4. Kết cấu luận văn
4.2.4. Đổi mới nội dung, phương pháp thanh tra, tăng cường thanh tra đánh giá hiệu
tra đánh giá hiệu quả và thẩm định dự thảo kết luận thanh tra
Thứ nhất, tập trung thanh tra toàn diện công tác quản lý tài chính đối
82
định kỳ 2 năm 1 lần; đối với các DNNN khác: hướng theo thanh tra chuyên đề nhằm phục vụ hiệu quả cho việc đánh giá chế độ chính sách quản lý tài chính. Căn cứ vào yêu cầu, nhiệm vụ cụ thể trong công tác quản lý để xác định được những lĩnh vực, những cuộc thanh tra mang tính chất trọng điểm, thực hiện thanh tra chuyên đề diện rộng để đánh giá việc thực hiện cơ chế quản lý tài chính mới như thanh tra việc chấp hành pháp luật về thuế, chống thất thu NSNN, thanh tra đánh giá hiệu quả sử dụng vốn; thanh tra việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí...
Thứ hai, để công tác thanh tra tài chính đối với DNNN đạt hiệu quả
cao, có tác dụng thiết thực trong công tác quản lý tài chính trong điều kiện Nhà nước không can thiệp trực tiếp vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, cần thiết phải đổi mới cả về nội dung, phương pháp thanh tra.
- Việc lựa chọn nội dung cho mỗi cuộc thanh tra đối với DNNN phải căn cứ vào tính chất, mục đích, yêu cầu của cuộc thanh tra và tình hình thực tế quản lý tại doanh nghiệp để có sự lựa chọn phù hợp. Đối với các DNNN tổ chức theo mô hình công ty mẹ - công ty con, phải xác định được diện và điểm của cuộc thanh tra từ đó có thể lựa chọn các đơn vị, đối tượng thanh tra trực tiếp; các đơn vị không thanh tra trực tiếp nhưng phải thu thập dữ liệu để phục vụ cho việc đánh giá, kết luận.
- Về phương pháp thanh tra: cần bám sát nội dung, đối tượng, thời kỳ và thời hạn thanh tra để áp dụng quy trình thanh tra phù hợp, các bước công việc phải được bố trí một cách khoa học và hợp lý. Ngay từ bước chuẩn bị cho cuộc thanh tra đến khâu chỉ đạo điều hành, thực hiện phải theo hướng phát huy hết công suất, thời gian cho công tác chuẩn bị và tiến hành thanh tra. Tổ chức, thực hiện đạt kết quả tốt nhất cho từng cuộc thanh tra: chọn đúng mục tiêu, đúng đối tượng, đúng nội dung, lựa chọn trưởng đoàn, thành viên đoàn thanh tra phù hợp, phát huy hết khả năng, thời gian phục vụ cho thanh
83
tra; tăng cường sự phối hợp giữa các thành viên trong đoàn thanh tra nhằm đạt hiệu quả cao nhất.
Thứ ba, về thẩm định dự thảo kết luận thanh tra, theo dõi, đôn đốc kiến
nghị thanh tra
- Các kết luận, kiến nghị của thanh tra đều phải dựa trên cơ sở các chứng cứ rõ ràng. Do đó, các đoàn thanh tra, các thành viên trong đoàn phải biết vận dụng, khai thác các quyền trong thanh tra nhằm thu thập đầy đủ chứng cứ, thẩm tra, xác minh rõ ràng từng nội dung công việc trong quá trình thanh tra. Đồng thời, báo cáo kết quả thanh tra phải rõ ràng, làm rõ bản chất, tính chất, mức độ, hậu quả, nguyên nhân và trách nhiệm của từng sự việc để người ra quyết định thanh tra có đầy đủ cơ sở trong việc kết luận thanh tra. Các kiến nghị phải chính xác, có căn cứ, cơ sở xác đáng, rõ người, rõ việc, tránh tình trạng né tránh, nhất là những vấn đề liên quan đến trách nhiệm cá nhân; các đề xuất, kiến nghị bổ sung, sửa đổi cơ chế, chính sách, pháp luật phải đầy đủ cơ sở, theo hướng tích cực, vừa đảm bảo quản lý hiệu quả, vừa dễ thực hiện để thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Các bước công việc này được thực hiện tốt sẽ góp phần rút ngắn thời gian tổng hợp, kết luận thanh tra, giúp cho công tác xử lý kết quả thanh tra, kiểm tra được chính xác, kịp thời, nghiêm minh, phát huy được hiệu lực, hiệu quả của công tác thanh tra.
Để người ra quyết định thanh tra ban hành Kết luận thanh tra đảm bảo tính khả thi, cần phân công bộ phận độc lập với Đoàn Thanh tra thực hiện thẩm định, đưa ý kiến về các nội dung dự thảo Kết luận thanh tra. Công tác thẩm định dự thảo Kết luận thanh tra là bước rà soát rất hiệu quả, khách quan, độc lập để giúp Kết luận thanh tra khi được ban hành sẽ không vướng mắc trong khâu tổ chức thực hiện. Đây cũng là giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thanh tra tài chính đối với các DNNN, tăng tỷ lệ số thu hồi nộp NSNNN qua kiến nghị thanh tra của Thanh tra Bộ Tài chính.
84
- Đồng thời, để kết luận thanh tra tài chính của Thanh tra Bộ Tài chính được thực hiện nghiêm thì rất cần tăng cường các biện pháp xử lý sau thanh tra. Xác định công tác xử lý sau thanh tra là một nhiệm vụ trọng tâm trong việc nâng cao hiệu quả thanh tra tài chính đối với các DNNN. Công tác theo dõi xử lý sau thanh tra phải đạt được mục đích yêu cầu sau: xác định chính xác số kiến nghị đối tượng chưa thực hiện, nguyên nhân, đề xuất biện pháp xử lý; xác định được phần việc, trách nhiệm của từng khâu, từng bộ phận chức năng trong cơ quan Thanh tra Bộ Tài chính trong công tác theo dõi đôn đốc xử lý sau thanh tra.
Bên cạnh đó, cần coi trọng công tác kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra, công việc này được thực hiện tốt sẽ có tác dụng thúc đẩy việc thực hiện các kết luận, kiến nghị thanh tra, nâng cao được hiệu lực, hiệu quả của thanh tra, đồng thời cũng giúp cho các đoàn thanh tra cũng như mỗi thành viên trong đoàn nâng cao ý thức, trách nhiệm trong quá trình thanh tra, đưa ra những kết luận, kiến nghị đúng đắn và mang tính khả thi.