Để đạt đƣợc doanh số cho vay trong năm 2014 nhƣ mục tiêu đề ra là tăng 20% so với năm 2013, tức đạt khoảng 931.638 triệu đồng. Đội ngũ cán bộ thẩm định và cho vay tại PVcomBank – Cần Thơ sẽ phải rất nỗ lực trong công tác tìm kiếm khách hàng và hạn chế rủi ro nhất cho Ngân hàng bằng những biện pháp sau:
- Chú trọng lựa chọn lĩnh vực đầu tƣ mang tính mũi nhọn, đột phá, có ý nghĩa đến dịch chuyển cơ cấu kinh tế địa phƣơng của vùng và của từng ngành nghề nhƣ: công nghiệp, thủy sản, nông nghiệp,…
- Xây dựng phƣơng thức cho vay đáp ứng các yêu cầu: các khoản tín dụng phải đáng tin cậy và có khả năng thu hồi vốn..
- Cán bộ ngân hàng phải thƣờng xuyên theo dõi tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng, nhằm tránh tình trạng khách hàng sử dụng vốn vay không đúng mục đích xin vay.
- Để hạn chế đƣợc rủi ro đến mức thấp nhất do khách hàng phải quản lý một số tiền lớn trong thời gian đầu vụ sản xuất, dễ dẫn đến tình trạng khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, ngân hàng nên thực hiện giải ngân theo tiến độ dự án sản xuất. Ví dụ nhƣ: Trong nông nghiệp gồm xuống giống, bón phân, làm đồng… Kiên quyết từ chối các phƣơng án, dự án vay vốn kém hiệu quả, tiềm ẩn rủi ro cao, nhất là các trƣờng hợp khách hàng chỉ kinh doanh chạy theo phong trào trong khi kinh nghiệm không có, mức vốn tự có thấp hơn nhiều so với vốn vay, đầu ra sản phẩm không chắc chắn.
Ngân hàng không nên xem giá trị tài sản, việc thế chấp tài sản là yếu tố quyết định cho vay hay không cho vay, mà cần xem xét mục đích vay có mang lại hiệu qur không. Đặc biệt cần xem tính hợp pháp của tài sản thế chấp, các quyền của ngƣời vay, tinh thần trách nhiệm của thành viên có liên quan đối với tài sản thế chấp. Bởi vì, yếu tố tài sản thế chấp chỉ là biện pháp cuối cùng để xử lý các khoản nợ vay khó đòi, còn nguồn trả nợ chính là khoản lợi nhuận thu về từ hiệu quả kinh doanh cảu phƣơng án đề ra, sự sẵn lòng trả nợ mới là yếu tố quyết định khả năng thu hồi vốn của ngân hàng.