Xây dựng và thực hiện cơ chế phối hợp trong công tác thanh tra với các cơ

Một phần của tài liệu Hoạt động thanh tra tài chính đối với các doanh nghiệp nhà nước của thanh tra bộ tài chính (Trang 84 - 87)

4. Kết cấu luận văn

4.2.1.Xây dựng và thực hiện cơ chế phối hợp trong công tác thanh tra với các cơ

tra với các cơ quan có liên quan, các đơn vị thuộc Bộ Tài chính

Việc phối hợp đồng bộ, có hiệu quả với các cơ quan có liên quan, các đơn vị thuộc Bộ Tài chính có chức năng quản lý tài chính đối với các DNNN

75

sẽ trợ giúp rất lớn cho công tác thanh tra tài chính đối với các DNNN của Thanh tra Bộ Tài chính. Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị, Thanh tra Bộ Tài chính cần phối hợp với các cơ quan, đơn vị sau:

- Xây dựng và ban hành Quy chế phối hợp giữa Thanh tra Bộ Tài chính với các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Tài chính

Quy chế sẽ quy định rõ trách nhiệm của các đơn vị trong việc cung cấp thông tin liên quan đến hoạt động của các DNNN, bao gồm:

+ Cục Tài chính doanh nghiệp cung cấp cho Thanh tra Bộ Tài chính dữ liệu, thông tin tổng thể về các Tập đoàn, Tổng Công ty và các DNNN: các Báo cáo giám sát tài chính, Báo cáo đánh giá kết quả, xếp loại doanh nghiệp...

+ Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan cung cấp thông tin cho Thanh tra Bộ Tài chính các dữ liệu về người nộp thuế là các DNNN định kỳ và đột xuất theo yêu cầu của Thanh tra Bộ Tài chính

+ Các đơn vị liên quan (Vụ Pháp chế, Vụ NSNN, Vụ Hành chính sự nghiệp, Cục Quản lý giá...) cung cấp các thông tin liên quan đến DNNN; phối hợp tham gia ý kiến xử lý vướng mắc phát sinh trong quá trình thanh tra đối với các DNNN.

Đồng thời, Quy chế cần quy định rõ hình thức, thời gian và cách thức trao đổi, cung cấp thông tin để đảm bảo thực hiện có hiệu quả công tác phối hợp trong thực tiễn.

- Xây dựng và ban hành Thông tư liên tịch giữa Bộ Tài chính - Thanh tra Chính phủ - Kiểm toán Nhà nước quy định về mối quan hệ phối hợp trong hoạt động thanh tra, kiểm toán đối với các DNNN

Thông tư liên tịch phân định trách nhiệm của từng cơ quan trong công tác thanh tra, kiểm toán đối với các DNNN để tránh chồng chéo, trùng lắp ngay từ khi lập kế hoạch thanh tra. Thực hiện nguyên tắc thông báo giữa các cơ quan về kế hoạch thanh tra, kiểm toán đã được phê duyệt. Tại Thông tư

76

liên tịch cũng sẽ có những quy định cụ thể để xác định nguyên tắc xử lý trùng lắp trong quá trình thực hiện thanh tra, kiểm toán đối với các DNNN: xác định cơ quan sẽ tiến hành thanh tra, kiểm toán và thông báo kết quả với cơ quan liên quan.

Tăng cường phối hợp với các cơ quan liên quan

Cần đẩy mạnh sự phối hợp đồng bộ của Thanh tra Bộ Tài chính với các cơ quan ban ngành khác trong việc thực hiện thanh tra đối với các DNNN. Thanh tra Bộ Tài chính cần sớm nghiên cứu phối hợp với các cơ quan ban ngành khác: tổ chức tín dụng, công an và các cơ quan có liên quan trong việc cung cấp tài liệu, thông tin có liên quan đến DNNN nhằm phục vụ cho công tác thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật, kịp thời ngăn chặn các hành vi vi phạm về tài chính, cụ thể:

- Đối với Cơ quan công an: Thanh tra Bộ Tài chính phối hợp với cơ quan công an phát hiện kịp thời, xử lý nghiêm minh các vụ vi phạm pháp luật trong quản lý tài chính có dấu hiệu tội phạm. Các trường hợp vi phạm nghiêm trọng trong quản lý tài chính cần phải điều tra làm rõ thì Thanh tra Bộ Tài chính cần chuyển hồ sơ sang cơ quan công an để tiến hành điều tra, phối hợp xử lý.

- Đối với Kho bạc Nhà nước và Ngân hàng: Phối hợp trong việc xác định thông tin, dữ liệu các chỉ tiêu tài chính của DNNN; phối hợp thực hiện phong tỏa tài khoản khi đối tượng thanh tra có vi phạm; bảo đảm thực hiện các kiến nghị thanh tra khi xử lý tài chính.

- Đối với Cơ quan chủ quản DNNN: cung cấp thông tin về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, hiệu quả đầu tư vốn của DNNN trực thuộc; phối hợp thực hiện các kiến nghị, xử lý sau thanh tra.

77

Một phần của tài liệu Hoạt động thanh tra tài chính đối với các doanh nghiệp nhà nước của thanh tra bộ tài chính (Trang 84 - 87)