điều lệ, làm ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Có đơn vị như Công ty TNHH MTV Thuốc lá Sài Gòn khi thanh tra phát hiện tồn kho cuối năm 2013 lên tới 217% vốn chủ sở hữu; Công ty TNHH MTV Thuốc lá Long An giá trị hàng tồn kho tại thời điểm 31/12/2013 bằng 161% vốn chủ sở hữu... Hàng tồn kho nhiều dễ dẫn đến mất phẩm chất, làm ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và hiệu quả sử dụng vốn.
- Về đầu tư xây dựng cơ bản: qua công tác thanh tra phát hiện các dự án đầu tư của các DNNN được thanh tra phần lớn đều chậm tiến độ, một số đơn vị sử dụng vốn vay để đầu tư chiếm tỷ lệ cao, do đó phải chiếm dụng nguồn vốn từ hoạt động sản xuất kinh doanh để bù đắp.
* Về thanh tra việc báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh:
Qua thanh tra nội dung này, các đoàn thanh tra thường phát hiện những dạng sai phạm sau:
- Về hạch toán doanh thu và thu nhập khác: phát hiện các DNNN có các sai phạm cụ thể như sau: Doanh nghiệp hạch toán thiếu doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh và thu nhập khác: trường hợp bán sản phẩm, hàng hoá cung ứng dịch vụ phát sinh trong kỳ được khách hàng chấp nhận doanh nghiệp chưa hạch toán doanh thu (kể cả trường hợp doanh nghiệp chưa viết hoá đơn bán hàng); doanh thu hoạt động xây lắp đối với các hạng mục đã
55
hoàn thành có phiếu giá công trình nhưng doanh nghiệp chưa hạch toán doanh thu; các khoản phí thu thêm ngoài giá bán doanh nghiệp được hưởng nhưng doanh nghiệp chưa hạch toán doanh thu; giá trị hàng hoá, sản phẩm biếu tặng, trao đổi hoặc tiêu dùng cho sản xuất nội bộ công ty; doanh thu thiếu do phản ánh không đúng như hóa đơn và hợp đồng. Doanh nghiệp hạch toán tăng không đúng doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh và thu nhập khác. Thường xảy ra nhiều đối với doanh nghiệp không đạt chỉ tiêu về doanh số bán hàng để xếp loại hạng doanh nghiệp hoặc kinh doanh thu lỗ nhằm dấu lỗ hoặc sản phẩm điều chuyển nội bộ nhưng nhằm mục đích trích vượt không đúng quỹ tiền lương.
Dạng sai phạm này làm ảnh hưởng đến việc xác định kết quả sản xuất kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp và số thuế phải nộp NSNN của doanh nghiệp. Ví dụ cuộc thanh tra tài chính tại Tổng công ty thuốc lá Việt Nam, Đoàn Thanh tra đã xác định được có 3/10 doanh nghiệp thuộc Tổng công ty thuốc lá Việt Nam hạch toán không đúng doanh thu và thu nhập khác số tiền 2.833 triệu đồng. Hoặc tại Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam, qua thanh tra đã phát hiện có 2/15 doanh nghiệp hạch toán tăng không đúng doanh thu và thu nhập khác số tiền 48.504 triệu đồng. Cuộc thanh tra tại Tổng Công ty xây dựng công trình giao thông 6 cũng đã phát hiện đơn vị hạch toán tăng không đúng doanh thu số tiền là 11.902 triệu đồng.
- Các sai phạm trong quản lý chi phí: Đây là dạng sai phạm rất phổ biến mà các DNNN thường gặp phải làm ảnh hưởng tới việc xác định kết quả sản xuất kinh doanh của DNNN và số thuế phải nộp NSNN, cụ thể: Hạch toán tăng không đúng chi phí khấu hao tài sản cố định, bao gồm: tỷ lệ trích không đúng; công trình đầu tư chưa hoàn thành chưa bàn giao đưa vào sử dụng đã thực hiện trích khấu hao; xác định nguyên giá để trích khấu hao tăng không đúng; tài sản cố định đã trích đủ khấu hao nhưng vẫn thực hiện trích khấu hao
56
không đúng vvv... Điển hình tại Tổng Công ty xây dựng công trình giao thông 6 đã phát hiện Công ty mẹ - Tổng Công ty hạch toán thiếu chi phí 19.028 triệu đồng chi phí khấu hao tài sản cố định. Hạch toán không đúng chi phí vật tư nguyên vật liệu do phản ánh không đúng giá nhập hoặc xác định không đúng phương pháp tính giá trị vật tư nguyên vật liệu xuất kho hoặc xác định giá vốn hàng hóa không đúng quy định. Quỹ tiền lương trích vượt không đúng như: đúng đơn giá tiền lương nhưng xác định các chỉ tiêu khác không đúng như việc tính lương trên doanh thu hoặc lợi nhuận hoặc giá thành sản phẩm không đúng. Một số trường hợp chi không có chứng từ hợp lý hợp lệ, hoặc chi vượt định mức.
- Về quản lý kết quả kinh doanh: Những sai phạm về hạch toán doanh thu; chi phí làm ảnh hưởng tới việc xác định kết quả kinh doanh của các DNNN. Đoàn Thanh tra công tác quản lý tài chính tại Tổng Công ty thuốc lá Việt Nam đã xác định có 5/10 doanh nghiệp được thanh tra hạch toán thiếu lợi nhuận năm 2013 với số tiền hơn 9.271 triệu đồng, nguyên nhân do hạch toán thiếu doanh thu và thu nhập khác; hạch toán chi phí không đúng. Hoặc tại cuộc thanh tra Công ty TNHH MTV Dầu khí TP Hồ Chí Minh, Thanh tra Bộ Tài chính đã xác định lại lợi nhuận tính thuế tăng so với Báo cáo tài chính của đơn vị số tiền 10.539 triệu đồng...
