Bảng 3.3 Tình hình tín dụng tại PVcomBank – chi nhánh Cần Thơ giai đoạn 2011 – 6/2014 ĐVT : Triệu đồng Danh mục Năm 2012 - 2011 2013 - 2012 2011 2012 2013 6 - 2014 Số tiền (%) Số tiền (%) DS cho vay 715.549 761.599 776.365 588.057 46.050 6,4 14.766 1,9 DS thu nợ 706.840 611.271 525.324 462.098 (95.569) (13,5) (85.947) (14,1) Dƣ nợ 834.220 984.927 1.235.589 1.361.548 150.707 18,1 250.662 25,4 Nợ xấu 11.214 16.456 15.344 14.964 5.242 46,7 (1.112) (6.8)
Nguồn: Phòng tín dụng tại PVcomBank – chi nhánh Cần Thơ
Đây là hoạt động mang lại lợi nhuận nhiều nhất cho ngân hàng và thông qua hoạt động tín dụng sẽ giúp ngân hàng thực hiện chức năng trung gian tài chính của mình qua đó góp phần phát triển kinh tế ở địa phƣơng.
- Doanh số cho vay: đều tăng qua các năm từ 715.549 triệu đồng năm 2011 tăng lên 776.365 triệu đồng năm 2013.
Đạt đƣợc kết quả trên là do ngân hàng không ngừng cải thiện quy trình cho vay tạo thuận lợi hơn cho khách hàng, đồng thời thực hiện chủ trƣơng tăng cƣờng hỗ trợ phát triển kinh tế trên địa bàn.
Trong năm 2014 mục tiêu của ngân hàng đạt 931.638 triệu đồng (tăng 20% so với năm 2013). Với 6 tháng đầu năm 2014 ngân hàng đạt đƣợc doanh số cho vay 588.057 triệu đồng (chiếm 63,1% chỉ trong 6 tháng đầu năm). Cũng với những nổ lực mà tất cả các cán bộ tại PVcomBank – Cần Thơ đã và đang thực hiện, trong 6 tháng cuối năm chắc chắn ngân hàng sẽ vƣợt đƣợc chỉ tiêu đề ra.
- Doanh số thu nợ: nhìn chung doanh số thu nợ của PVcomBank – Cần Thơ khá cao là do khách hàng đã sử dụng vốn vay đúng mục đích, sinh lời nên khả năng trả nợ cao. Tuy nhiên có sự sụt giảm dần qua từng năm, năm 2011 là 706.840 triệu đồng sang năm 2012 giảm còn 611.271 triệu đồng, 2013 tiếp tục giảm ở mức 525.324 triệu đồng và 6 tháng đầu năm 2014 đạt 462.098 triệu đồng.
Thời qua ngân hàng đã tăng cƣờng công tác thu hồi nợ với việc CBTD thƣờng xuyên xuống địa bàn theo dõi quá trình sản xuất kinh doanh của khách hàng và đôn đốc khách hàng trả nợ cho ngân hàng theo thời hạn.
Tuy nhiên còn một số tổ chức ngành nghề kinh tế nhƣ sản xuất kinh doanh, thƣơng mại, dịch vụ,… chƣa thích ứng kịp thời với sự hội nhập nên hoạt động kinh doanh chƣa hiệu quả.
- Dự nợ: Dƣ nợ tại ngân hàng đều tăng qua các năm. Đây là kết quả của sự vận động giữa dƣ nợ năm trƣớc với doanh số cho vay và doanh số thu nợ trong năm nó phản ánh số tiền mà ngân hàng đang cho khách hàng vay đến một thời điểm nhất định.
Cùng với yêu cầu đề ra tại PVcomBank – chi nhánh Cần Thơ trong năm 2014, tín dụng ngân hàng phải đạt mức tăng trƣởng 12% so với năm 2013. Trong 6 tháng đầu năm 2014 tăng trƣởng tín dụng đạt 10,2%, đây là một điều đáng mừng cho PVcomBank – Cần Thơ, trong khi chỉ tiêu này ở một số ngân hàng chỉ đạt mức 5% - 6%. Nổ lực trong 6 tháng cuối năm để hoàn thiện mục tiêu đề ra, ngân hàng áp dụng các chính sách thu hút khách bằng các chƣơng trình: “Click nhanh tay – nhận ngay tiền thưởng”, PVcomBank – Cần Thơ triển khai sản phẩm mới “Tiết kiệm tích lũy” và chƣơng trình khuyến mại “Tích lũy hôm nay – Quà tặng trao tay”, hay vay mua ô tô và nhà với lãi suất cực thấp chỉ từ 6%/năm.Và có nhiều chƣơng trình ƣu đãi tín dụng Khách hàng doanh nghiệp tại PVcomBank – Cần Thơ.
Theo quy luật thị trƣờng, tín dụng thƣờng tăng trƣởng rất mạnh và nhanh trong những tháng cuối năm cùng với các giải pháp hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp và cá nhân tại PVcomBank – Cần Thơ. Nhƣ vậy với tốc độ tăng trƣởng cùng với các kế hoạch triển khai nêu trên. PVcomBank – Cần Thơ sẽ rất có thể vƣợt chỉ tiêu tăng trƣởng tín dụng đề ra.
