Nguyên nhân của những tồn tại

Một phần của tài liệu Hoạt động thanh tra tài chính đối với các doanh nghiệp nhà nước của thanh tra bộ tài chính (Trang 79 - 84)

4. Kết cấu luận văn

3.3.3.Nguyên nhân của những tồn tại

Thứ nhất, cơ sở dữ liệu về DNNN của Thanh tra Bộ Tài chính còn

70

Trong những năm gần đây, mặc dù Thanh tra Bộ Tài chính đã chú trọng hơn trong việc cập nhật, xây dựng dữ liệu về các DNNN để phục vụ cho công tác xây dựng kế hoạch thanh tra hàng năm. Tuy nhiên, dữ liệu mới chỉ dừng lại ở việc cập nhật tình hình thanh tra, kiểm toán đối với các DNNN trong khoảng thời gian 10 năm gần đây.

Hiện nay, Thanh tra Bộ Tài chính chưa xây dựng và hình thành được cơ sở dữ liệu về tình hình tài chính của các DNNN. Do vậy, việc nắm bắt tình hình tài chính các DNNN chưa được cập nhật khi lập kế hoạch thanh tra hàng năm; Khi tiến hành thanh tra theo kế hoạch đã được duyệt mới tiến hành khảo sát đối với đối tượng thanh tra. Do đó, khi khảo sát mới phát hiện việc đơn vị nằm trong kế hoạch thanh tra đang tiến hành cổ phần hoá dẫn đến bỏ kế hoạch thanh tra đã lựa chọn.

Mặt khác, việc phối hợp, khai thác chia sẻ thông tin, dữ liệu của DNNN giữa Thanh tra Bộ Tài chính với các cơ quan, đơn vị liên quan trong Bộ Tài chính còn chưa được thực hiện hiệu quả. Hiện nay, các cơ quan quản lý thuế, hải quan đều đã có hệ thống cơ sở dữ liệu về người nộp thuế, trong đó có dữ liệu của các DNNN. Tuy nhiên, Thanh tra Bộ Tài chính chưa có thẩm quyền khai thác, sử dụng dữ liệu của các đơn vị trực thuộc của Bộ Tài chính để phục vụ cho công tác thanh tra tài chính.

Do không có cơ sở dữ liệu về các DNNN nên việc xây dựng kế hoạch thanh tra của Thanh tra Bộ Tài chính không thể áp dụng được việc phân tích, đánh giá rủi ro khi lựa chọn đối tượng thanh tra; việc lựa chọn đối tượng thanh tra do vậy phụ thuộc vào cảm tính, chủ quan của cán bộ lập kế hoạch thanh tra hàng năm.

Thứ hai, về quy trình nghiệp vụ, phương pháp thanh tra đối với DNNN

- Hiện nay Thanh tra Bộ Tài chính chưa đề ra được quy trình thanh tra riêng đối với DNNN. Do đó, trong quá trình thanh tra cán bộ thanh tra chưa

71

xác định được nội dung trọng tâm, trọng điểm, những vấn đề cần đi sâu xem xét, đánh giá. Chính vì vậy việc thanh tra DNNN chưa đạt hiệu quả cao.

Các vấn đề tập trung khi thanh tra DNNN chưa đề cập một cách đầy đủ hay đặt thành vấn đề trọng tâm nên các phát hiện chưa nhiều, vai trò, tác dụng của thanh tra tài chính đối với DNNN chưa cao.

- Thanh tra theo chuyên đề, tập trung đánh giá hiệu quả chính sách quản lý tài chính đối với các DNNN chưa được quan tâm, chú trọng đúng mức. Do vậy, kiến nghị bổ sung, sửa đổi chế độ chính sách cho phù hợp, góp phần bảo toàn và phát triển vốn nhà nước tại DNNN chưa hiệu quả.

- Còn thiếu bộ phận chuyên trách giúp thẩm định các kết luận thanh tra công tác quản lý tài chính tại các DNNN trước khi ban hành kết luận để đảm bảo kết luận có tính khả thi, nâng cao hiệu quả thực hiện kiến nghị thanh tra.