* Về thanh tra việc thực hiện nghĩa vụ với Ngân sách Nhà nước
Qua thanh tra nội dung này, Thanh tra Bộ Tài chính đã phát hiện nhiều dạng tồn tại, sai phạm. Trong đó, phải kể đến những các hành vi vi phạm của các DNNN thường gặp nhằm trốn thuế, bao gồm:
- Thuế giá trị gia tăng (GTGT):
Về thuế giá trị gia tăng đầu ra: các doanh nghiệp thường có các vi phạm như: Kê khai thiếu doanh thu tính thuế GTGT; Xác định sai hàng hoá dịch vụ chịu thuế và không chịu thuế dẫn đến việc phân bổ thuế đầu vào không đúng;
57
xác định không đúng đối tượng chịu thuế GTGT; Kê khai sót hoá đơn, lập hoá đơn bán hàng không đúng quy định; Xuất vật tư nhiên liệu bán hoặc cho đối tượng bên ngoài mượn không kê khai thuế GTGT đầu ra; Xác định sai thuế suất thuế GTGT đầu ra; Kê khai không đầy đủ doanh thu tính thuế, kê khai thấp hơn hoá đơn dẫn đến làm giảm số thuế đầu ra, giảm số thuế phải nộp, tăng số thuế được hoàn, được khấu trừ; Bán hàng hóa cho người tiêu dùng thường không xuất hóa đơn hoặc xuất hóa đơn ghi giá thanh toán thấp hơn giá thực tế thu tiền; Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây lắp, xây dựng ký hợp đồng thi công với chủ đầu tư theo phương thức có bao thầu nguyên vật liệu, nhưng khi xuất hoá đơn doanh nghiệp tách riêng phần giá trị máy móc, thiết bị hoặc tách riêng giá trị cát và kê khai thuế GTGT theo thuế suất thuế 5%, thay vì phải kê khai toàn bộ giá trị công trình theo thuế suất của hoạt động xây dựng là 10%...
Về Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ: các doanh nghiệp có sai phạm như: Khấu trừ thuế GTGT đầu vào của hàng hoá, dịch vụ không phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh; Không phân bổ hoặc phân bổ không đúng tỷ lệ thuế GTGT đầu vào được khấu trừ của hàng hóa, dịch vụ mua vào dùng chung cho hoạt động chịu thuế và không chịu thuế GTGT và hoạt động xuất khẩu do chưa đủ điều kiện hưởng thuế suất 0%; Không thực hiện điều chỉnh giảm thuế GTGT đầu vào đối với tài sản chuyển mục đích sử dụng từ phục vụ cho hoạt động chịu thuế GTGT sang phục vụ cho hoạt động không chịu thuế GTGT; Kê khai khấu trừ thuế GTGT hoá đơn bất hợp pháp; Kê khai trùng hóa đơn đầu vào; Không thực hiện điều chỉnh giảm thuế GTGT đầu vào tương ứng đối với giá trị lô hàng nhập khẩu bị hao hụt, tổn thất hoặc do điều chỉnh giảm giá, giảm lượng hàng hóa nhập khẩu; Kê khai khấu trừ thuế GTGT chưa đúng quy định của pháp luật về thuế
58
- Thuế Thu nhập doanh nghiệp (TNDN): các Đoàn Thanh tra đã phát hiện nhiều dạng sai phạm bao gồm:
Về Doanh thu tính thuế TNDN: Xác định thiếu doanh thu tính thuế, sai
niên độ làm giảm số thuế phải nộp hoặc tăng số được miễn, giảm trong kỳ; Để ngoài sổ sách kế toán doanh thu tính thuế TNDN có hành vi trốn thuế; Ghi nhận chưa đầy đủ doanh thu tính thuế; chưa ghi nhận các khoản thu nhập tài chính đối với khoản lãi chênh lệch tỷ giá đã thực hiện trong kỳ; Xác định doanh thu không đúng theo giá trị nghiệm thu thanh toán A-B trong hoạt động xây lắp, có các công trình xây dựng đã nghiệm thu đưa vào sử dụng nhưng chưa kê khai thuế kịp thời, không lập hóa đơn hoặc lập hóa đơn doanh thu thấp hơn thực tế thanh toán; Kê khai doanh thu chịu thuế không đầy đủ, trốn, giấu doanh thu bằng nhiều phương pháp tinh vi, thông đồng giữa bên mua và bên bán thông qua các hợp đồng mua bán, chứng từ thanh toán, giảm giá hàng bán ra nước ngoài... Chưa kê khai doanh thu đối với các khoản thu tiền chuyển quyền sử dụng đất khu dân cư, chuyển quyền sử dụng đất và chuyển quyền thuê đất khu công nghiệp, cụm công nghiệp; chưa kê khai giá vốn của hoạt động chuyển quyền sử dụng đất tương ứng với doanh thu phát sinh; Chưa hạch toán vào thu nhập các khoản tiền được bồi thường...
- Về chi phí: hạch toán vào chi phí các khoản chi phí không đúng quy
định khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN bao gồm: Kết chuyển toàn bộ chi phí sản xuất vào giá vốn hàng bán trong kỳ, không tương ứng với doanh thu thực tế phát sinh, không phân bổ chi phí sản xuất kinh doanh cho sản phẩm dở