- Nợ xấu: Bất kỳ một tổ chức tín dụng nào dù thừa vốn hay thiếu vốn, khi tiến hành cấp tín dụng đều mong muốn thu đƣợc nợ và lãi đúng hạn. Khi đó nghiệp vụ cấp tín dụng mới đƣợc xem là hoàn tất và tổ chức mới đạt đƣợc mục đích của mình là tạo ra lợi nhuận từ cấp tín dụng. Khi phát sinh nợ xấu cũng đồng nghĩa với khoản vay của chi nhánh gặp rủi ro.
Nhìn chung, nợ xấu tại PVcomBank có nhiều biến động qua các năm trong đó năm 2012 tỷ lệ này tăng mạnh đến 16.456 triệu đồng trong khi năm 2011 là 11.214 triệu đồng, đến năm 2013 tỷ lệ này giảm nhẹ xuống ở con số 15.344 triệu đồng.
Nguyên nhân của sự tăng mạnh vào năm 2012 là do trong giai đoạn này tình hình kinh tế trên địa bàn thành phố gặp nhiều khó khăn do ảnh hƣởng của
suy thoái kinh tế, tình trạng lạm phát cao, giá cả tăng cao,… ảnh hƣởng đến kết quả sản xuất kinh doanh và khả năng trả nợ ngân hàng của khách hàng. Tuy nhiên ngân hàng luôn có những công tác, nổ lực để giảm tỷ lệ này và đạt đƣợc kết quả khả quan trong những năm về sau.
Trong 6 tháng đầu năm 2014, nợ xấu tăng rất cao là do hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, cá nhân trên địa bàn vẫn còn khó khăn, cho nên đến hạn trả nợ nhiều doanh nghiệp không có khả năng trả nợ, dẫn đến số nợ xấu tăng lên trong khi khả năng tín dụng mở rộng còn hạn chế do sức hấp thụ vốn của nền kinh tế trên địa bàn còn hạn chế.
Một nguyên nhân khác, đó là vừa qua NHNN đã ban hành thông tƣ 09 về phân loại nợ cũng nhƣ quy định trích lập dự phòng rủi ro đối với nợ xấu. Mặc dù Thông tƣ này cho phép tiếp tục thực hiện cơ cấu lại nợ và giữ nguyên nhóm nợ theo Quyết địnhh 780 ban hành từ năm 2012, tức là cho thực hiện tới 4/2015, nhƣng Thông tƣ có những quy định theo hƣớng chặt chẽ để đảm bảo quá trình cơ cấu lại thời hạn trả nợ không bị lạm dụng. Theo quy định này, các TCTD phải có quy trình nội bộ để kiểm soát quá trình cơ cấu lại thời hạn trả nợ, báo cáo NHNN trƣờng hợp cần thiết… Trong thông tƣ này, phạm vi phân loại nợ cũng rộng hơn trƣớc, bao gồm cả phạm vi đầu tƣ vào trái phiếu doanh nghiệp. Cho nên, nhìn vào mặt tử số là nợ xấu thì hoạt động sản xuất kinh doanh còn khó khăn, trong khi dƣ nợ tín dụng khó mở rộng do điều kiện sức hấp thụ vốn của nền kinh tế còn thấp.
Trong khi đó ngân hàng đề ra mục tiêu trong năm 2014 là kiểm soát nợ xấu trên tổng dƣ nợ đến cuối năm 2014 là dƣới 4%, và trong 6 tháng đầu năm chỉ tiêu này ở mức 1,09% để giảm đƣợc chỉ tiêu này ngân hàng đã và đang cân nhắc duy trì thực hiện một trong những biện pháp sau trong những tháng cuối năm 2014: chủ động tăng mức trích lập dự phòng các khoản nợ xấu, chấp nhận giảm lợi nhuận hoặc thua lỗ. Việc làm này sẽ giúp ngân hàng nhanh chóng bù đắp tổn thất, giảm số thuế thu nhập doanh nghiệp. Đồng thời có thể giảm quỹ lƣơng nhƣng làm tăng khả năng tài chính nội tại của ngân hàng.
- Chuyển nợ xấu trở thành cổ phần. Đồng thời, chuyển vị thế chủ nợ của PVcomBank – Cần Thơ thành cổ đông nếu nhận thấy sau tái cấu trúc doanh nghiệp, công ty có khả năng tồn tại và phát triển, việc làm này không những cứu đƣợc doanh nghiệp làm ăn thua lỗ trên địa bàn khỏi nguy cơ giải thể phá sản mà còn bảo toàn đƣợc nguồn vốn cho ngân hàng.
- Bán nợ xấu cho các tổ chức có khả năng mua – bán nợ chuyên nghiệp, đây là phƣơng án xử lý nợ xấu nhanh nhất để ngân hàng thu hồi một phần vốn phục vụ nhu cầu kinh doanh của mình.
- Đánh giá lại chất lƣợng và khả năng thu hồi của các khoản nợ để có biện pháp xử lý thích hợp.
- Tăng cƣờng trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý nợ xấu. - Tiếp tục cơ cấu lại nợ.
- Tiếp tục hỗ trợ vốn để khách hàng tiếp tục khắc phục khó khăn và phục hồi
- Bổ sung và hoàn thiện hồ sơ pháp lý tài sản đảm bảo - Thu nợ và xử lý tài sản đảm bảo
- Hoán đổi nợ thành vốn
- Kiểm soát chặt chẽ và giảm chi phí hoạt động - Hạn chế nợ xấu phát sinh trong tƣơng lai.