Thứ ba, thời gian qua, Thanh tra Bộ Tài chính chưa áp dụng các tiêu

chí định tính và định lượng để đánh giá hiệu quả cuộc thanh tra tài chính đối với các DNNN như tiêu chí: chi phí thanh tra bình quân một cuộc thanh tra, thời gian bình quân thanh tra một cuộc thanh tra, số nhân lực thanh tra bình

quân một cuộc thanh tra...

Số liệu thống kê, báo cáo tổng kết của Thanh tra Bộ Tài chính mới chỉ dừng lại ở việc tổng hợp tổng số kiến nghị qua thanh tra, tỷ lệ hoàn thành kế hoạch thanh tra năm về số lượng cuộc thanh tra. Việc chưa đưa vào áp dụng các tiêu chí đánh giá hiệu quả cho thấy hoạt động thanh tra tài chính của Thanh tra Bộ Tài chính chưa được đánh giá theo khía cạnh hiệu quả, mới chỉ dừng lại ở mặt số lượng DNNN được thanh tra. Do chưa thống kê, tính toán được riêng chi phí thanh tra nên chưa tính được chỉ tiêu chi phí thanh tra bình quân một doanh nghiệp, thời gian thanh tra bình quân một doanh nghiệp, ... nên thiếu cơ sở để đánh giá được toàn diện tính hiệu quả của thanh tra tài chính đối với DNNN.

72

Thứ tư, chưa có quy chế phối hợp công tác giữa Thanh tra Bộ Tài

chính với các cơ quan thanh tra, kiểm toán

Công tác phối hợp giữa Thanh tra Bộ Tài chính với Kiểm toán Nhà nước, Thanh tra Chính phủ, Thanh tra Bộ Xây dựng, Thanh tra Bộ Giao thông vận tải... còn chưa hiệu quả. Hiện nay, việc phối hợp mới chỉ dừng ở việc Thanh tra Bộ Tài chính chủ động mời các đơn vị họp để rà soát, tránh chồng chéo, trùng lắp. Tuy nhiên, việc chia sẻ thông tin, xây dựng nguyên tắc phân định nhiệm vụ thanh tra, kiểm toán các DNNN thực hiện hàng năm chưa được thực hiện.

Do vậy, dẫn đến việc chồng chéo, trùng lắp trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch thanh tra hàng năm của Thanh tra Bộ Tài chính.

Bên cạnh đó, Thanh tra Bộ Tài chính còn chưa xây dựng và ban hành được Quy chế phối hợp công tác với các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Tài chính để huy động nhân sự tham gia các cuộc thanh tra chuyên đề, diện rộng. Phối hợp trong việc tham gia ý kiến xử lý các vướng mắc phát sinh trong quá trình ban hành Kết luận thanh tra, xử lý sau thanh tra.

Thứ năm, lực lượng cán bộ chưa tương xứng với khối lượng công việc

Lực lượng cán bộ trực tiếp làm công tác tài chính đối với các DNNN tại Thanh tra Bộ Tài chính như hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ công tác. Số lượng cán bộ của Phòng Thanh tra Tài chính doanh nghiệp của Thanh tra Bộ Tài chính chỉ đủ để thành lập 01 Đoàn Thanh tra tại một thời điểm nhất định. Trong khi thời gian thực hiện và hoàn thành 1 cuộc thanh tra đối với DNNN trung bình từ 2-3 tháng. Do vậy, trong 1 năm, Thanh tra Bộ Tài chính chỉ có thể triển khai tối đa từ 5-6 cuộc thanh tra tài chính đối với các DNNN. Trong khi đó, số lượng các DNNN hiện nay vẫn còn rất lớn, bao gồm cả các DNNN ở Trung ương và địa phương. Với số lượng cán bộ như hiện tại, Thanh tra Bộ Tài chính sẽ không thể tăng thêm được số lượng các đoàn thanh tra tài chính đối với các DNNN hàng năm.

