4. Kết cấu luận văn
1.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động thanh tra tài chính của Thanh tra
Thanh tra Bộ Tài chính đối với DNNN
- Thể chế chính sách: Hoạt động thanh tra tài chính phải dựa trên cơ sở
pháp luật, tuân thủ pháp luật, đảm bảo chính xác, khách quan, trung thực, dân chủ. Thể chế chính sách càng chặt chẽ, rõ ràng, minh bạch thì kết quả thanh tra tài chính càng được đảm bảo trung thực, chính xác và có chất lượng tốt. Nếu như các chính sách, chế độ tài chính của Nhà nước quy định không chặt chẽ, không phù hợp với thực tiễn... khi thanh tra, việc quy trách nhiệm sẽ là thực hiện sai so với chính sách, chế độ nhưng tính khả thi sẽ kém vì theo yêu cầu của thực tế việc thực hiện của các công ty không phải là sai phạm lớn...
- Tổ chức bộ máy: Thực tế, do số lượng đối tượng thanh tra tài chính rất
lớn, trong khi lực lượng thanh tra tài chính có hạn dẫn đến công tác thanh tra không bao quát hết, năng lực thanh tra, kiểm tra, giám sát đối với đối tượng thanh tra hạn chế. Ở đây nhấn mạnh đến năng lực tổ chức, quản lý vận hành một bộ máy nhân sự và công tác chỉ đạo, điều hành hoạt động của cơ quan Thanh tra Bộ Tài chính càng hiệu quả thì sẽ càng giúp các kênh thông tin thông suốt, kịp thời từ đó đạt được sự phối hợp hiệu quả trong thực hiện công tác thanh tra.
28
Sơ đồ 2.1: Quy trình thực hiện công việc cuộc thanh tra tài chính DNNN Chuẩn bị thanh tra
Thực hiện thanh tra
Kết thúc thanh tra
Xử lý sau thanh tra
Lập kế hoạch cho cuộc thanh tra
Ban hành Quyết định thanh tra
Gửi Quyết định thanh tra
Công bố Quyết định thanh tra
Thực hiện thanh tra tại đơn vị
Lập Biên bản thanh tra
Báo cáo kết quả thanh tra
Dự thảo Kết luận thanh tra
Kết luận thanh tra và lưu hành Kết luận
Bàn giao hồ sơ tài liệu đoàn thanh tra
29
- Lực lượng cán bộ, công chức thanh tra tài chính: Đây là nhân tố
mang tính quyết định đến hiệu quả hoạt động thanh tra tài chính. Người làm công tác thanh tra tài chính không có sự liêm chính thì sẽ rất có thể làm ngơ hoặc tiếp tay cho các sai phạm, làm suy yếu tính nghiêm minh của pháp luật. Người làm công tác thanh tra tài chính có phẩm chất tốt nhưng năng lực thực hiện công vụ yếu kém, không am hiểu chính sách, chế độ tài chính; không cập nhật các kiến thức kinh tế... sẽ không phát hiện được những sai phạm ngày càng tinh vi, có tổ chức của các đối tượng được thanh tra.
Ở một khía cạnh khác, khi nhìn nhận năng lực cán bộ thanh tra tài chính với vai trò phát hiện, kiến nghị những quy định, chính sách chế độ không hợp lý với các cấp lãnh đạo, người thanh tra nếu không có năng lực, tính linh hoạt nhất định sẽ là một lực lượng kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế. Sự gượng ép, cứng nhắc trong hoạt động nghiệp vụ trên cơ sở các qui định của pháp luật (thường không theo kịp yêu cầu của phát triển kinh tế) mà cán bộ công chức thanh tra không nhận thấy mà chỉ qui trách nhiệm thật sự là bước cản đối với sự phát triển...
Cuối cùng, cán bộ công chức thanh tra tài chính làm tốt cần phải có chế độ đãi ngộ nhất định, kịp thời. Các nước trên thế giới, cán bộ công chức thanh tra có rất nhiều đãi ngộ để phục vụ mục đích dưỡng liêm, đào tạo, bồi dưỡng... Sự đãi ngộ đi đôi với trách nhiệm lớn là một phương cách giúp cho hoạt động thanh tra tài chính hiệu quả.
- Cơ sở vật chất, kỹ thuật hỗ trợ cho hoạt động thanh tra tài chính: Bên
cạnh yếu tố con người, các cơ sở vật chất kỹ thuật cũng hỗ trợ một phần cho hoạt động thanh tra tài chính. Việc lưu trữ, tìm kiếm, xử lý thông tin từ các máy tính giúp cho cán bộ thanh tra không mất nhiều thời gian. Đặc biệt trong thời đại thông tin hiện nay, hầu hết các lĩnh vực đã được áp dụng công nghệ thông tin, với khối lượng thông tin lớn, thời gian thanh tra rút ngắn phải nâng
30
cao năng suất, hiệu quả công việc... cần phải có hỗ trợ của thông tin điện tử trong lưu trữ, xử lý thông tin đáp ứng yêu cầu của các cấp quản lý.