73 CHƯƠNG 4

MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG THANH TRA TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI CÁC DNNN CỦA THANH TRA BỘ TÀI CHÍNH

4.1. Quan điểm, mục tiêu hoạt động thanh tra tài chính đối với các DNNN của Thanh tra Bộ Tài chính

Hiện nay, cơ chế quản lý tài chính đối với doanh nghiệp nói chung và DNNN nói riêng luôn có những thay đổi để đáp ứng kịp thời yêu cầu công tác quản lý. Trong lĩnh vực tài chính, Nhà nước điều chỉnh doanh nghiệp thông qua các luật, mà trực tiếp nhất là luật doanh nghiệp, các luật thuế và một số luật chuyên ngành khác. Tuy nhiên, để bảo đảm sự tuân thủ pháp luật của các DNNN, nhằm tránh thất thoát vốn, tài sản của Nhà nước tại các DNNN cũng như bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các chủ thể liên quan tới hoạt động của doanh nghiệp, việc tăng cường công tác thanh tra tài chính đối với DNNN là yêu cầu thiết yếu đặt ra đối với cơ quan quản lý tài chính nhà nước nói chung và Thanh tra Bộ Tài chính nói riêng. Thanh tra tài chính đối với các DNNN phải đảm bảo thực hiện theo các quan điểm và mục tiêu sau:

- Hoạt động thanh tra phải bám sát các chủ trương, đường lối, chính sách và yêu cầu quản lý tài chính của nhà nước đối với doanh nghiệp theo một khung khổ chung, thống nhất từ trung ương tới địa phương; phải chỉ rõ được trong việc chấp hành pháp luật về tài chính của doanh nghiệp, khâu nào đã được thực hiện tốt, khâu nào còn yếu kém cần củng cố, khắc phục để phục vụ yêu cầu quản lý. Từ đó, cung cấp những thông tin giúp cho các cấp quản lý đánh giá đúng thực trạng hoạt động của các DNNN trên từng địa bàn, những khó khăn cần tháo gỡ và những vấn đề mới nảy sinh trong thực tiễn để có những sự điều chỉnh, quyết sách quản lý thích ứng với thực tế.

- Hoạt động thanh tra tài chính đối với DNNN phải nhằm mục tiêu góp phần làm lành mạnh hoạt động tài chính của doanh nghiệp, hơn nữa còn nhằm giúp doanh nghiệp điều chỉnh sai sót, nâng cao hiệu quả quản lý vốn NSNN. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

74

Thông qua hoạt động thanh tra tài chính để đưa việc chấp hành các quy định pháp luật về tài chính của doanh nghiệp theo hướng có kỷ cương, kỷ luật, công khai, minh bạch, tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị hoạt động trong điều kiện kinh tế thị trường. Để đạt được mục tiêu này, hoạt động thanh tra tài chính cần phải đổi mới phương thức hoạt động, lấy công tác giám sát là nhiệm vụ thường xuyên, qua đó nắm được tình hình chấp hành pháp luật về tài chính của các DNNN, nhận định tốt những vấn đề gì đang khúc mắc cần tháo gỡ, đồng thời phát hiện những chính sách của Nhà nước còn bất cập, sơ hở để kiến nghị các cơ quan chức năng sửa đổi.

- Hoạt động thanh tra tài chính đối với các DNNN phải nhằm mục tiêu ngăn chặn, phòng ngừa các hành vi tiêu cực, tham nhũng, làm thất thu NSNN, làm thất thoát tài sản, tiền vốn của Nhà nước; phát hiện và ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật trong quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; phải có những biện pháp khắc phục và xử lý thích đáng đối với các hành vi vi phạm, có tác dụng ngăn ngừa các sai phạm, đưa việc chấp hành pháp luật về tài chính của doanh nghiệp vào nề nếp, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội.

- Thông qua công tác thanh tra tài chính để phát hiện được những nhân tố mới, tích cực, những cách làm hay nhằm góp phần hoàn thiện hệ thống quản lý, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý kinh tế - tài chính; bảo vệ vốn và tài sản nhà nước và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể

liên quan.

Một phần của tài liệu Hoạt động thanh tra tài chính đối với các doanh nghiệp nhà nước của thanh tra bộ tài chính (Trang 79 - 84)